Nguyễn Hoàng - “Người mở cõi” Đàng Trong

LÊ ĐỨC THỌ |

Trong các năm 2016 và 2017, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã cho phép tiến hành nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ trên khu vực vốn đã từng tồn tại các dinh phủ của chúa Nguyễn thuộc làng Ái Tử và Trà Liên thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Kết quả đã làm sáng tỏ diện mạo, cấu trúc, quy mô của lỵ sở dinh chúa Nguyễn ở Ái Tử - Trà Bát (1558 - 1626) trong hành trình mở cõi của dân tộc, góp phần vào việc giáo dục truyền thống, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị di sản thời chúa Nguyễn vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.

Từ “Kinh đô” đầu tiên của chúa Nguyễn

Tháng Mười năm Mậu Ngọ (1558) Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Từ đây, ông bắt đầu đứng chân trên vùng đất Ái Tử - Trà Bát thuộc huyện Vũ Xương, châu Thuận (nay là xã Triệu Ái và Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Trong thời gian 68 năm từ năm 1558 đến năm 1626, sử chép rằng chúa Nguyễn Hoàng đã có ba lần dựng đặt dinh phủ của mình tại 3 địa điểm trên đất Ái Tử - Trà Bát mà về sau, các nhà nghiên cứu gọi là: Dinh Ái Tử (1558 - 1570), Dinh Trà Bát (1570 - 1600) và Dinh Cát (1600 - 1626).

Những sự kiện trong giai đoạn lịch sử này đã đánh một dấu mốc hết sức quan trọng trong quá trình Nam tiến và khai phá xứ Đàng Trong của người Việt. Trải qua một thời gian dài của lịch sử với gần 500 năm trên một vùng đất vốn chịu nhiều biến động, thiên di bởi các cuộc chiến tranh binh lửa và sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai đã xoá nhòa hầu hết những chứng tích một thời từng là “kinh đô” đầu tiên của chúa Nguyễn trên hành trình mở cõi.

Trong vòng 12 năm, từ năm 1558 đến năm 1570, chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi mới vào trấn đã cho lập doanh trại (le camp, le camp militaire) của mình tại một địa điểm trên cồn cát làng Ái Tử. Cồn cát này gọi là gò Phù Sa (Sa Khư/Sa Khưu) về sau gọi là Cồn Cờ, nằm phía tây sông Thạch Hãn thuộc làng Ái Tử, huyện Vũ Xương, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Gò Phù Sa/Cồn Cờ chạy dọc theo sông Thạch Hãn, phía tây khu vực dân cư phường Giang Hến.

Cồn Cờ theo L. Cadière là nơi “Nguyễn Hoàng đã cho kéo lên lá cờ, dấu hiệu của quyền lực của ông. Cái cồn chắc hẳn chỉ là một đống cát, cột cờ là một cây sào, nhưng lá cờ của Nguyễn Hoàng trong đó có mầm mống của tương lai triều đại”. Trên khu vực Gò Phù Sa/Cồn Cờ dưới thời Gia Long còn tồn tại hai ngôi miếu cổ, một miếu thờ Luân Quận công (tức Tống Phước Hạp); một miếu thờ Bổn thổ Bổn xứ Phò hựu dân vật linh thần” và còn có cả ngôi miếu thờ thần Trảo Trảo linh thu phổ trạch tướng hựu phu nhân cùng với miếu thờ danh tướng thời tiền triều là Tiết chế Thuận Nghĩa hầu (tức Nguyễn Hữu Tiến) do các cơ của dinh cũ dựng nên.

Thăm dò, khai quật khu vực Cồn Dinh tây, thôn Trà Liên, xã Triệu Giang, tháng 7-2016.
Thăm dò, khai quật khu vực Cồn Dinh tây, thôn Trà Liên, xã Triệu Giang, tháng 7-2016.

Trong vòng 56 năm tiếp theo (từ 1570 đến 1626), dinh phủ nhà chúa được thiết lập trên cồn cát làng Trà Bát (nay là Trà Liên), tiếp giáp với làng Ái Tử về phía bắc - nơi có địa thế chiến lược hơn nhờ hệ thống sông bao bọc gần như là cả bốn mặt: Thạch Hãn (phía đông), Ái Tử (phía nam và phía tây) và Vĩnh Phước (phía bắc). Tại cồn cát làng Trà Bát (về sau gọi là Cồn Dinh).

