Thoát kén

Đình Dy |

Điện ảnh Việt trong 8 tháng qua chứng kiến cú hích “trăm tỉ” với sự góp mặt của “Nhà bà Nữ” (475 tỉ đồng), “Siêu lừa gặp siêu lầy” (121 tỉ đồng), “Chị chị em em 2” (121 tỉ đồng) và hàng loạt bộ phim đạt mốc chục tỉ khác.

Trong khi đó, “Tro tàn rực rỡ” chỉ thu về vỏn vẹn 4,1 tỉ đồng sau khi rời rạp. Dù vậy, phim vẫn nhận sự ủng hộ tuyệt đối của giới chuyên môn cùng nhiều giải thưởng danh giá. Trước khi chiến thắng tại Cánh diều Vàng 2023, “Tro tàn rực rỡ” từng giành giải Nhất tại Liên hoan phim Ba châu lục diễn ra ở thành phố Nantes, Pháp.

Nghịch lý phim nghệ thuật thắng giải lớn nhưng “lận đận” doanh thu ngoài rạp vốn chẳng xa lạ gì với điện ảnh Việt.

Trước đó, các phim như: “Đập cánh giữa không trung”, “Bi, đừng sợ!”, “Đảo của dân ngụ cư”... từng đạt thành tích tại nhiều LHP quốc tế nhưng lại không thu hút được công chúng.

Nguyên nhân: Các phim nghệ thuật thường tập trung khai thác tính điện ảnh, duy mỹ, mang chiều sâu ngụ ý rõ ràng. Trong khi đó, thị hiếu của khán giả Việt đa phần hướng đến những bộ phim thuần giải trí, dễ xem, dễ cảm nhận...

Chẳng hạn như “Tro tàn rực rỡ”, bộ phim chuyển thể từ hai truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Phim có nhiều chi tiết ẩn ý như hình ảnh ngọn lửa và tro tàn, chiếc chòi của Dương, bi kịch của Nhàn... khiến khán giả chưa cảm nhận hết thông điệp nhà sản xuất muốn truyền tải.

Cùng về chủ đề gia đình và tình yêu, “Nhà bà Nữ” chọn vấn đề quen thuộc trong gia đình Việt hiện đại. Phim thực hiện đơn giản, không nhiều tình tiết ẩn ý, câu chuyện chạm đến số đông...

Các giải thưởng giúp phim nghệ thuật được khán giả biết tới rộng rãi hơn, đồng thời tiếp thêm động lực sáng tạo cho nhà sản xuất. Tuy nhiên, nếu muốn vừa có doanh thu tốt vừa giữ được tính nghệ thuật, phải chăng, các đơn vị làm phim cần đổi mới tư duy, phương pháp làm phim sao cho dung hòa 2 yếu tố “nghệ thuật” và “thương mại”.

Bởi tác phẩm dù đạt bao nhiêu giải thưởng mà luôn trong cảnh gồng lỗ, doanh thu thấp thì đội ngũ làm phim cũng khó cho ra đời tác phẩm tiếp theo. Đồng thời, tình trạng này cũng khiến dòng phim nghệ thuật trong nước thiếu bứt phá và nhà đầu tư cũng ngại góp vốn sản xuất.

Bài toán về tính thương mại trong dòng phim nghệ thuật vẫn còn nan giải, tuy nhiên, nếu nhà làm phim thật sự “thoát kén” - sẽ tạo ra cú hích mới trong thị trường điện ảnh vốn còn nhan nhản phim “thảm hoạ” như hiện nay.

Đình Dy
TIN LIÊN QUAN

Nhìn về điện ảnh Việt từ siêu phẩm “Oppenheimer”

Anh Tuấn |

Phim Oppenheimer khai thác đề tài cuộc đời nhà khoa học J. Robert Oppenheimer - “cha đẻ của bom nguyên tử”. Tác phẩm của đạo diễn Christopher Nolan đến nay có doanh thu đạt trên 777 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Điện ảnh Việt Nam đang thiếu những bộ phim xứng tầm sự kiện lịch sử

Mi Lan |

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu lịch sử đặt câu hỏi, tại sao những sự kiện lịch sử lớn có tính bước ngoặt của dân tộc như Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 vẫn chưa có được một bộ phim điện ảnh xứng tầm...

