Phim Việt rầm rộ ra rạp nhưng không giữ được “phong độ”

Huyền Minh |

Chưa vào thời điểm nào, những nhà làm phim Việt Nam lại sung sức và hào hứng với thị trường phim chiếu rạp đến như vậy. Trung bình mỗi tháng đều có ít nhất 2 phim được trình chiếu. Số lượng phim tăng đột biến trong năm 2016 hứa hẹn một thị trường cân bằng hơn cho những nhà sản xuất, kinh doanh phim ảnh Việt Nam. Tuy số lượng ngày càng tăng nhưng chất lượng điện ảnh vẫn là điều khiến khán giả vẫn còn e dè để bỏ tiền vào rạp xem phim Việt. Và đâu chính là thực tế của phim Việt chiếu rạp hiện nay?

 Phim "Sứ mệnh trái tim" của hãng Thiên Phúc sắp ra rạp.

 Mùa nào cũng rầm rộ phim Việt

Cách đây hơn 2 năm, phim Việt chưa có được sự nở rộ như bây giờ, những mùa được chọn để sản xuất chủ yếu là dịp Tết nguyên đán, sau là hè, và cuối cùng là các dịp lễ hội. Trong đó, phim hài xem như chủ đạo về mặt thể loại, chiếm lĩnh hầu hết các phim ra rạp trong cùng một thời điểm, vì vậy mà khán giả cũng có phần ngán với thể loại phim này. Từ cuối năm 2015, đến hết quý 3 năm 2016, phim Việt được sản xuất dày hơn, thể loại cũng phong phú, kịch bản cho thấy có sự tìm tòi nhiều nguồn để mang đến cho người yêu phim Việt thực đơn có đủ màu sắc. Hiện nay, phim Việt không còn theo mùa được sản xuất dựa vào tính cạnh tranh số phim ra rạp cùng thời điểm, tính luôn cả những phim bom tấn của nước ngoài.

Đặc biệt, kế hoạch sản xuất và quảng bá phim có khi đã được lên lịch trong thời gian hơn một năm trước đó. Và bài toán cạnh tranh suất chiếu dành cho phim Việt ở các rạp hiện nay là có thật. Trong khi số lượng phim nước ngoài cũng được nhập về chóng mặt, tuần có 2 phim ra rạp là chuyện rất bình thường. Vì vậy, những dòng phim, thể loại phim Việt được sản xuất cũng có sự xen kẽ, không trùng lặp, và điều này giúp cho khán giả dễ lựa chọn hơn, các nhà sản xuất cũng ít đau đầu tính toán làm sao kéo được khán giả đến rạp. Ví như khoảng đầu năm, sau loạt phim chiếu Tết thì nhà sản xuất phim Thanh Thúy cùng đạo diễn Đức Thịnh lại quyết định tung ngay dự án phim “Taxi, em tên gì?” được công chiếu vào tháng 3. Tưởng chừng như đây là thời điểm “nghỉ” của phim Việt, nhưng khán giả lại đến xem rất đông và gần như chiếm lĩnh phòng vé thời điểm này. Chính sự thành công đó, nhà sản xuất phim Thanh Thúy sớm công bố ngay dự án phim “Sứ mệnh trái tim”, phim sẽ được công chiếu vào tháng 11 này. Chưa dừng lại, nhà sản xuất này tiếp tục hợp tác cùng đạo diễn Đinh Tuấn Vũ sản xuất phim chiếu vào tháng 12.

Như vậy, chỉ riêng ở một nhà sản xuất thành công như công ty Thiên Phúc, đã có đến 3 phim phát hành trong năm nay. Với những nhà sản xuất mới, họ cũng tranh thủ có sản phẩm để chào sân thị trường cực kỳ béo bở này. Có thể điểm qua vài phim như “Găng tay đỏ”, cùng nhà sản xuất của phim “Ám ảnh” thuộc thể loại hành động – tình cảm, hay phim “Phim trường ma” cũng vừa kết thúc lịch chiếu chưa lâu thuộc dòng phim hài – kinh dị, trước đó có một bộ phim mang màu sắc rất khác và nói về những rocker và tín đồ của dòng nhạc này là “Fan cuồng”, đặc biệt mùa phim hè gần như dành tất cả sự quan tâm cho phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”. Theo thông tin của nhà sản xuất, thì trước khi kết thúc lịch chiếu hoàn toàn, phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” đã thu được hơn 60 tỷ đồng... Phim Việt cũng chưa dừng lại, sắp tới đây sẽ tiếp tục ra mắt khán giả nhiều phim mới. Ví dụ như phim “Thần tiên cũng nổi điên” vẫn đang còn trong các suất chiếu, đầu tháng 10, khán giả có thể thưởng thức phim “Sài Gòn! Anh yêu em”.

Tiếp tục tháng 11, hàng loạt phim Việt đến với người xem như: “4 năm 2 chàng 1 tình yêu”, “Sứ mệnh trái tim”, “Bạn gái tôi là sếp”... cũng như kéo dài đến hết năm là hàng loạt các dự án phim Việt đầy đủ các thể loại từ hài, kinh dị, tình cảm lãng mạn cũng sẽ lần lượt được trình làng. Tuy nhiên, số lượng đã có sự tăng trưởng nhưng chất lượng vẫn còn là điều khiến cho phim Việt chưa thực sự đứng vững.

 

 Huy Khánh và Maya trong "Sài Gòn, anh yêu em".