30 năm đầu từ 1570 đến 1600, dinh phủ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng được dựng đặt tại khu vực phía đông, gần kề với sông Thạch Hãn và cũng sát nách với một thương điếm/thương cảng/bến thuyền - một điểm giao thương buôn bán quan trọng và tấp nập của lỵ sở ven sông Thạch Hãn về phía bắc mà về sau được gọi là Ghềnh Phủ.

Việc chuyển dịch vị trí dinh phủ từ Ái Tử sang Trà Bát ngoài việc đáp ứng được nhu cầu về vị trí chiến lược còn nằm trong ý đồ mở rộng quy mô dinh lũy để khẳng định vị thế của Nguyễn Hoàng trong việc trấn nhậm 2 xứ Thuận - Quảng.

Cũng trên cồn cát làng Trà Bát, 26 năm sau, (từ 1600 đến 1626), dinh phủ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1600 - 1613) và chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1626) được dựng đặt tại khu vực phía tây cồn cát làng Trà Bát (về sau gọi là Cồn Dinh), gần tiếp giáp với làng Phước Toàn (nay là làng Phước Mỹ, xã Triệu Giang), gần kề với sông Ái Tử.

Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã gọi nơi đây là “Dinh Cát mới” để so sánh với dinh cũ ở cồn cát làng Ái Tử khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn: “Dinh Cát mới ở đầu núi xã Phúc Toàn là do Thụy Quận công (tức Nguyễn Phúc Nguyên) lập ra. Trấn dinh cũ của họ Nguyễn ở phía tây sông Ái Tử; từ dinh mới ra đường cái, sang cầu Ái, đi về tay trái nửa khắc là đến nơi, nhà quân lính vẫn còn, tức là chỗ của Đoan quận công Nguyễn Hoàng khi mới vào trấn”.

Từ sau khi lỵ sở dinh chúa Nguyễn chuyển ra khỏi khu vực Ái Tử - Trà Bát vào vùng Phước Yên (1626), các công trình còn lại của cơ sở dinh chúa trở thành trung tâm hành chính của Cựu Dinh (tên đơn vị hành chính của Quảng Trị từ 1635) suốt một thời kỳ sau đó (1635- 1786).

… đến tượng đài “Người mở cõi”

Từ kết quả nghiên cứu đã được xác định, mục đích quy hoạch là tạo ra một không gian lưu niệm lịch sử nhằm tôn vinh, tưởng niệm về thời kỳ lịch sử các chúa Nguyễn cũng như tạo ra một khu du lịch mang tính chất lịch sử - văn hóa và tâm linh mới để kết nối với những di tích lịch sử văn hóa hiện có ở vùng phụ cận, khu vực.

Giải pháp quy hoạch là tập trung chính vào việc đầu tư, tôn tạo một số công trình chính yếu để tạo ra không gian lưu niệm sự kiện lịch sử thời chúa Nguyễn phù hợp; đồng thời kết hợp với việc bảo tồn các yếu tố gốc có được từ kết quả nghiên cứu khảo cổ học cùng với việc phục hồi, phục dựng một số công trình vốn đã bị xóa dấu vết.

Ái Tử hôm nay. Ảnh: Võ Linh.
Ái Tử hôm nay. Ảnh: Võ Linh.

Tại khu vực địa điểm dinh Ái Tử: Quy hoạch và xây dựng khu/ công viên tôn vinh lịch sử thời chúa Nguyễn bao gồm các hạng mục chính: Tượng đài Nguyễn Hoàng với hình tượng “Người mở cõi” và Bảo tàng Lịch sử thời chúa Nguyễn trưng bày những tài liệu, hiện vật, ảnh tư liệu liên quan đến quá trình dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên ở Thuận Quảng cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển Đàng Trong của các chúa Nguyễn trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Đồng thời, xây dựng các thiết chế cơ sở hạ tầng và biến khu vực này thành không gian đủ điều kiện để tổ chức lễ hội Ái Tử và hành trình mở cõi được tổ chức định kỳ để tôn vinh công lao của Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn.

Tại khu vực di tích địa điểm dinh Trà Bát và Dinh Cát: Quy hoạch và xây dựng khu/ công viên tưởng niệm lịch sử thời chúa Nguyễn bao gồm các hạng mục chính: Quần thể khu đền thờ các chúa Nguyễn và các công thần (Đền thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng và chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên - Đền thờ 7 vị tiên vương (vốn trước đây tại Phủ Thờ) - Đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - Miếu thờ Nguyên soái Thuận Nghĩa Hầu Nguyễn Hữu Tiến (vốn do quân đội của Ngũ Kiên lập ra ở cạnh bờ sông nhưng nay đã mất) - Miếu thờ bà Phạm Thị Còng/Tôm và miếu thờ Tỳ nữ Ngô Thị Ngọc Lâm.

