Xây dựng lễ phục - chớ áp đặt chỉ một kiểu mẫu!

NGỌC DỦ |

Theo Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu - nhà nghiên cứu văn hóa, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, việc xây dựng lễ phục phải tính tới đối tượng và mục đích sử dụng chứ không nên áp đặt kiểu mẫu duy nhất.

Từ kiến nghị đưa áo ngũ thân thành lễ phục

Tại phiên thảo luận sáng 31.5, Kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn ĐBQH Bình Định) đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân nam tại các kì họp, bên cạnh trang phục comple. Đây cũng là vấn đề đã nhận được nhiều sự quan tâm với những ý kiến khác nhau.

Trao đổi với Lao động, họa sĩ Nguyễn Đức Bình - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình làng Việt đồng tình với đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh: “Hiện nay đang có rất nhiều quy định mâu thuẫn về trang phục, chẳng hạn trong một số trường hợp thì nữ được mặc áo dài, còn nam lại diện comple. Trong khi đó, comple vốn không phải là trang phục truyền thống của Việt Nam. Theo tôi, đây là yêu cầu chính đáng của đại biểu tại nghị trường vừa qua”.

Trước đó, tại kì họp Quốc hội trong khóa XIV, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn ĐBQH Hà Nội) cũng đã đề xuất nam giới mặc áo dài. Bà Trần Thị Quốc Khánh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo với Quốc hội, Chính phủ để xây dựng Luật nghi lễ, nghi thức, quốc phục, quốc hoa. Theo đó, luật này nên khuyến khích nam giới và nữ giới đều mặc áo ngũ thân truyền thống trong những sự kiện quan trọng.

Vào tháng 10.2020, Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế là đơn vị đầu tiên trong cả nước quy định việc nam cán bộ, công chức của sở mang áo dài truyền thống vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng. Việc mang áo dài này duy trì cho đến ngày hôm nay và nhận được sự ủng hộ rất lớn của dư luận. Nhiều lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng mặc áo dài trong các buổi tiếp, làm việc với lãnh đạo nước ngoài thay vì bộ âu phục.

Năm 2013, GS, nhà văn hóa Trần Ngọc Thêm đã đề xuất dùng comple, áo dài nam và áo dài nữ là lễ phục Nhà nước. Ông cho rằng, bộ comple mạnh mẽ, áo dài mềm mại, dịu dàng là sự kết hợp của hiện đại và truyền thống.

Thực tế cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có bộ lễ phục truyền thống quốc gia chính thức.

Cần điều chỉnh phù hợp

Khi Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới, giao lưu văn hóa trên toàn cầu ngày càng gia tăng thì việc khẳng định nét riêng biệt, độc đáo là cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến mâu thuẫn xoay quanh trang phục áo dài giữa nam và nữ.

Lí giải điều này, Tiến sĩ Văn Hóa Tùng Hiếu - nhà nghiên cứu văn hóa, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM - cho biết: “Lễ phục hay quốc phục của Việt Nam chúng ta hiện bây giờ không thể thống nhất được bởi chúng ta đang sống trong bối cảnh văn hóa nửa truyền thống nửa hiện đại, nửa Tây nửa ta. Nó hỗn hợp, pha trộn và không thống nhất.

Chúng ta có một quãng thời gian, có một bối cảnh lịch sử khiến cho truyền thống không kết nối được với hiện đại, và hiện đại bị đứt quãng với truyền thống, dẫn đến trình trạng là ngày nay việc chọn duy nhất một loại trang phục dù là nó trang trọng đến mấy cho mọi người sử dụng trong các lễ hội thì chắc chắn cũng có tranh cãi”.

Theo tiến sĩ, để đưa áo dài trở thành lễ phục và quốc phục thì các kiểu mẫu được chọn phải được điển chế hóa, nhưng việc điển chế hóa trong bối cảnh ngày nay cũng nên linh hoạt, có điều chỉnh tùy theo sự đón nhận của người Việt Nam.

“Nếu chúng ta xem áo dài hay một vài sản phẩm văn hóa khác của Việt Nam như một biểu tượng thì hãy yêu quý nó chứ không nên áp đặt một kiểu mẫu duy nhất” - Tiến sĩ khẳng định.

