Nghệ sĩ & Tết xưa

Mai Ka - Nhật Lệ |

Xuân đến Tết về, mỗi người một cảm nhận riêng. Với các nghệ sĩ, Tết đôi khi còn gắn với cả công việc…

Phương Oanh “Quỳnh búp bê”: “Tết không nhận show, dành thời gian cho gia đình”  

Hằng năm tôi vẫn cố gắng thu xếp về quê sớm để có thêm thời gian cùng gia đình trang hoàng nhà cửa để đón một cái Tết thật đầy đủ và đầm ấm. Được cùng mẹ đi sắm đồ trong không khí nhộn nhịp của phiên chợ quê đó là khoảng thời gian tôi thích nhất. Bố mẹ tôi vẫn cố gắng và dạy bảo các con trong nhà giữ nét cổ truyền khi cả nhà cùng quây quần gói bánh chưng.

Tết của thời hiện đại dường như trở nên hối hả hơn, mọi thứ đến nhanh và kết thúc cũng nhanh. Thay vì không khí Tết kéo dài hết Rằm tháng Giêng thì nay, đến mùng 3 đã là hết Tết. Có lẽ cuộc sống bận rộn khiến cho mọi người có những cách hưởng thụ một cái Tết khác xưa. Bây giờ không ít gia đình lựa chọn đi du lịch nghỉ xả hơi vào đúng dịp Tết nhưng với riêng gia đình tôi, bố mẹ luôn mong muốn và hướng con cái quây quần ở nhà, cùng nhau đi đón giao thừa, đi lễ chùa hay đi chúc Tết họ hàng, bà con lối xóm.

Tôi có một nguyên tắc riêng và đã áp dụng trong vài năm trở lại đây, đó là không nhận bất cứ show nào vào mỗi dịp Tết. Cả năm bận rộn xa nhà, vì thế Tết vẫn nên thu xếp thời gian nhiều nhất có thể cho gia đình.

Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC

Ca sĩ Tuấn Ngọc: “Tôi  nhớ mãi dư vị Tết ngày bé”

Kỷ niệm trong ngày Tết thì nhiều lắm. Với tôi, Tết ở Việt Nam vui gấp trăm lần bên Mỹ. Ở bên đó Tết chỉ là tạm bợ, gượng gạo mà thôi. Chỉ ở những khu dân cư nhỏ nơi người Việt Nam tập trung sinh sống, người ta mới tổ chức vui Tết đôi chút, thành ra không khí hoàn toàn không phải là Tết.

Không khí Tết Việt Nam đi theo tôi vào ký ức. Hồi nhỏ, hương vị ngày Tết thật tuyệt vời, song càng ngày càng bớt dần. Nhất là thời nay, tết cứ nhạt làm sao ấy. Tết Tây ít nhất cả thế giới cũng đều ăn mừng, cái vui cũng thực tế hơn. Còn ăn Tết Việt bên Mỹ thật lạc lõng ở trên xứ người. Nhưng ở đời, ai cũng có số phận, cũng có cái duyên, ở đâu phải theo đó. Nhất là lúc này con cái chúng tôi lớn lên, làm việc ở Mỹ. Có những người hỏi tôi lớn tuổi rồi sao lại ít về đây, tôi nói khó có chuyện đó vì gia đình ở đâu thì mình ở đấy.

Kỷ niệm mà  tôi nhớ nhất là có năm (lúc đó tôi mới chừng 13 - 14 tuổi), mẹ nhờ tôi đi ra đường rồi quay về xông đất. Tôi vào rạp xem phim, sau đó hòa lẫn trong dòng người, trong tiếng pháo Tết, về đến nhà mừng tuổi mẹ. Đến giờ tôi còn nhớ mãi cái cảm giác tự hào mà hạnh phúc ấy…

Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC

Danh hài Công Lý: “Điều gì đến sẽ đón nhận”

Bây giờ khi đã trưởng thành, Tết đến lại có đôi chút “hoảng sợ” bởi guồng quay công việc, suy nghĩ và lo lắng cũng nhiều hơn xưa, vì thế phần nào cũng giảm đi cảm xúc háo hức đón chờ. Chưa kể, Tết của thời hiện đại trôi qua nhanh quá, với tôi, sau đêm giao thừa là đã hết Tết.

Thời điểm tôi thích nhất có lẽ là sáng sớm mùng 1 loanh quanh trên các con phố vắng vẻ, nhìn thấy các cụ già mặc áo dài đi lễ chùa. Cảm giác bình yên đó sẽ khiến cho con người ta muốn được sống chậm lại!

Với nghệ sĩ, Tết là thời điểm đắt sô nhất nhưng cá nhân tôi lại thường từ chối không đi diễn vào dịp này. Đây là nguyên tắc mà tôi duy trì khá lâu bởi cả năm bận rộn, đi làm xa nhà thì Tết vẫn luôn mong được ở bên gia đình, ăn bữa cơm Tất niên vui vẻ với bố mẹ và con cái. Tôi cũng muốn hướng các con về cội nguồn hay giá trị văn hoá truyền thống, nhất là vào những ngày lễ Tết.

Thường thì tôi không có thói quen hoạch định cho mình theo từng năm, điều gì đến thì mình đón nhận, việc gì đến sẽ làm bằng một tâm thế luôn sẵn sàng.

Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC

Ca sĩ Ánh Tuyết: “Tết xưa lúc nào cũng tràn đầy cảm xúc”

Tết nay khác Tết xưa nhiều lắm. Còn tôi nhớ mãi, có năm, cả đại gia đình cháu chắt mấy chục người kéo nhau từ TPHCM về Hội An thăm ông bà. Về quê, mọi người cùng xúm lại  làm các loại bánh, cùng nấu ăn, thưởng thức không khí đầm ấm bên gia đình, ai cũng tràn đầy hạnh phúc.

Thời gian đầu vào Sài Gòn lập nghiệp, tôi luôn có cảm giác  thiếu thốn, bơ vơ. Rất nhiều mơ ước, khát khao, hoài niệm, nhưng vì hoàn cảnh không cho phép về quê, nên có cảm giác chới với. Càng chới với, tôi càng thèm sống lại không khí ngày xưa.  Nhưng nếu không về được thì mình gửi gắm tất cả khát khao, hoài niệm vào giọng hát.

Tôi luôn nhớ về quê ngoại. Khi về quê, ông ngoại có gì cũng mang cho con cháu. Ông giục bà làm nhiều loại bánh trái. Về quê, tôi tha hồ leo trèo hái quả. Những tình cảm chân thành, rất thật của ông bà, bà con xóm giềng đã theo tôi đi mãi và kỷ niệm ngày Tết xưa lúc nào cũng tràn đầy cảm xúc.

Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC

Ca sĩ Châu Khải Phong: “Nét xưa của Tết vẫn còn nguyên vẹn”

Phong cũng giống hàng triệu trái tim người Việt Nam khác, trông chờ Tết như một món  quà đặc biệt để có thời gian hơn bên gia đình. Dịp gần Tết nào cũng vậy, Phong rất nôn nao dù lịch diễn đã nhận đến hết đêm giao thừa.

Cảm giác tối 30 một mình lang thang nơi thành phố, rồi mùng 1 xách hành lý về quê như vết cắt nhỏ về mặt cảm xúc. Nhưng mình chấp nhận nó như một điều hiển nhiên khi mang danh ca sĩ.

Làm nghề 10 năm, Phong đồng cảm với khán giả và bầu show nên gật đầu đi hát dịp giao thừa. Dù khó đón giao thừa bên gia đình nhưng cùng hàng ngàn khán giả chào năm mới cũng mang cảm giác đặc biệt.

Có cơ hội đi diễn nhiều nơi và theo dõi khán giả đón Tết, Phong nhận ra đời sống tinh thần vật chất của người Việt Nam ngày càng phát triển rõ rệt. Tuy thế, nét xưa của Tết vẫn còn nguyên vẹn. Phong không thích khi người ta bảo rằng Tết mai một giá trị truyền thống. Vì rõ ràng ở nhiều vùng quê khác nhau, những tục lệ xưa vẫn còn và mang giá trị lớn. Phong theo dõi nhiều trận cù dịp tết, hay cảnh cả gia đình đoàn viên gói bánh chưng, ông bà chỉ dạy con cháu về Tết, về truyền thống cha ông…

Mai Ka - Nhật Lệ
TIN LIÊN QUAN

Nhạc sĩ Trần Tiến: Tết lại ngồi nhớ mẹ

Đào Bích |

"Mẹ tôi" là ca khúc nhạc sĩ Trần Tiến dành để tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất của mình. Là người gắn bó với mẹ nhất trong gia đình, ông viết nên những câu hát như gan ruột. Trong một lần giỗ mẹ, Trần Tiến đã hát ca khúc này khiến cả nhà đều xúc động.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đời tôi chỉ có một bài hát về tết

Đào Bích |

Bài hát “Một nét ca trù ngày xuân” là một sáng tác hiếm hoi được nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về chủ đề tết.

Tết trong mắt người đẹp Việt

Mai Châu |

“Tết là sum vầy, quây quần bên người thân”; “Tết là dịp để những ai đi xa mong trở về”; “Tết là để nhắc nhở nhau về văn hóa cội nguồn”; “Tết xưa, Tết nay, dẫu có những đổi thay, thì với tất cả người Việt chúng ta, Tết luôn là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm…”.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Nhạc sĩ Trần Tiến: Tết lại ngồi nhớ mẹ

Đào Bích |

"Mẹ tôi" là ca khúc nhạc sĩ Trần Tiến dành để tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất của mình. Là người gắn bó với mẹ nhất trong gia đình, ông viết nên những câu hát như gan ruột. Trong một lần giỗ mẹ, Trần Tiến đã hát ca khúc này khiến cả nhà đều xúc động.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đời tôi chỉ có một bài hát về tết

Đào Bích |

Bài hát “Một nét ca trù ngày xuân” là một sáng tác hiếm hoi được nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về chủ đề tết.

Tết trong mắt người đẹp Việt

Mai Châu |

“Tết là sum vầy, quây quần bên người thân”; “Tết là dịp để những ai đi xa mong trở về”; “Tết là để nhắc nhở nhau về văn hóa cội nguồn”; “Tết xưa, Tết nay, dẫu có những đổi thay, thì với tất cả người Việt chúng ta, Tết luôn là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm…”.