Ngoài ra, trong khả năng và điều kiện cho phép, có thể di dời toàn bộ các lăng mộ bên trong khu vực la thành và tiến hành nghiên cứu khảo cổ các bước tiếp theo để bóc dỡ và giữ lại hiện trạng các nền móng để lưu lại dấu tích dưới dạng bảo tàng ngoài trời về thủ phủ Dinh Cát.

Đối với các công trình liên quan thuộc thiết chế cơ sở hạ tầng của lỵ sở: Quy hoạch và đầu tư tôn tạo thành các địa điểm lưu niệm lịch sử với các hạng mục chính như: Phục dựng lại miếu Trảo Trảo (Oa Oa Phu nhân) và tạo lập không gian lưu niệm bằng hình thức dựng bia biển khắc ghi nội dung lịch sử ở các địa điểm Mô Súng, Bãi Trận, Cồn Tập, Tàu Tượng, Cồn Kho, Chợ Hôm…

LÊ ĐỨC THỌ
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất xây dựng thư viện mang tên Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị

LÂM CHÍ CÔNG |

Hội Khoa học lịch sử (KHLS) tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong vừa tổ chức hội thảo khoa học về việc xác định vị trí thủ phủ Ái Tử, Trà Bát và Dinh Cát phục vụ quy hoạch, đầu tư, tôn tạo di tích thời chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong.

Vua Gia Long đã làm những gì trong lần đầu đến xứ Bắc Hà

Lê Tiên Long |

Hai trăm lẻ hai năm sau ngày tổ tiên của mình là chúa Nguyễn Hoàng rời Thăng Long lần cuối (1600) để vào Nam mở mang cơ nghiệp, vua Gia Long mới chính thức đặt chân đến xứ Bắc Hà. Khi đó, nhà vua vẫn đang trong chiến dịch cuối cùng đánh lại vua Quang Toản của nhà Tây Sơn. Lúc này, triều đình Tây Sơn đã suy yếu sau những cuộc tranh chấp nội bộ, nên không còn cầm cự được trước sức mạnh của quân nhà Nguyễn nữa.

Sống trên sông nước

Dương Quốc Bình |

Cần Thơ nổi tiếng là vùng đất sinh ra nhiều mỹ nhân. Tương truyền, trên đường tháo chạy quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh (Gia Long) đã phải bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ, để họ tá túc tại các làng bên bờ sông Tiền, nay thuộc Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp) và Mỹ Luông (Chợ Mới, An Giang) cho “nhẹ gánh loạn ly”. Những mỹ nhân này lập gia đình với người địa phương. Thế hệ con cháu có nguồn gốc cung tần mỹ nữ thời xa xưa giúp cho Cần Thơ có nhiều thiếu nữ đẹp.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Đề xuất xây dựng thư viện mang tên Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị

LÂM CHÍ CÔNG |

Hội Khoa học lịch sử (KHLS) tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong vừa tổ chức hội thảo khoa học về việc xác định vị trí thủ phủ Ái Tử, Trà Bát và Dinh Cát phục vụ quy hoạch, đầu tư, tôn tạo di tích thời chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong.

Vua Gia Long đã làm những gì trong lần đầu đến xứ Bắc Hà

Lê Tiên Long |

Hai trăm lẻ hai năm sau ngày tổ tiên của mình là chúa Nguyễn Hoàng rời Thăng Long lần cuối (1600) để vào Nam mở mang cơ nghiệp, vua Gia Long mới chính thức đặt chân đến xứ Bắc Hà. Khi đó, nhà vua vẫn đang trong chiến dịch cuối cùng đánh lại vua Quang Toản của nhà Tây Sơn. Lúc này, triều đình Tây Sơn đã suy yếu sau những cuộc tranh chấp nội bộ, nên không còn cầm cự được trước sức mạnh của quân nhà Nguyễn nữa.

Sống trên sông nước

Dương Quốc Bình |

Cần Thơ nổi tiếng là vùng đất sinh ra nhiều mỹ nhân. Tương truyền, trên đường tháo chạy quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh (Gia Long) đã phải bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ, để họ tá túc tại các làng bên bờ sông Tiền, nay thuộc Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp) và Mỹ Luông (Chợ Mới, An Giang) cho “nhẹ gánh loạn ly”. Những mỹ nhân này lập gia đình với người địa phương. Thế hệ con cháu có nguồn gốc cung tần mỹ nữ thời xa xưa giúp cho Cần Thơ có nhiều thiếu nữ đẹp.