“Võ Đại tướng với Điện Biên Phủ” - Cuốn sách góp phần giải mã một vị tướng huyền thoại

trần việt |

Tác phẩm “Võ Đại tướng với Điện Biên Phủ” là cuốn sách mới nhất của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn (người đã nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật) ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024). Tập ký sự khổ 14 x 22.5cm dày gần 300 trang do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành. Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã cố gắng giải mã một thiên tài quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một nhân cách lớn, một tài năng lớn.

Trong “Võ Nguyên Giáp - một nét thân thế”, tác giả đã lược thuật Con đường học vấn của Đại tướng để rút ra kết luận: con đường học vấn của ông là điển hình cho nguyên lý - tự học mới thực sự quan trọng, mới làm cho một người vượt lên trên đám đông cùng nguồn đào tạo.

Tác giả dẫn lời của nhà báo, sử gia người Mỹ - Stanley Karmow khi phỏng vấn Đại tướng đăng trên báo New York Times tháng 6.1990 có đoạn: “... Là một nhà chiến lược dũng cảm, một tư duy logic thông thái, một nhà tổ chức không mệt mỏi, tướng Giáp đã chiến đấu hơn 30 năm, xây dựng những đội quân du kích áo vải thành quân đội hiệu quả nhất thế giới... Người Pháp gọi ông là “ngọn núi lửa phủ tuyết” - sự bùng nổ ẩn dưới lớp băng bên ngoài. Giờ ở tuổi gần 80, ông vẫn toát ra sức sống của người trí thức, một sự quyết liệt đã đưa ông vào lịch sử và làm ông trở thành huyền thoại”.

Và nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đặt câu hỏi: Một người không qua bất cứ trường quân sự nào, làm sao có thể lãnh đạo cả một bộ máy chiến tranh - với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng? Làm sao ông đương đầu được với các Đại tướng đối phương học hành bài bản ở các trường quân sự nổi tiếng thế giới, thắng cả Đại tướng Pháp, còn Đại tướng Mỹ thì không làm gì nổi ông, phải rút về nước.

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn cho biết từ chiến dịch Biên Giới (1950), tài năng quân sự của Đại tướng được thể hiện rõ ràng, mà chưa biết ông học kiến thức quân sự ở đâu. Tác giả dự đoán ông lấy từ cẩm nang “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều” của tổ tiên ta, tham khảo tài liệu, sách báo, đông tây kim cổ các nước, trong đó có “Phép dùng binh của ông Tôn Tử” do chính Bác Hồ biên soạn... Tướng Đờ Cát, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khi bị bắt làm tù binh đã khẳng định: "Nếu tướng Giáp không trực tiếp chỉ huy thì Việt Minh không thắng được tôi... Tôi kính phục và ngưỡng mộ ông"...

Năm 1971, Đại tướng sang Liên Xô (cũ) và khẳng định với bạn quyết tâm của ta đánh địch đến thắng lợi hoàn toàn và đề nghị bạn giúp đỡ. Ông đã từng nói: Nếu nói tương quan lực lượng như Liên Xô (cũ) và Đức trong thế chiến thứ hai thì Việt Nam không chịu nổi hai giờ đồng hồ. Nhưng Việt Nam có cách đánh của Việt Nam. Chúng tôi nhất định sẽ thắng”.

Cuốn sách không phải là bản miêu tả thuật lại những điểm nhấn, những dấu mốc trong cuộc đời Đại tướng gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc, mà hơn thế nhà văn Bắc Sơn luôn tìm cách phân tích, lý giải từ góc nhìn đa chiều để rồi đúc kết ra những bài học.

Ở “Điện Biên, những điều ít biết...” viết dưới dạng bút ký được kết cấu hấp dẫn, thú vị, đó là thực tế chuyến đi của tác giả lên Điện Biên, vừa đi vừa trải nghiệm, đối chiếu lại những câu chuyện lịch sử đã nghe, đã nhớ, đã đọc vừa tìm câu trả lời cho những câu hỏi chưa rõ lời đáp. Như lời thuyết minh của người hướng dẫn viên cũng là ý kiến trong nhiều cuốn sách, tài liệu có câu: “Chiến thắng Điện Biên Phủ có vai trò quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Nhà văn Bắc Sơn đã tự hỏi: Đại tướng có vai trò quan trọng hay quyết định? Và cho rằng lịch sử phải trả lời sòng phẳng câu hỏi đó.

Quyết định khó khăn nhất khiến Đại tướng thức trắng đêm - quyết định mà sau này 35 năm sau ông viết: “Tôi đã đạt được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”. Nghĩa là trong cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau đó cũng không có trường hợp nào như thế. Đó là quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Và quyết định đó đã đạt sự đồng thuận của tất cả “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” như câu của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xưa.

Tác giả cũng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Điện Biên Phủ là hình thái chiến tranh gì”. Đại tướng cho rằng, ở Điện Biên Phủ hình thái trận địa chiến đã xuất hiện, bên trong là trận địa cố định, bị động, phòng ngự của địch. Bên ngoài là trận địa di động của ta, ta chủ động tiến công, ngày càng siết chặt cổ địch...

Cuốn sách còn nhiều bài hấp dẫn khác như: “Nghệ thuật nắm bắt thời gian trong chiến tranh của Võ Đại tướng”, “Giao thông vận tải trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Chuyện một người lính già Điện Biên”, “Khối bộc phá ngàn cân kể chuyện”...

