Vẫn chưa xác định được tranh gương cung đình Huế là do ai sản xuất

Tường Minh |

Huế - Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc, xuất xứ của những bức tranh gương cung đình Huế đang hiện hữu trong các di tích.

Chưa thống nhất về nguồn gốc

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết: Theo Thái Văn Kiểm, tác giả cuốn Cố đô Huế (cùng lời truyền của một số người cao tuổi ở Huế) thì loại tranh gương cung đình này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc, xuất xứ của những bức tranh gương cung đình Huế. Ảnh: Tường Minh
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc, xuất xứ của những bức tranh gương cung đình Huế. Ảnh: Tường Minh

Nguyên là vua Thiệu Trị (1841-1847) có tập thơ Thần kinh nhị thập cảnh, vịnh 20 cảnh đẹp của đất Huế, đã gửi các bài thơ này qua Trung Quốc đặt vẽ. Mỗi bài thơ này được thể hiện thành một bức tranh gương, sau đó mới mang trở về kinh đô Huế, treo tại các miếu điện.

Giáo sư Chu Quang Trứ thì cho rằng: "Đối chiếu số tranh được biết, nguồn tài liệu trên đáng tin, song không hoàn toàn đúng với số tranh hiện có dù chỉ ở ngay trong các điện thờ".

Theo Giáo sư Chu Quang Trứ, tranh gương Huế có đến 3 nguồn xuất xứ như sau:

Loại tranh gương gắn liền với các bài thơ ngự chế có đề rõ niên đại "Thiệu Trị Ất Tỵ" (1845), là loại tranh do triều đình Huế đặt hàng tại Trung Quốc. Đây là các bức tranh có giá trị nhất và được xếp vào loại tranh cao cấp.

Loại tranh không đề thơ nhưng có đề chủ đề tranh, chủ yếu thể hiện các tích truyện lịch sử của Trung Hoa như: Nhậm dụng tam kiệt, Chiêu nho giảng kinh, Dạ phân giảng kinh... hiện được treo tại lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức.. cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Nhưng đây là loại tranh  do người Trung Quốc vẽ sẵn, bày bán ở các hiệu, được các sứ bộ của triều đình nhà Nguyễn sang nhà Thanh mua về.

Loại tranh thứ ba, đều là tranh tĩnh vật, treo tại lăng Minh Mạng, lăng Đồng Khánh... "là loại tranh bắt chước tự phát hàng nhập. Có thể tin chắc những tranh kính (gương) này do người Việt Nam chưa được trang bị đủ kiến thức, vẽ ra ở cuối thế kỷ trước sang đầu thế kỷ này".

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, tác giả của công trình Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế lại cho rằng, tất cả tranh gương cung đình Huế đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, là do triều Nguyễn đặt hàng từ các cơ sở sản xuất tranh gương dân gian tại vùng Hoa Nam.

Xuất xứ từ Trung Quốc

TS Phan Thanh Hải cho biết: "Chúng tôi tán thành với quan điểm cho rằng, nguồn gốc xuất xứ của tranh gương cung đình Huế là từ Trung Quốc, tuy nhiên cách du nhập vào nước ta như thế nào lại là vấn đề đáng phải bàn thêm".

Một bức tranh gương cung đình Huế. Ảnh: Tường Minh
Một bức tranh gương cung đình Huế. Ảnh: Tường Minh

Bởi ngoài 3 loại tranh mà giáo sư Chu Quang Trứ đã bàn về xuất xứ trên vẫn còn một số bức tranh, hoặc dạng như tranh khác có xuất xứ rất đáng phải bàn thêm. Loại thứ nhất là các bức tranh gương khá đặc biệt, hiện trang trí tại điện Biểu Đức lăng Thiệu Trị.

Đây là 4 bức tranh lớn chia ô trang trí, 2 bức tranh áp tường hồi hai bên, khổ 1,93m x 2,33m, mỗi bức chia thành 12 ô, 6 ô vẽ hoa trái, 6 bức viết thơ. Còn 2 bức gắn vào tường sau, mỗi bức khổ 2,1m x 2,3m, hai bên chia 2 hàng dọc viết câu đối, ở giữa ngăn thành 3 hàng, mỗi hàng chia 5 ô trong đó có 2 ô viết thơ, 3 ô vẽ tranh tĩnh vật, đề tài đều là cổ đồ bát bửu.

Đặc điểm chung của 4 bức tranh này là chúng đều là sự ghép nối của các bức tranh nhỏ độc lập và các ô thơ được giới hạn trong các khung gỗ để tạo nên sự cách biệt, nhưng nhìn một cách tổng thể thì đều là những bức tranh khá hoàn chỉnh, kiểu “thi họa, họa thi” rất độc đáo.

Điều đáng nói là các bài thơ ngự chế được thể hiện trên các bức tranh này đều có niên đại khá sớm, có bài ghi lại từ năm 1835 (Minh Mạng Ất Mùi), có bài từ năm 1843 (Thiệu Trị Quý Mão), tức là đều sớm hơn các bài thơ trong các tranh gương “thi họa” mà chúng ta thường gặp (niên đại năm 1845-Thiệu Trị Ất Tỵ).