 Thiếu “dấu ấn” cho thể loại, đề tài

Với số lượng phim ra rạp đều mỗi tháng, tiến tới là hàng tuần, phim chiếu rạp của những nhà sản xuất Việt Nam đều có tiềm năng chiếm lĩnh được thị phần khán giả lớn hơn. Đã qua thời kỳ giới thiệu một sản phẩm nội địa, đây có thể xem giai đoạn tăng số lượng áp đảo tạo thói quen cho người xem và ở bước tiếp theo chính là duy trì sản xuất, nhưng đẩy mạnh chất lượng và làm phong phú nội dung. Nhìn vào những phim ra mắt lần lượt từ đầu năm 2016 đến nay, chúng ta hoàn toàn thấy manh nha dấu hiệu đi tìm nguồn đề tài phong phú, thoát khỏi cách nghĩ và biên kịch cũ kĩ. Như phim vẫn có thể chuyển tác từ một vở kịch, có “Thần tiên cũng nổi điên” (điều này không xa lạ với thế giới, phim Việt đã có, nhưng mang tính số nhiều thì thời điểm này được chú ý), chuyển thể từ các tác phẩm văn học, đây có thể xem lựa chọn rất thích hợp cho cuộc chạy đua số lượng.

Phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học thành công bậc nhất tính đến thời điểm này là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Sau đó, “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” của nhà sản xuất kiêm đạo diễn Ngô Thanh Vân cũng là một thách thức lớn. Bởi Ngô Thanh Vân chọn một câu chuyện cổ tích, dựa vào nó để lấy cảm hứng và thể hiện qua ngôn ngữ điện ảnh. Nhưng đánh giá về mặt chuyển thể, dù có ít nhiều sự lồng ghép quan điểm của hiện đại, nhưng phim vẫn chưa thật sự thuyết phục người xem. Ở phân cảnh cuối, khi chàng hoàng tử trong Tấm Cám lại hy sinh biến thành quái vật để chiến đấu bảo vệ giang sơn, cùng với hình ảnh nàng Tấm, khiến cho nhiều khán giả thấy không hài lòng, rất gần với phim Mỹ “Người đẹp và quái vật”... Khán giả vẫn chờ đợi một bộ phim chuyển thể đặc sắc hơn trong tương lai. Có thể không cần viết mới, chỉ cần làm thật hay câu chuyện và biểu đạt bằng ngôn ngữ điện ảnh có chiều sâu, thì vẫn đủ sức khiến khán giả đến rạp.

Sắp tới đây, những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sẽ tiếp tục được giới thiệu như: “Chờ em đến ngày mai” dựa trên cuốn tiểu thuyết “Anh không là con chó của em” của tác giả Lê Hoàng, “Đảo của dân ngụ cư” (dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Đỗ Phước Tiến) do NSƯT Hồng Ánh làm đạo diễn sẽ được trình chiếu năm 2017. Đặc biệt, bộ phim sau đầy hứa hẹn. Bên cạnh đó, có một dòng phim tạm gọi là lạ xuất hiện, dòng phim tình cảm pha chút thần tượng, ngôn tình xuất hiện. Từ những phim như “49 ngày”, “Tik tak anh yêu em”, gần tới đây là những cái tên mới nữa là: “Sài Gòn! Anh yêu em”, “4 năm 2 chàng 1 tình yêu”...

Dù hiện nay, đã có vài cái tên nhà sản xuất ít nhiều “bảo chứng” được chất lượng phim ra rạp, như nhà sản xuất Thanh Thúy cùng đạo diễn Đức Thịnh tạo được thành công lớn với dòng phim có chút dư vị mới này cùng “Taxi, em tên gì?”, hứa hẹn sắp tới sẽ là Sứ mệnh trái tim. Số lượng phim thể loại này tăng nhanh cũng là điều đáng ngại. Đánh vào tâm lý yêu thích những phim tạo nên hình tượng nhân vật mang tính thần tượng, những bộ phim như thế này đang có sức hút rất lớn. Nhưng làm sao tránh khỏi sự nhàn nhạt, và làm ra cho được đúng thể loại cũng không phải là chuyện đơn giản.

Vẫn luôn có sức hút rất lớn không chỉ khán giả mà ngay cả nhà sản xuất, đó là thể loại phim kinh dị. Cùng với số lượng ít ỏi, tính đến nay chỉ có “Mặt nạ máu”, tiếp theo là “Phim trường ma” và mới nhất là “Cô hầu gái” chọn thể loại này (nhưng đậm đặc kinh dị chỉ duy nhất có “Cô hầu gái”), thì thể loại phim có sức lôi cuốn lớn đã không tạo được thành công vang dội như vài phim trước đây. Sự trông chờ được đặt nặng rất lớn lên dự án phim “Hình nhân” mới vừa được công bố chưa lâu. Liệu số lượng phim Việt tăng vọt chóng mặt, nhưng yếu tố về thể loại cũng như màu sắc nghệ thuật đặc trưng ngày càng mờ nhạt có sớm đưa phim Việt vào ngõ cụt để tự mình đào thải trong cuộc đua khốc liệt không chỉ ở mặt thị hiếu khán giả, mà ngay cả nhà phát hành cũng “làm giá” như hiện nay?


Huyền Minh
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.

Tri ân và tạm biệt thầy Park Hang-seo!

TAM NGUYÊN |

Tương lai là điều không thể nói trước, nhưng hiện tại, xin cảm ơn và tạm biệt thầy Park Hang-seo.