Đời sống văn hóa - một năm nhìn lại: “Được mùa” di sản và những nỗi lo

ĐẶNG CHUNG |

Đời sống văn hóa trong năm 2016 sôi động và ồn ào, trên hành trình xác lập lại những giá trị đích thực. Là một năm “bội thu” di sản, nhưng đi sau đó là trách nhiệm và nỗi lo bảo tồn. 2016 cũng là năm chứng kiến scandal chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật nước nhà, về chuyện tranh thật - tranh giả. Có những vấn đề đã được chỉ đích danh chứ không chỉ dừng ở việc xới xáo, nhưng đọng lại vẫn là nỗi lo, cùng những điều có nguy cơ bị rơi vào quên lãng.
Vinh dự càng lớn, trách nhiệm càng đầy

Ba di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận; 1 kỷ lục Guinness thế giới được các nghệ sĩ xiếc xác lập; lần đầu tiên có Festival Áo dài với nhiều hoạt động, trong 3 ngày thu hút hơn 3 vạn lượt khách tới tham quan.; tổ chức thành công Liên hoan phim quốc tế Hà Nội; xuất hiện nhiều lễ hội âm nhạc cùng nỗ lực đưa hàng chục ngôi sao quốc tế đến Việt Nam biểu diễn... đã mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho công chúng, cũng như tạo nên sự sôi động cho đời sống văn hóa nghệ thuật trong nước một năm qua.

Nghi thức “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như là lời xác nhận rõ ràng về giá trị riêng biệt, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Nhưng niềm tự hào đó đi đôi với trách nhiệm bảo vệ và đang xảy ra một điều chưa có tiền lệ, hay đúng ra là nghịch lý.

Trong khi nhiều di sản trong tình trạng sống thoi thóp, các nhà quản lý văn hóa liên tục kêu gọi, tìm giải pháp để gìn giữ, trao truyền, thì tín ngưỡng thờ Mẫu - trong đó có nghi lễ hầu đồng - tự thân đã phát triển mạnh mẽ, nay được công nhận là di sản, lại khiến nhiều người lo ngại về sự bùng nổ những hình thức biến tướng, mượn việc được UNESCO vinh danh làm “lá chắn”, “bùa hộ mệnh” để trục lợi.

Có những giá đồng đắt đỏ cả trăm triệu đồng vì chi phí đồ mã, đồ cúng và các khoản tiền khác. Cánh đạo diễn thì “mở cờ”, mang hình thức diễn xướng hầu đồng, chầu văn đến hầu khắp các nhà hát, sân khấu truyền thống dưới đủ dạng thức. Dù góp phần tạo nên đất sống cho di sản, nhưng không loại trừ khả năng di sản bị “thương mại hóa”.

Có những hiện tượng này, cùng những nỗi lo đó, đã được chỉ đích danh là vì thiếu chế tài, cơ sở pháp lý, quy định cụ thể để răn đe. Muốn làm được điều này, cần sự vào cuộc của cơ quan quản lý văn hóa. Các nhà quản lý cần xây dựng những kế hoạch cụ thể và có cơ chế giám sát việc thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng.

Nỗi buồn tranh thật, tranh giả

Tốn nhiều giấy mực và thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng cả nước trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật năm qua là phát hiện chấn động quanh triển lãm mỹ thuật “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” của nhà sưu tầm Vũ Xuân Chung. Hầu hết trong số 17 bức tranh triển lãm đã bị giới hội họa, các chuyên gia và báo chí trong nước chứng minh là giả, trong đó có chuyện tranh của Thành Chương bị biến thành tranh Tạ Tỵ.

Sự việc đã làm hé lộ phần tối của thị trường mỹ thuật Việt Nam, vấn nạn tranh giả không còn lạ lẫm ở Việt Nam, nếu không muốn nói là “đã và đang có một thị trường tranh giả hoạt động cực kỳ sôi động”. Sự việc làm dấy lên nỗi lo không chỉ với người trong giới mà cả công chúng, vì tranh giả đã đi vào tận… bảo tàng.

Nhiều nghệ sĩ, nhà nghiên cứu đã lên tiếng, mạnh mẽ có, xới xáo có, về việc cần thiết phải xây dựng cơ chế để xử lý triệt để vấn nạn tranh giả, góp phần xác lập lại giá trị đích thực cho mỹ thuật Việt Nam. Trước tiên bằng việc đi đến cùng vụ việc tranh giả trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu”.

Tiếc rằng, sự việc chẳng đi đến đâu. Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có xin lỗi, nhưng 17 bức tranh của ông Vũ Xuân Chung cuối cùng, đúng như dự đoán của nhiều người, “tranh của ai lại về nhà người nấy”, cũng vì “chưa có tiền lệ”. Quá bức xúc, gia đình cố họa sĩ Tạ Tỵ đâm đơn kiện ra tòa. Nhưng gia đình gặp vô vàn khó khăn về thủ tục, cách thu thập tài liệu chứng cứ cung cấp cho tòa.

Và cho đến nay, vụ kiện đầu tiên liên quan đến bản quyền tranh vẫn chưa có kết quả, thậm chí có nguy cơ bị rơi vào quên lãng. Trong khi hành lang pháp lý chưa đủ mạnh, họa sĩ chưa quyết liệt đấu tranh với nạn tranh giả, thì thiệt thòi nhất vẫn là công chúng và nền mỹ thuật Việt Nam bị nạn tranh giả phá hoại, làm mất uy tín cả ở trong nước và nước ngoài, làm giảm giá trị đích thực của tranh thật.

ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Chợ Viềng Nam Định dự báo sẽ đông nghẹt sau 2 năm phải tạm dừng vì COVID-19

TRUNG DU |

Nam Định - Chuẩn bị diễn ra vào đêm nay (28.1) và rạng sáng mai (29.1), tức ngày 7 - 8 tháng Giêng - chợ Viềng Xuân Quý Mão 2023 được dự đoán sẽ thu hút đông đảo du khách, nhân dân từ khắp nơi đổ về họp chợ, cầu tài lộc, may mắn đầu năm.

Nỗi ám ảnh nhồi nhét trên xe khách để trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết

HỮU CHÁNH |

Khi người dân bắt đầu trở lại các đô thị làm việc sau kỳ nghỉ Tết cũng là lúc bắt đầu điệp khúc nhồi nhét, sang xe, tăng giá vé... Dòng người từ quê trở lại thành phố trong nỗi khổ không kém so với lúc về quê ăn Tết.

Yên Bái: Ngang nhiên tổ chức sới chọi trâu quy mô khủng bất chấp quy định

Văn Đức |

Dù đã có quy định nghiêm cấm tổ chức chọi trâu. Tuy nhiên, Công ty Hải Cường vẫn ngang nhiên tổ chức sới quy mô khủng, thu hút hàng nghìn người tham gia.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng bật tăng mạnh sau Tết

Thái Mạnh |

Thị trường vàng trong nước bắt đầu bước vào mùa cao điểm nhất trong năm khi chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng).