Bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh ngậm ngùi ôm bệnh về quê

Hoàng Bin |

Thiếu thuốc và vật tư y tế đang là vấn đề nhức nhối ở tỉnh Quảng Nam. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế, bệnh nhân phải “gánh” chi phí điều trị lớn, do không được hưởng BHYT đồng chi trả.

Chi phí chữa bệnh tăng cao vì thiếu thuốc, vật tư y tế

Sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, ông Thái Huy T. (60 tuổi, huyện Núi Thành, Quảng Nam) được bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam chỉ định phải thay khớp háng với chi phí phẫu thuật dự kiến 20 triệu đồng, sau khi trừ khoảng BHYT đồng chi trả. Thế nhưng, vì bệnh viện công thiếu vật tư y tế nên ông T. phải chuyển sang bệnh viện tư nhân làm phẫu thuật với chi phí lên đến 150 triệu.

“Khoảng kinh phí quá lớn so với điều kiện kinh tế gia đình, nên buộc lòng tôi phải ôm bệnh về nhà nằm chờ. Khi nào gói thầu thuốc và thiết bị y tế được thông qua, thì tôi mới ra nhập viện để phẫu thuật”, ông T. buồn rầu chia sẻ.

Thuốc điều trị cho bệnh nhân đòi hỏi phải kịp thời, đủ dự trữ, nhưng việc thiếu thuốc khiến nhiều bệnh nhân trở nặng. Trong ảnh: Bệnh nhân chờ khám bệnh tại Trung tâm Y tế TP tam Kỳ, Quảng Nam. Ảnh Hoàng Bin
Thuốc điều trị cho bệnh nhân đòi hỏi phải kịp thời, đủ dự trữ, nhưng việc thiếu thuốc khiến nhiều bệnh nhân trở nặng. Trong ảnh: Bệnh nhân chờ khám bệnh tại Trung tâm Y tế TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Ảnh Hoàng Bin

Tương tự, những bệnh nhân có sổ cấp phát thuốc miễn phí hàng tháng (do BHYT chi trả) thuộc các trường hợp người tâm thần, thương bệnh binh, mất sức lao động… cũng không được nhận thuốc đúng hạn, do thiếu thuốc.

Ông Trần Vạn, cựu chiến binh ở Thăng Bình cho biết, 1 tháng nay vợ chồng ông đi khám bệnh theo BHYT tuyến huyện, mỗi lần tới khám và xin cấp thuốc tiểu đường, sỏi thận, giãn tĩnh mạch theo đơn thường xuyên, bệnh viện đều trả lời thuốc chưa có.

Theo lãnh đạo TTYT huyện Thăng Bình, tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tiếp diễn từ đầu năm đến nay, buộc đơn vị phải mua tạm các loại thuốc cấp cứu để phục vụ cho bệnh nhân. Chi phí do bệnh nhân trả. Tuy nhiên, có nhiều vật tư y tế mà ngay cả bỏ tiền ra cũng khó mà mua được. Còn nếu bệnh nặng, Trung tâm sẽ chuyển lên tuyến trên điều trị.

Cơ sở y tế và bệnh nhân đều lao đao

Một bác sĩ công tác tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam cho biết, từng cấp độ bệnh thì có phác đồ điều trị riêng. Nếu thiếu thuốc và vật tư y tế thì điều trị không đúng phát đồ, không thể can thiệp làm phẫu thuật kịp thời. Chất lượng điều trị không tốt sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Người nhà bệnh nhân trĩu nặng nỗi lo khi bệnh viện công thiếu thuốc và vật tư y tế, khiến chi phí khám chữa bệnh tăng cao do phải mua thuốc ngoài, không được BHYT chi trả. Ảnh Hoàng Bin
Người nhà bệnh nhân trĩu nặng nỗi lo khi bệnh viện công thiếu thuốc và vật tư y tế, khiến chi phí khám chữa bệnh tăng cao vì phải mua thuốc ngoài, không được BHYT chi trả. Ảnh Hoàng Bin

Không chỉ với bệnh viện công, mà ngay cả bệnh viện tư cũng gặp khó khăn do thiếu thuốc và vật tư y tế.

Theo ông Võ Văn Chính - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Bình An Quảng Nam cho biết: “Bệnh viện bắt đầu gặp khó khăn dẫn đến nợ lương, BHYT nhân viên từ tháng 12.2022. Một trong những nguyên nhân là do chưa có gói thầu BHYT, trong khi cơ số thuốc khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện đã cạn, nên nhiều bệnh nhân tìm đến cơ sở khác có phát thuốc BHYT và giá dịch vụ thấp”.

Giải pháp tình thế là bệnh nhân tự trả tiền mua thuốc và vật tư, hoặc ra bệnh viện tư điều trị. Từ chỗ được BHYT đồng chi trả và chỉ thanh toán một khoản rất nhỏ, các bệnh nhân phải tự mua với giá rất cao không được hỗ trợ. Thời gian dùng thuốc kéo dài, khiến các trường hợp có hoàn cảnh nghèo khó lao đao, khốn đốn vì chi phí chữa bệnh.