Để điện ảnh Việt không vắng bóng dịp hè, lãng quên phim thiếu nhi

Ngọc Dủ - Việt Phong |

Thị trường điện ảnh trong nước lại đang trong cảnh đìu hiu khi phim nội địa hoàn toàn vắng bóng tại các cụm rạp.

Gương mặt gạo cội, lẫy lừng của điện ảnh Việt Nam đã về miền mây trắng

TRẦN VIỆT |

NSND Bùi Đình Hạc, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007, người đã mang giải vàng quốc tế đầu tiên về cho điện ảnh Việt Nam, đã về với miền mây trắng (vào tối 1.7), hưởng thọ 90 tuổi, để lại niềm thương nhớ cho những người yêu mến điện ảnh nước nhà.

Phải tạo ra một thương hiệu điện ảnh Việt Nam có tầm cỡ

Việt Văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng là một đạo diễn đang lên của điện ảnh Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường quốc tế. Phóng viên Lao Động phỏng vấn anh nhân câu chuyện Netflix đầu tư 2,5 tỉ USD vào Hàn Quốc để sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình.

Cơ hội để Netflix đầu tư vào điện ảnh Việt Nam

Trần Việt |

Vì sao Netflix lại tiếp tục đầu tư lớn cho điện ảnh, truyền hình Hàn Quốc và liệu có cơ hội nào cho điện ảnh Việt Nam trong tương lai gần?

Bão lũ thảm khốc chưa từng có, hàng nghìn người thiệt mạng ở Libya

Khánh Minh |

Cơn bão Daniel gây lũ lụt thảm khốc khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, khoảng 5.000 - 6.000 người vẫn mất tích ở Libya.

Khác biệt trong màn trình diễn của Công Phượng và Quang Hải ở tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Công Phượng hay Quang Hải là 2 trường hợp miệt mài tìm lại chính mình sau thời gian xuất ngoại đầy khó khăn.

Nhìn về điện ảnh Việt từ siêu phẩm “Oppenheimer”

Anh Tuấn |

Phim Oppenheimer khai thác đề tài cuộc đời nhà khoa học J. Robert Oppenheimer - “cha đẻ của bom nguyên tử”. Tác phẩm của đạo diễn Christopher Nolan đến nay có doanh thu đạt trên 777 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Điện ảnh Việt Nam đang thiếu những bộ phim xứng tầm sự kiện lịch sử

Mi Lan |

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu lịch sử đặt câu hỏi, tại sao những sự kiện lịch sử lớn có tính bước ngoặt của dân tộc như Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 vẫn chưa có được một bộ phim điện ảnh xứng tầm...

Để điện ảnh Việt không vắng bóng dịp hè, lãng quên phim thiếu nhi

Ngọc Dủ - Việt Phong |

Thị trường điện ảnh trong nước lại đang trong cảnh đìu hiu khi phim nội địa hoàn toàn vắng bóng tại các cụm rạp.

Gương mặt gạo cội, lẫy lừng của điện ảnh Việt Nam đã về miền mây trắng

TRẦN VIỆT |

NSND Bùi Đình Hạc, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007, người đã mang giải vàng quốc tế đầu tiên về cho điện ảnh Việt Nam, đã về với miền mây trắng (vào tối 1.7), hưởng thọ 90 tuổi, để lại niềm thương nhớ cho những người yêu mến điện ảnh nước nhà.

Phải tạo ra một thương hiệu điện ảnh Việt Nam có tầm cỡ

Việt Văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng là một đạo diễn đang lên của điện ảnh Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường quốc tế. Phóng viên Lao Động phỏng vấn anh nhân câu chuyện Netflix đầu tư 2,5 tỉ USD vào Hàn Quốc để sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình.

Cơ hội để Netflix đầu tư vào điện ảnh Việt Nam

Trần Việt |

Vì sao Netflix lại tiếp tục đầu tư lớn cho điện ảnh, truyền hình Hàn Quốc và liệu có cơ hội nào cho điện ảnh Việt Nam trong tương lai gần?