Đối với họa sĩ Nguyễn Đức Bình, ông cho rằng, Đề án Lễ phục Nhà nước sẽ khả thi nếu được thực hiện trong thời điểm hiện tại. “Trong giai đoạn 2015 trở lại đây, phong trào mặc áo dài nam đã được phục hồi, hình ảnh, tư liệu về lịch sử, thẩm mĩ của áo dài cũng được chứng minh qua nhiều cuộc hội thảo, bài báo. Đặc biệt, phong trào mặc áo dài nam trong cơ quan cũng được đánh giá cao” - họa sĩ chia sẻ thêm.

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lí nhà nước cần nghiên cứu, sớm ban hành luật hoặc nghị định về biểu tượng văn hóa, trong đó có áo dài.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Trưng bày tranh lễ phục triều Nguyễn của Nguyễn Văn Nhân tại Tàng Thơ Lâu

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trưng bày bộ tranh vẽ lễ phục triều Nguyễn của tác giả Nguyễn Văn Nhân tại Tàng Thơ Lâu.

Vinh quang Việt Nam 2023: Người bác sĩ "vẽ" lại những gương mặt người

Giang Thùy Linh |

Vinh quang Việt Nam 2023 - Đại tá, PGS.TS Vũ Quang Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Chủ nhiệm Bộ môn phẫu thuật Tạo hình thẩm mĩ - Học viện Quân y gây ấn tượng mạnh với tôi vì dáng vẻ cao lớn, đường bệ của ông. Khám cho bệnh nhân trên giường bệnh mà ông phải cúi thấp người. Bệnh nhân thấy bác sĩ, nhanh chóng ngồi dậy, đi lại một vòng quanh phòng: "Tôi khỏe lắm rồi, đi lại được mà, bác sĩ cứ để tôi đi". PGS.TS Vũ Quang Vinh xứng đáng là tấm gương điển hình cho ý chí vươn lên, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, xã hội theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Australia chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh – Brisbane

Ánh Dương |

Vietjet công bố đường bay thẳng đầu tiên kết nối thành phố Hồ Chí Minh với Brisbane (Australia) trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp, người dân hai nước.

Cô gái phượt xe máy độc hành xuyên Việt 58 ngày

NGỌC TRANG (ẢNH: NVCC) |

Lý Phương Thanh, 23 tuổi, sinh viên năm cuối ĐHQG TPHCM, bắt đầu hành trình lái xe máy xuyên Việt từ giữa tháng 3. Cô đặt mục tiêu “tới những nơi chưa đi, và trở lại những nơi yêu thích”.

Lạ mắt với hơn 6.200 người mặc áo dài diễu hành bên bờ biển Nha Trang

Phương Linh |

Sáng 4.6, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễu hành “Tôn vinh áo dài - di sản văn hóa Việt Nam”. Hơn 6.200 người với hàng nghìn mẫu áo dài Việt nhuộm thắm đường biển đẹp nhất Nha Trang.

Tiền đang chảy vào chứng khoán, cổ phiếu "vua" vào đà tăng

Đức Mạnh |

Theo thông tin từ nhiều công ty chứng khoán, lượng tiền đổ vào tài khoản đang tăng trở lại trong 2 - 3 tuần gần đây, báo hiệu giai đoạn đầu phục hồi.

Đề thi Văn dễ, thí sinh thi vào lớp 10 Chuyên KHXH&NV tự tin đạt điểm cao

Trà My |

Nhiều thí sinh nhận xét, đề thi Văn lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội không khó.

Chủ tịch Cần Thơ chỉ đạo khẩn tháo gỡ tình trạng thiếu máu tại ĐBSCL

Trường Nhân |

Trước mắt, TP Cần Thơ tiếp tục xin chi viện nguồn máu từ TPHCM để đảm bảo công tác điều trị trong thời gian triển khai đấu thầu khẩn để giải quyết tình trạng thiếu hóa chất và vật tư y tế tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ.

Trưng bày tranh lễ phục triều Nguyễn của Nguyễn Văn Nhân tại Tàng Thơ Lâu

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trưng bày bộ tranh vẽ lễ phục triều Nguyễn của tác giả Nguyễn Văn Nhân tại Tàng Thơ Lâu.