Chị Thùy Linh, TP. Tam Kỳ than thở: “Nhà nước thuyết phục nhân dân mua BHYT, nhưng khi có BHYT rồi thì vẫn phải tự chi trả tiền cho các loại thuốc trong danh mục BHYT vì bệnh viện kêu thiếu... Cuối cùng người bệnh vẫn chịu thiệt”.

Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam - Mai Văn Mười, việc thiếu thuốc và vật tư y tế không riêng ở tỉnh Quảng Nam mà diễn ra tại hầu hết các địa bàn trên cả nước.

“Lí do chính là các gói thầu bị chậm, việc dự trù thầu cũ, dự trữ thuốc của các bệnh viện, TTYT chưa chuẩn dẫn đến hết thuốc trước thời hạn. Ngày 27.6 vừa qua, Sở đã mở thầu và dự kiến trong tháng 7 sẽ có thuốc về các bệnh viện và Trung tâm y tế trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Mười nói.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Săn bắt chim yến trái phép, đưa lên bàn nhậu với giá 5.000 đồng/con

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Một cặp chim yến mỗi năm đem lại nguồn thu 3-5 triệu đồng, chim có thể sống hơn 10 năm, nhưng thợ săn bắt để bán phóng sinh hoặc làm mồi nhậu chỉ 5.000 đồng/con.

Cận cảnh 2 cây cầu trăm tỉ chậm tiến độ ở Quảng Nam, người dân khốn khổ

Hoàng Bin |

Trong vòng ít năm, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được bố trí ngân sách lớn để xây dựng 2 cây cầu trăm tỉ. Hai dự án giao thông quan trọng, bức thiết này đều thi công ì ạch, chậm tiến độ, do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hậu quả khiến giao thương trong vùng trì trệ, người dân khổ sở, mạo hiểm trên những cây cầu cũ xuống cấp nghiêm trọng.

Lý giải các hạn chế khiến thiếu thuốc điều trị dịch bệnh

NGUYỄN LY |

Ngày 22.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Trước tình hình dịch bệnh tăng nhanh và thiếu thuốc điều trị, đại diện các ban ngành của Bộ Y tế đã chia sẻ về những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng thiếu thuốc này.

Mưa lũ bất thường có thể xảy ra trong điều kiện El Nino

MINH HÀ |

Năm nay, El Nino tác động đến nước ta có thể gây thiếu hụt lớn về lượng mưa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khí tượng, không thể loại trừ những cực đoan về mưa lũ, bởi thực tế cho thấy một số đợt El Nino xuất hiện ở Việt Nam đã xảy ra những kỉ lục về lượng mưa lớn nhất trong 24h.

Bất ngờ đất bỏ hoang nhưng vẫn được "hét" giá cao

ANH HUY |

Dù không có nhiều giao dịch, thanh khoản bị đứt gãy và nhiều lô đất bỏ hoang được rao bán cắt lỗ nhưng giá đưa ra vẫn không giảm, thậm chí đang neo ở mức cao.

Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới bỏ USD trong giao dịch với Nga

Khánh Minh |

Ấn Độ, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, thay USD bằng nhân dân tệ để mua dầu của Nga.

Diện mạo công viên bến Bạch Đằng trước đề xuất chỉnh trang nhiều hạng mục

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đề xuất với UBND Thành phố phương án sắp xếp, chỉnh trang Công viên bến Bạch Đằng như xây thêm các bãi giữ xe, nhà vệ sinh, lắp mái che... để phát triển vận tải hành khách công cộng, du lịch đường thủy.

Khéo léo thu phí đồ ăn, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Do việc tính phí là không bắt buộc, không có quy định cụ thể cho nhà hàng thu phí thực khách khi mang đồ ăn, thức uống bên ngoài vào. Vì vậy, nhiều người cho rằng các nhà hàng cần áp dụng linh hoạt và thu phí một cách hợp lý.

Săn bắt chim yến trái phép, đưa lên bàn nhậu với giá 5.000 đồng/con

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Một cặp chim yến mỗi năm đem lại nguồn thu 3-5 triệu đồng, chim có thể sống hơn 10 năm, nhưng thợ săn bắt để bán phóng sinh hoặc làm mồi nhậu chỉ 5.000 đồng/con.

Cận cảnh 2 cây cầu trăm tỉ chậm tiến độ ở Quảng Nam, người dân khốn khổ

Hoàng Bin |

Trong vòng ít năm, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được bố trí ngân sách lớn để xây dựng 2 cây cầu trăm tỉ. Hai dự án giao thông quan trọng, bức thiết này đều thi công ì ạch, chậm tiến độ, do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hậu quả khiến giao thương trong vùng trì trệ, người dân khổ sở, mạo hiểm trên những cây cầu cũ xuống cấp nghiêm trọng.

Lý giải các hạn chế khiến thiếu thuốc điều trị dịch bệnh

NGUYỄN LY |

Ngày 22.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Trước tình hình dịch bệnh tăng nhanh và thiếu thuốc điều trị, đại diện các ban ngành của Bộ Y tế đã chia sẻ về những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng thiếu thuốc này.