Như vậy thì các bức tranh gương này là những bức tranh có xuất xứ từ Trung Quốc hay vốn được thực hiện trong nước?

Nếu cho rằng các bức tranh này đều được vẽ tại Huế và do người Việt Nam thực hiện, do chất lượng và màu sắc của các bức tranh này rất giống các bức tranh vẽ tĩnh vật mà giáo sư Chu Quang Trứ xếp vào loại tranh của các tác giả người Việt (ở lăng Minh Mạng, lăng Đồng Khánh) thì có vẻ như mâu thuẫn.

Bởi các bức tranh này có niên đại quá sớm, trước cả các bức tranh thi- họa được xác định là đặt vẽ tại Trung Quốc thì người Việt Nam làm sao có mẫu để bắt trước theo?

Theo TS Phan Thanh Hải thì có lẽ ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông là có sức thuyết phục hơn, ông cho rằng tất cả các bức tranh gương đều được đặt làm trước tại Trung Quốc, sau khi về Huế mới viết thơ vào sau.

TS Phan Thanh Hải nói thêm là tại điện Ngưng Hy lăng Đồng Khánh có những tấm gương được lồng khung trong một số chiếc đèn lồng.

Có thể xem đây là một dạng tranh gương bởi thủ pháp thực hiện hoàn toàn giống loại tranh này (viết thơ, vẽ tranh theo kiểu âm bản trực tiếp trên mặt gương).

Có khác chăng là mục đích của các bức tranh này chủ yếu là để trang trí cho chiếc đèn lồng khi thắp sáng. Loại tranh gương này có lẽ được thực hiện trong khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng tranh dân gian làng Sình nổi tiếng xứ Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

Thừa Thiên Huế - Đến với làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) không thể không nhắc đến một loại hình tranh dân gian tồn tại đã hơn 400 năm với một vẻ đẹp rất riêng. Tranh dân gian Làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

Chiêm ngưỡng cổ vật cung đình trong bảo tàng 100 năm tuổi xứ Huế

Tường Minh - Văn Trực |

Năm 2023, Bảo tàng Khải Định hay còn gọi là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tròn 100 năm tuổi, đây là bảo tàng lưu giữ những cổ vật triều Nguyễn ở Huế và có lối kiến trúc cung đình được đánh giá là đẹp nhất nhì Việt Nam.

Nối thông thượng thành để có trải nghiệm mới cho du khách khi đến Huế

Nguyễn Luân |

Việc “nối thông thượng thành” (thuộc di tích Kinh thành Huế) không chỉ giúp người dân, du khách có thêm góc nhìn, trải nghiệm mới khi đến Huế mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản trở nên gần gũi hơn.

Huế: Khai mạc trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần thứ 2.

Tường Minh |

Huế - Khai mạc trại sáng tác lấy "cảm hứng về di sản diễn xướng cung đình Huế”.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.

Tín ngưỡng thuần túy không thu tiền, không bắt ma như "thầy" Cao Anh

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt phóng sự phản ánh việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, ngang nhiên truyền bá mê tín dị đoan, thu hút người dân sa đà vào các dịch vụ tâm linh để trục lợi đang diễn ra tại Linh Quang Điện của doanh nhân Cao Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), luật sư Nguyễn Hồng Tâm khẳng định: Tất cả các hoạt động tín ngưỡng thuần túy đều không có chuyện thu tiền với mức độ quy mô, chuyên nghiệp đến như vậy.

Gọi vợ đón sau khi uống rượu bia, tự tin qua chốt kiểm tra nồng độ cồn

Mai Hương - Văn Trực |

Đà Nẵng - Sau một thời gian tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ý thức người dân TP Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi.

Động đất mạnh 4,4 độ xảy ra ở Lai Châu

THANH BÌNH |

Một trận động đất mạnh 4,4 độ xảy ra tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào rạng sáng nay (3.3).

Chiêm ngưỡng tranh dân gian làng Sình nổi tiếng xứ Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

Thừa Thiên Huế - Đến với làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) không thể không nhắc đến một loại hình tranh dân gian tồn tại đã hơn 400 năm với một vẻ đẹp rất riêng. Tranh dân gian Làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

Chiêm ngưỡng cổ vật cung đình trong bảo tàng 100 năm tuổi xứ Huế

Tường Minh - Văn Trực |

Năm 2023, Bảo tàng Khải Định hay còn gọi là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tròn 100 năm tuổi, đây là bảo tàng lưu giữ những cổ vật triều Nguyễn ở Huế và có lối kiến trúc cung đình được đánh giá là đẹp nhất nhì Việt Nam.

Nối thông thượng thành để có trải nghiệm mới cho du khách khi đến Huế

Nguyễn Luân |

Việc “nối thông thượng thành” (thuộc di tích Kinh thành Huế) không chỉ giúp người dân, du khách có thêm góc nhìn, trải nghiệm mới khi đến Huế mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản trở nên gần gũi hơn.

Huế: Khai mạc trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần thứ 2.

Tường Minh |

Huế - Khai mạc trại sáng tác lấy "cảm hứng về di sản diễn xướng cung đình Huế”.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.