“Bắt mạch” đúng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sản xuất tăng tốc chuyển đổi xanh

Minh Ánh |

Cùng với xu thế chung, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chuộng các sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường, từ bao bì cho đến quy trình sản xuất. “Bắt mạch” được điều này, các doanh nghiệp đang chuyển mình mạnh mẽ, xanh hoá dây chuyền sản xuất.

Từ phủ xanh dây chuyền sản xuất hộp sữa...

Mỗi ngày đi làm về, chị Phạm Thu Hà (Hà Đông, Hà Nội) luôn có thói quen đi chợ, siêu thị hằng ngày để lựa chọn đồ tươi sống. Vì yêu môi trường, nên chị thường mang túi vải đi chợ thay vì sử dụng túi nylon và cũng vì yêu môi trường nên những mặt hàng sản phẩm "xanh", thân thiện với môi trường luôn nhanh chóng lấy được cảm tình của chị.

"Ngày hôm nay mình có mua ít ngũ cốc, sữa chua và chỉ chọn sản phẩm của hãng thân thiện với môi trường, từ bao bì đựng sản phẩm, cho đến thìa ăn sữa chua" - chị Hà chia sẻ.

Theo chị Hà, thói quen mua sắm này dù nhỏ nhưng có ý nghĩa nhất định: "Ví dụ như với gia đình mình, nhờ hệ tư tưởng tiêu dùng xanh nên các bạn nhỏ cũng học được các thói quen tốt, biết yêu và có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ".

Hiện nay tại Việt Nam, thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ hướng tới mục tiêu Net Zero năm 2050, nhiều doanh nghiệp đã chuyển mình mạnh mẽ trong các khâu sản xuất, phủ xanh lên dây chuyền sản xuất và lên các sản phẩm của mình.

Như hãng sữa TH True Milk - một thương hiệu sữa tại Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi xanh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nhà máy sữa của TH đã chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, thay thế đốt lò hơi bằng nhiên liệu hóa thạch (dầu FO) sang sử dụng nhiên liệu sinh khối với lò Biomass.

Hiện tại Nhà máy Sữa TH True Milk (TH) đang vận hành 2 lò Biomass. Hơi sinh ra từ lò cung cấp đủ nhu cầu cho toàn bộ khu vực sản xuất để thanh trùng, tiệt trùng máy rót; gia nhiệt nước, hỗ trợ quy trình làm sạch đường ống, thiết bị trong suốt quá trình sản xuất.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Hưng - Trưởng phòng Động lực của nhà máy - phấn khởi cho biết: "Lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối, khói thải được thu hồi để làm sạch trước khi thải ra môi trường. Khói đi qua hệ thống dập bụi, sau đó tiếp tục đi qua hệ thống màng lọc. Hệ thống lọc này có thể giữ lại được 99% bụi tro, không để bay ra bên ngoài. Do vậy, khói thải từ lò hơi Biomass còn sạch hơn cả khói đun từ bếp củi".

Không chỉ tiên phong trong việc giảm phát thải khí nhà kính, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn liên tục cải tiến công nghệ để cắt giảm tối đa lượng nhựa trong sản xuất. Nổi bật là quyết định bỏ màng co nắp chai nhựa trên toàn bộ sản phẩm.

Đại diện Nhà máy Nước tinh khiết, Thảo dược và Hoa quả Núi Tiên cho biết, công nghệ đóng nắp chai mà TH áp dụng đã khắc phục triệt để nhược điểm này. Chúng tôi không cần phải sử dụng màng co plastic bên ngoài nắp chai nữa. Chỉ một thay đổi nhỏ này thôi mỗi năm nhà máy cắt giảm được 40 tấn nhựa.

... đến việc yêu phương tiện xanh

Không chỉ là ở những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nay những chiếc xế hộp của VinFast cũng được nhiều người đón nhận.

Bên cạnh các yếu tố về chất lượng, chi phí, giá cả thì người dùng Việt đang dần tìm đến thương hiệu xe Việt này bởi yếu tố "xanh" và "made in Vietnam".

Anh Đỗ Hoàng Hoan (Hà Nội) vừa tậu xe VF5 cuối năm 2023 để chạy xe dịch vụ. Đến nay sau 4 tháng chạy xe, anh Hoan khá hài lòng về xế hộp của mình.

"Không kể chi phí sạc xe đi lại, một ưu điểm mà tôi luôn được nhận 5 sao của khách hàng đó là bởi xe không mùi, đi êm ái. Trước đây tôi chạy dịch vụ bằng xe Kia Morning - chiếc xe gắn bó với tôi gần 10 năm, xe đã cũ, thậm chí mỗi lần đổ xăng mùi xăng còn bám vào nội thất xe rất lâu khiến nhiều khách từng có ý kiến" - anh Hoan chia sẻ.

Ngoài ưu điểm không phát thải, theo dõi trên nhiều cộng đồng người dùng, xe điện VinFast đang chiếm được lòng tin của đông đảo khách hàng bởi sự vượt trội so với xe xăng cùng phân khúc về trải nghiệm lái, công nghệ an toàn, thông minh, chi phí vận hành và dịch vụ hậu mãi.

