Nhắn tin không hồi đáp

Trần Việt |

Cứ mỗi lần cháu đến là bà cụ lại nhờ cháu xóa đi tin nhắn (đa phần là tin rác) trên máy điện thoại di động cho bà. Đã U80, mắt yếu dần, cụ chỉ dùng điện thoại để nghe, để gọi chứ không bao giờ nhắn tin.

Trong khi, cháu của bà thế hệ gen Z, nên nhắn tin như máy. Cháu đã nài nỉ bà bao lần, nên học nhắn tin như cái cụ hàng xóm cũng già như bà. Vì nhắn tin có nhiều cái lợi lắm, nhất là khi đôi tai người già giờ nghễnh ngãng. Nhiều người mua máy trợ thính xịn xò cả mấy chục triệu rồi cũng chỉ dăm bữa nửa tháng là vứt xó, bởi không dùng quen, nên tiếng được, tiếng mất, lúc nhỏ, lúc to váng cả đầu… Chưa kể còn lúc đi tắm, lúc nghe điện thoại bàn… tháo ra, lắp vào nhiều khi mệt cả não.

Nhắn tin thì hay rồi, có điều tay chân người già lóng ngóng, nhắn tin máy dạng cục gạch đã khó, còn dùng máy thông minh thì dễ “chạm” (touch) nhầm, nhắn người này sang người kia là bình thường. Mời cụ A đi ăn sáng cà phê, lại nhầm sang bà B vốn là người khó ưa, đành nhấc máy lên “sorry” bấm nhầm. Có cụ thì ai nhắn gì cũng tiện tay bấm OK thành dở, vì đáng ra phải từ chối, chót OK thành nhận lời mất rồi.

Cô cháu thuyết phục bà rằng nhắn tin có cái hay là sự chờ đợi. Nhắn rồi, đợi người ta trả lời ra sao cũng là cái thú. Có tin nhắn rơi vào sự im lặng đáng sợ, có tin thì vừa gửi đối tượng đã trả lời vì họ luôn ưu tiên trả lời những người yêu quý. Có tin nhắn để thông báo một sự kiện, có khi để biểu lộ một cảm xúc và có cả những tin nhắn không cần hồi đáp. Nhắn là để đối tượng biết là mình đang nhớ đến người ta...

Bà nghe một hồi ù tai bảo cháu: phức tạp thế, bà chả học đâu. Cô cháu cười chốt hạ nhắn tin đơn giản lắm bà, mà tiết kiệm được khối tiền điện thoại. Nghe vậy, mắt bà sáng lên, có vẻ hứng thú. Được đà, cô cháu bảo: bà học xong nhắn tin, cháu còn lập cả trang Facebook cho bà nữa.

Chiều về, cô bảo mẹ quan trọng nhất là bà có việc để làm, để luyện não, chứ lâu ngày não ít làm việc, dễ trầm cảm. Người già cũng phải vui sống chứ như cái ông cụ được tả trong bài văn dạo nào: nhà em nuôi một ông ngoại, ông ngủ từ sáng đến trưa mới nhổm dậy hỏi: có cơm chưa tụi bây? thì chán chết!

Trần Việt
TIN LIÊN QUAN

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có cách xác định đối tượng lừa đảo qua tin nhắn

Anh Vũ - Khánh An |

Ông Trần Mạnh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện đã giải thích các vấn đề liên quan tới tình trạng lừa đảo qua tin nhắn bằng trạm BTS giả, đồng thời nêu ra phương pháp xác định đối tượng lừa đảo qua tin nhắn trong cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) ngày 5.7.

Cảnh báo xuất hiện tin nhắn lừa đảo trúng tuyển vào lớp 10 tại TPHCM

Chân Phúc |

Một số thí sinh, phụ huynh nhận được tin nhắn thông báo trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập tại TP Hồ Chí Minh. Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Hồ Chí Minh cảnh báo, đây là tin nhắn lừa đảo.

Lừa đảo khôi phục tin nhắn zalo, facebook để chiếm đoạt tài sản

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Với chiêu thức nhận khôi phục tin nhắn trên zalo, facebook đã bị xóa, đối tượng Thiều Thanh Long đã lừa đảo khoảng 40 người ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng.

Tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn làm phiền khách hàng

KHÁNH AN |

Dù gần 1 triệu sim rác đã bị thu hồi, song tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn tiếp diễn.

Thị trường đất đấu giá ở Hà Nội ế ẩm, không còn tình trạng thổi giá cao

ANH HUY |

Những năm trước đây, thị trường đất đấu giá Hà Nội luôn được quan tâm, thậm chí rất sôi động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đất đấu giá đã rơi vào tình trạng ế ẩm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Hà Nội chỉ có 37 phiên đấu giá thành công trong 65 phiên được tổ chức.

Cận cảnh hiện trường vụ cháy rừng dữ dội tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Vụ cháy rừng kéo dài từ sáng 12.7 cho đến sáng 13.7 tại huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã gây thiệt hại diện tích lớn rừng thông.

Gỡ khó cho ngành hàng không

Dân Anh |

Ngành hàng không đã có sự phục hồi sau thời kì dịch COVID-19, tuy nhiên đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thể “cất cánh” mạnh mẽ như kì vọng.

Vụ học viên tại Quảng Bình kêu cứu: Chỉ Trường Đại học Vinh không cấp bằng

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ việc hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu vì đã hoàn tất học phí, đã thi tốt nghiệp hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được cấp bằng, chỉ Trường Đại học Vinh là không cấp, còn các trường liên kết khác đều cấp bằng, tạo điện kiện cho học viên.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có cách xác định đối tượng lừa đảo qua tin nhắn

Anh Vũ - Khánh An |

Ông Trần Mạnh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện đã giải thích các vấn đề liên quan tới tình trạng lừa đảo qua tin nhắn bằng trạm BTS giả, đồng thời nêu ra phương pháp xác định đối tượng lừa đảo qua tin nhắn trong cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) ngày 5.7.

Cảnh báo xuất hiện tin nhắn lừa đảo trúng tuyển vào lớp 10 tại TPHCM

Chân Phúc |

Một số thí sinh, phụ huynh nhận được tin nhắn thông báo trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập tại TP Hồ Chí Minh. Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Hồ Chí Minh cảnh báo, đây là tin nhắn lừa đảo.

Lừa đảo khôi phục tin nhắn zalo, facebook để chiếm đoạt tài sản

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Với chiêu thức nhận khôi phục tin nhắn trên zalo, facebook đã bị xóa, đối tượng Thiều Thanh Long đã lừa đảo khoảng 40 người ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng.

Tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn làm phiền khách hàng

KHÁNH AN |

Dù gần 1 triệu sim rác đã bị thu hồi, song tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn tiếp diễn.