Nhiều di tích ở Bình Định xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chậm tu bổ

Hoài Luân |

Đến nay, nhiều di tích tại tỉnh Bình Định đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các di tích tháp Chăm, tuy nhiên công tác tu bổ, phục hồi di tích triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ.

Di tích tháp Chăm xuống cấp nghiêm trọng

Hiện nay, tỉnh Bình Định có 143 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia và 107 di tích cấp tỉnh với các loại hình: Kịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.

 
Tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước). Ảnh: Hoài Luân

Những năm qua, nhiều công trình di tích đã và đang được đầu tư xây dựng, tu bổ, phục hồi và tôn tạo như: Khu di tích Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, Tháp Bánh Ít, Tháp Bình Lâm, Tháp Thủ Thiện, Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng...

Sở Văn hóa và Thể thao đã trình UBND tỉnh Bình Định Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Trong đó, quy định việc phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan.

 
Di tích quốc gia đặc biệt tháp Dương Long (huyện Tây Sơn). Ảnh: Hoài Luân

Từ năm 2020 - 2022, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo triển khai công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa tại các địa phương. Nhiều công trình di tích đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí gần 95 tỉ đồng.

Tuy nhiên đến nay, nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các di tích tháp Chăm, nhưng công tác tu bổ, phục hồi di tích triển khai chậm, không bảo đảm tiến độ. Một số tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích đã tùy tiện tổ chức tu sửa một số hạng mục nhỏ trong di tích mà không báo cáo cơ quan chức năng.

 
Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn). Ảnh: Hoài Luân

"Một số tổ chức, cá nhân tham gia quản lý di tích nhận thức chưa đúng mức về giá trị di sản văn hóa và quy định của pháp luật trong việc bảo vệ di sản văn hóa nên để xảy ra tình trạng vi phạm di tích.

Công trình tu bổ, tôn tạo di tích là công trình có tính đặc thù, nhưng năng lực của các cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn và đơn vị thi công còn hạn chế" - ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định cho hay.

Chậm tu bổ, di tích sẽ thành phế tích

Về giải pháp, ông Tạ Xuân Chánh - cho biết, trong thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

Tiếp tục lập quy hoạch tu bổ, tôn tạo nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, đề xuất cho chủ trương đầu tư và bổ sung kinh phí vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đối với các di tích.

Cụ thể như: Tháp Phú Lốc, tháp Bình Lâm, tháp Đôi, tháp Hòn Chuông; xây dựng Đền thờ Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc và phục hồi Đàn Nam Giao tại khu di tích Thành Hoàng Đế; tu bổ, tôn tạo di tích Mộ Đào Tấn, di tích Gộp Nước Ló, di tích Chiến thắng Đồi Mười; nâng cấp chỉnh trang Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân; tu bổ, phục dựng, trưng bày di tích Nhà tù số 9 Đào Duy Từ…

Phối hợp với các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tu bổ, nâng cấp di tích đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, đảm bảo hoàn thành đúng thời gian, chất lượng công trình.

Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho biết, nếu không nhanh chóng rà soát và khẩn trương đầu tư thì các điểm văn hóa (di tích) sẽ thành phế tích. Vì vậy, tỉnh đang tập trung để làm, trong đó ít nhất 7 cụm di tích tháp Chăm đã có phương án triển khai.

"Đến hết năm 2025 phải định hình xong để xử lý. Chúng ta phải bảo tồn được các di tích và gắn với các hoạt động du lịch trên tinh thần trách nhiệm làm tốt nhất có thể để giúp hoạt động của tỉnh từng bước đi vào nề nếp" - ông Phạm Anh Tuấn cho hay.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Hải Dương: Di tích quốc gia xuống cấp, phải dùng cột chống đỡ mái đình

Hà Vi |

Hải Dương - Trải qua hàng trăm năm xây dựng, di tích quốc gia đình Thạch Lỗi (xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đang xuống cấp, hư hỏng nặng nề, cần được khôi phục và sửa chữa.

Thái Nguyên: Di tích lịch sử Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

KIÊN NGUYỄN |

Đình Phương Độ (xã Xuân Phương, Phú Bình) được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã 30 năm, tuy nhiên hiện nay, ngôi đình này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều hạng mục ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuống cấp nghiêm trọng

PHƯƠNG ANH |

Khuê Văn Các cùng nhiều hạng mục tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mĩ quan chung của di tích lịch sử này.

Đang khám nhà của trùm giang hồ xứ Thanh "Tuấn thần đèn”

MINH HOÀNG |

Thanh Hóa - Hàng chục chiến sĩ cảnh sát đã được huy động đến trước ngôi nhà của trùm giang hồ xứ Thanh để hỗ trợ, bên trong ngôi nhà lực lượng chức năng đang tiến hành các thủ tục khám xét.

Người vào Hội An vãn cảnh, ăn uống... thì không buộc mua vé tham quan

Hoàng Bin |

Quảng Nam - “Hội An sẽ tập trung kiểm soát khách theo đoàn, đối với khách đi dạo, vãn cảnh, ăn uống, chụp hình cưới thì không phải mua vé tham quan từ sau ngày 15.5 tới đây" - đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An.

Ký cấp đất dự án sân golf FLC không đúng, nhiều cán bộ bị kỷ luật

THANH TUẤN |

Ngày 11.5, tin từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 34, thông báo kết quả kiểm tra xử lý kỷ luật một số cán bộ công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) của tỉnh.

Tài xế than xe hết đăng kiểm không lưu hành vẫn phải đóng phí đường bộ

LÂM ANH |

Hành trình đăng kiểm phương tiện vẫn còn rất nhiều khó khăn với các tài xế, chủ xe bởi hiện nay, thay vì xếp hàng ở trung tâm đăng kiểm, họ phải chờ cả tháng hoặc nhiều tháng mới đến lượt. Dù xe ôtô nằm nhà, không thể lưu hành và kinh doanh, họ vẫn phải đóng phí đường bộ khi đi đăng kiểm.

Kiến nghị tăng mức hưởng lương hưu cho công nhân đóng BHXH trên 30 năm

Phương Linh |

Tại buổi tiếp xúc cử tri công nhân tại Khu Công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), nhiều kiến nghị về bảo hiểm xã hội, nhà ở cho công nhân và tín dụng đen được gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Hải Dương: Di tích quốc gia xuống cấp, phải dùng cột chống đỡ mái đình

Hà Vi |

Hải Dương - Trải qua hàng trăm năm xây dựng, di tích quốc gia đình Thạch Lỗi (xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đang xuống cấp, hư hỏng nặng nề, cần được khôi phục và sửa chữa.

Thái Nguyên: Di tích lịch sử Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

KIÊN NGUYỄN |

Đình Phương Độ (xã Xuân Phương, Phú Bình) được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã 30 năm, tuy nhiên hiện nay, ngôi đình này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều hạng mục ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuống cấp nghiêm trọng

PHƯƠNG ANH |

Khuê Văn Các cùng nhiều hạng mục tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mĩ quan chung của di tích lịch sử này.