Đặc biệt, các mẫu xe xanh - thông minh đang ngày càng dễ tiếp cận, không chỉ bởi mức giá cạnh tranh mà còn với những chính sách hỗ trợ đặc biệt của VinFast. Đơn cử, mới đây hãng xe Việt đã phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” lần 2 với hàng loạt giải pháp tài chính hiếm có cho khách hàng.

Theo đó, người mua xe sẽ được hưởng gói ưu đãi mua xe trả góp “3 nhất”: Thời hạn cho vay dài nhất - tối đa lên tới 8 năm; giá trị vay cao nhất - tới 70% giá xe; lãi suất hấp dẫn nhất - chỉ 5% trong 2 năm đầu, 8% trong 3 năm tiếp theo và 9,5% trong 3 năm cuối. Tất cả chi phí hỗ trợ lãi suất và rủi ro phát sinh trong suốt 8 năm sẽ do VinFast hỗ trợ, bao gồm cả phần chênh lệch nếu lãi suất thả nổi của ngân hàng cao hơn các mức trên.

Điều này đồng nghĩa, mỗi tháng khách hàng chỉ cần chi trả từ 5,29 triệu đồng tiền gốc cộng lãi để sở hữu ôtô điện - mức chi phí được đánh giá là phù hợp với số đông người dùng. Chiến dịch của VinFast đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ của rất nhiều người dùng trong nước.
Có thể thấy, thương hiệu Việt "bắt mạch" chuyển đổi xanh đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng - thứ đã và đang là bài toán khó của nhiều doanh nghiệp.

TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia - cho biết: “Không doanh nghiệp riêng lẻ nào, dù tiềm lực tài chính mạnh đến đâu, có thể tự mình làm được nếu thiếu đi sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước”.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Để xe buýt Hà Nội không chậm chân chuyển đổi xanh

Thanh Vân |

Việc chuyển đổi phương tiện xe buýt truyền thống sang phương tiện xe buýt điện, xe buýt năng lượng xanh là một chính sách lớn, cần phải có sự vào cuộc của các ngành và đặc biệt là phối hợp, đồng hành của các doanh nghiệp vận tải.

Tăng tốc chuyển đổi xanh

Minh Ánh - Khôi Nguyên |

Tiến tới chuyển đổi xanh, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm tạo tiền đề, bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực giao thông vận tải, chuyển đổi năng lượng.

Việt Nam cần làm gì để đón nhận luồng vốn chuyển đổi xanh?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Hội nghị Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26), Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Vậy, Việt Nam hiện thực hoá các cam kết chuyển đổi xanh như thế nào, áp dụng các giải pháp tổng thể, căn cơ ra sao? Báo Lao động có cuộc trao đổi với ông Lương Quang Huy - Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng ôzôn (Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường) về vấn đề này.

Sự đổi thay của Cao nguyên trắng Bắc Hà qua góc máy các nhiếp ảnh gia

Long Nguyễn - Bảo Nguyên |

Lào Cai - Triển lãm ảnh nghệ thuật “Bắc Hà xưa và nay” nằm trong khuôn khổ các hoạt động Festival Cao nguyên trắng 2024 diễn ra đến hết ngày 10.3.

Chuyên gia, giáo viên ủng hộ dừng tuyển sinh lớp 6 Trường Amsterdam

Tuyết Anh |

Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hà Nội dừng tuyển sinh lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhiều giáo viên và chuyên gia giáo dục đồng tình, ủng hộ.

Cú bắt tay trị giá hàng trăm triệu USD của Taylor Swift và Singapore

Huyền Chi |

Singapore là điểm đến duy nhất ở Đông Nam Á của Taylor Swift trong khuôn khổ The Eras Tour. 6 đêm diễn độc quyền của ngôi sao người Mỹ giúp kinh tế, du lịch của quốc đảo sư tử “hốt bạc”.

Tăng Thanh Hà rủ chồng ăn đủ đặc sản, ngồi quán vỉa hè ở Hà Nội

Minh Trang |

Tăng Thanh Hà vừa chia sẻ trải nghiệm ăn uống trong chuyến thăm Hà Nội ngắn ngày.

Người mắc đái tháo đường tại Việt Nam tăng chóng mặt

Thảo Anh |

Hiện nay, Việt Nam đã có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng. Đây được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Tuy nhiên, mọi người hiểu biết về căn bệnh này khá hạn chế.

Để xe buýt Hà Nội không chậm chân chuyển đổi xanh

Thanh Vân |

Việc chuyển đổi phương tiện xe buýt truyền thống sang phương tiện xe buýt điện, xe buýt năng lượng xanh là một chính sách lớn, cần phải có sự vào cuộc của các ngành và đặc biệt là phối hợp, đồng hành của các doanh nghiệp vận tải.

Tăng tốc chuyển đổi xanh

Minh Ánh - Khôi Nguyên |

Tiến tới chuyển đổi xanh, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm tạo tiền đề, bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực giao thông vận tải, chuyển đổi năng lượng.

Việt Nam cần làm gì để đón nhận luồng vốn chuyển đổi xanh?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Hội nghị Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26), Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Vậy, Việt Nam hiện thực hoá các cam kết chuyển đổi xanh như thế nào, áp dụng các giải pháp tổng thể, căn cơ ra sao? Báo Lao động có cuộc trao đổi với ông Lương Quang Huy - Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng ôzôn (Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường) về vấn đề này.