Tất cả cho thấy không phải ngẫu nhiên mà trong từ điển quân sự nhiều nước phương Tây về chiến tranh, Việt Nam chỉ có mục từ “Điện Biên Phủ” và gọi Võ Đại tướng là Napoleon của Việt Nam, là thiên tài quân sự. Trong cuốn sách “Great military Leaders and their campaign” của Jeremy Blaeck, nhà xuất bản Thames & Hudson (London, Anh) năm 2008 suy tôn 59 nhân vật kiệt xuất từ cổ đại đến đương đại có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và trang viết về Đại tướng có đoạn: “Kế thừa và kết nối truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đánh bại một thế lực mạnh bằng một lực lượng nhỏ hơn”.

Nhân vật chính của cuốn sách là Võ Đại tướng nhưng tác giả cũng không quên nhắc tới nhiều nhân vật lịch sử khác, nhiều anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh và vai trò của văn nghệ sĩ được phái đi theo bộ đội, dùng cây bút, cây cọ làm vũ khí hành nghề. Như nhạc sĩ Đỗ Nhuận có “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam”, “Chiến thắng Điện Biên”. Nhạc sĩ Hoàng Vân có “Hò kéo pháo”, nhà văn Trần Dần mới có “Người người lớp lớp” và danh họa Tô Ngọc Vân mới có những bức ký họa ý nghĩa về người chiến sĩ.

Trong bài “Hai người lính già nhất và trẻ nhất Điện Biên Phủ”, tác giả đã cho bạn đọc biết đó là cụ Hoàng Đạo Thúy, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách Cục trưởng Cục thông tin và đại tá Lưu Anh Tuấn (Bộ Tư lệnh thông tin) là cháu ngoại cụ Hoàng Đạo Thúy...

Với tác giả cũng có những kỷ niệm riêng đặc sắc với Võ Đại tướng được thể hiện qua hai bài: “Một giờ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp” và “Một lần hầu chuyện phu nhân Đại tướng”.

“Võ Đại tướng với Điện Biên Phủ” là một cuốn sách hay, nhiều thông tin bổ ích, thú vị với 3 phần chính: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”, “Chuyện những người làm nên lịch sử”, “Điện Biên Phủ hôm nay” được viết với văn phong giản dị, khúc triết giàu hình ảnh của nhà văn Bắc Sơn, một cây bút tiểu thuyết với nhiều tác phẩm xuất sắc được bạn đọc mến mộ như: “Luật đời & cha con”, “Lửa đắng”, “Gã tép riu”, “Vỡ vụn”, “Cuộc vuông tròn”... giành nhiều giải thưởng văn học uy tín.

trần việt
TIN LIÊN QUAN

Tháng tư, thăm “Đồi Đại tướng”

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

“Đồi Đại tướng” là tên người dân xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên thường sử dụng khi nói về nơi đóng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - nơi cha anh ta từng sống những ngày “máu trộn bùn non”, để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ tròn 70 năm trước.

Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ kỷ niệm thời thơ ấu bên cha

Vương Trần |

Ông Võ Hồng Nam - con trai út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu bên người cha vĩ đại của mình. Đại tướng là một người luôn bận rộn với công việc nhưng rất tình cảm, tinh tế.

Lòng nhân ái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định về phương án tác chiến lịch sử

VƯƠNG TRẦN |

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm về trước, quyết định từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã thể hiện trí tuệ, tư duy quân sự sắc sảo, nhạy bén trong điều hành chiến lược của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Petrolimex: Nợ vay tăng mạnh, dòng tiền âm nghìn tỉ

Lục Giang |

Nợ vay ngắn hạn tại Petrolimex những năm qua biến động theo xu hướng tăng, lên tới 19.135 tỉ đồng năm 2023, tăng 41% so với năm trước. Trong quý I/2024, tiền mặt của doanh nghiệp “bốc hơi” 12%, dòng tiền kinh doanh ghi nhận âm 1.398 tỉ đồng.

Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi

Cường Ngô |

Nắng nóng khiến tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó.

Nghịch lý giá vàng thế giới và giá vàng trong nước

Khánh Minh |

Dự báo giá vàng thế giới giảm trong tuần này, trong khi giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh.

Khách đến sân bay Điện Biên dịp đại lễ tăng gấp 5 lần

Ý Yên |

Dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954-7.5.2024), Cảng hàng không Điện Biên đón lượng khách tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Người dân Tây Bình, Bình Định kéo nhau ra chặn xe vì bụi, tiếng ồn bao trùm

Hoài Phương |

Bình Định - Bức xúc cảnh xe ben "tra tấn" bằng bụi lẫn tiếng ồn, nhiều người dân xã Tây Bình (huyện Tây Sơn) đã nhiều lần kéo ra chặn xe, gây cản trở giao thông. Thế nhưng, chính quyền địa phương xã lại không hề hay biết, dù chỉ cách nơi diễn ra sự việc khoảng vài trăm mét.

Tháng tư, thăm “Đồi Đại tướng”

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

“Đồi Đại tướng” là tên người dân xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên thường sử dụng khi nói về nơi đóng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - nơi cha anh ta từng sống những ngày “máu trộn bùn non”, để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ tròn 70 năm trước.

Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ kỷ niệm thời thơ ấu bên cha

Vương Trần |

Ông Võ Hồng Nam - con trai út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu bên người cha vĩ đại của mình. Đại tướng là một người luôn bận rộn với công việc nhưng rất tình cảm, tinh tế.

Lòng nhân ái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định về phương án tác chiến lịch sử

VƯƠNG TRẦN |

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm về trước, quyết định từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã thể hiện trí tuệ, tư duy quân sự sắc sảo, nhạy bén trong điều hành chiến lược của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.