Nhân lực của ngành hát bội đang giảm đi từng năm

NGỌC DỦ - QUY SA |

Theo thống kê của Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM, nhà hát hiện có 25 nghệ sĩ biểu diễn, 8 nhạc công. Đa phần là nghệ sĩ trẻ, trên 40 tuổi hoặc sắp về hưu, nhân lực cho ngành hát bội đang giảm đi từng năm.

Hát bội gặp nhiều khó khăn

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với nghệ thuật hát bội là sự giảm sút của thế hệ trẻ tham gia vào ngành này. Do những yêu cầu đặc thù trong nghề phụ thuộc nhiều vào năng khiếu của học viên nên nguồn nhân lực cũng bị thu hẹp lại.

Hiện nay, tại TPHCM vẫn chưa có trường đào tạo về nghệ thuật hát bội, do đó nhà hát không có nguồn đầu vào đúng chuyên môn ngành nghề. Đối tượng xét tuyển đã mở rộng sang các bạn trẻ thuộc Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh, tuy nhiên đa số đều là sinh viên tốt nghiệp ngành hát tuồng, cải lương nên khi vào đoàn phải mất thêm 2 - 3 năm đào tạo lại từ đầu.

Bên cạnh đó, trong cơ chế tuyển dụng yêu cầu diễn viên phải có bằng trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành về nghệ thuật sân khấu. Tuy nhiên, mức lương đãi ngộ cho các diễn viên trẻ lại không cao, lương khởi điểm của người tốt nghiệp đại học vào đoàn là 2,34 triệu.

NSƯT Linh Hiền chia sẻ với phóng viên Lao Động: “Suốt chặng đường theo đuổi nghệ thuật hát bội, tôi đã trải qua nhiều trăn trở và khó khăn, thậm chí có những đêm diễn tận 3 tiếng nhưng thù lao chỉ có 90.000 đồng”. Có thể thấy vấn đề lương bổng cũng chính là bức màn cản trở những người trẻ theo đuổi ngành này.

Không những gặp khó khăn về mặt nhân sự mà cơ sở vật chất phục vụ cho nghệ thuật hát bội cũng đang xuống cấp nghiêm trọng. Sân khấu chính của các nghệ sĩ hát bội TPHCM là rạp hát Thủ Đô, thế nhưng điều kiện ở đây chưa đáp ứng được cho việc biểu diễn nghệ thuật. Không có sân khấu ổn định, các nghệ sĩ phải lưu diễn ở những đình, làng, sân khấu lưu động ngoài trời, để đảm bảo thu nhập cho các nghệ sĩ.

Nỗ lực phát huy nghệ thuật truyền thống

Để giải quyết tình trạng thiếu nguồn nhân lực trẻ Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM đã tổ chức đào tạo diễn viên sân khấu theo phương pháp truyền nghề tại đơn vị. Các bạn trẻ sẽ được đào tạo, hướng dẫn trực tiếp từ những nghệ sĩ đi trước. Đây là giải pháp được Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM và Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM phối hợp thực hiện.

Chia sẻ về những thay đổi của hát bội, ông Võ Hồ Hoàng Vũ - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM - cho biết: “Hát bội bây giờ đã đổi mới hơn rất nhiều so với trước kia điển hình như việc lựa chọn kịch bản phù hợp với đời sống hiện đại. Ngay cả phần lời hát, câu ca cũng phải sử dụng ngôn ngữ thuần Việt, dễ hiểu và gần gũi để công chúng dễ dàng tiếp nhận”.

Bên cạnh đó, nhận thấy lớp trẻ hiện tại cũng đang dành sự quan tâm nhất định đến nghệ thuật hát bội. Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM đã tổ chức nhiều chương trình quảng bá rộng rãi ở các không gian ngoài trời như bảo tàng lịch sử hay thảo cầm viên vào những ngày cuối tuần nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ đến tìm hiểu và thưởng thức hát bội. Ngoài ra, Nhà hát cũng tổ chức nhiều chương trình sân khấu học đường với gần 30 suất biểu diễn mỗi năm tại các trường học trên địa bàn TPHCM.

NSƯT Linh Hiền bày tỏ: “Đối với nghệ sĩ hát bội, thời gian và hoài bão còn mong manh hơn vì khán giả quan tâm đến bộ môn nghệ thuật này ngày càng ít. Tôi mong các cơ quan ban ngành sẽ có nhiều sự quan tâm hơn đến những nghệ sĩ đã dành cả đời để cống hiến cho nghệ thuật”.

Có thể thấy, nghệ thuật hát bội hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng đâu đó vẫn còn những con người đang ngày đêm miệt mài, nỗ lực để bảo tồn nghệ thuật truyền thống này nhưng hơn hết vẫn cần sự quan tâm từ các cơ quan Nhà nước.

Trong tương lai để duy trì và phát triển nghệ thuật hát bội, phải thúc đẩy hơn nữa hệ thống giáo dục và đào tạo. Cần có chính sách lương bổng, đãi ngộ xứng đáng với những tâm huyết mà nghệ sĩ đã bỏ ra. Đồng thời phải có sự đổi mới, đầu tư chỉn chu trong khâu kịch bản, diễn xuất, trang phục...

NGỌC DỦ - QUY SA
TIN LIÊN QUAN

Bên trong nhà hát 123 năm tuổi sắp được chi hơn 330 tỉ đồng tu bổ

HỮU CHÁNH |

Nhà hát Thành phố (Quận 1, TPHCM) có dấu hiệu xuống cấp sau hơn 120 năm hoạt động, dự kiến sẽ được chi 337 tỉ đồng để tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Kết nối Nhà hát Hồ Gươm với các công trình văn hoá, nghệ thuật

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu có phương án kết nối Nhà hát Hồ Gươm với các công trình văn hóa nghệ thuật khác để tạo không gian văn hóa nghệ thuật, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô, của đất nước.

Loạt vở diễn đặc sắc sẽ sáng đèn tại Nhà hát thành phố Hải Phòng từ tháng 7

Mai Dung |

Chiều 24.6, Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch "Sáng đèn Nhà hát thành phố".

Nhà hát các dân tộc Việt Nam cần xác định loại hình biểu diễn, đối tượng thụ hưởng

Trần Việt (thực hiện) |

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục “nóng” trong dư luận. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn, kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý nổi tiếng với những tác phẩm văn học viết về Hà Nội.

Xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở đâu hợp lý?

Trần Việt (thực hiện) |

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề “nóng” mấy ngày qua. Ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Việc xây dựng một Nhà hát các dân tộc Việt Nam có thực sự cần thiết không? Và vị trí khu đất phía sau Nhà hát Lớn có thuận tiện và phù hợp?

Người hâm mộ không hài lòng sau thất bại của tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Thất bại 0-2 trước tuyển Trung Quốc cùng tấm thẻ đỏ của Tiến Linh khiến đội tuyển Việt Nam nhận về nhiều ý kiến chỉ trích từ phía người hâm mộ nước nhà.

Nguyễn Quang Dũng: Mời Trấn Thành đóng Đất rừng phương Nam để hút khán giả có gì sai?

ĐÔNG DU |

Chia sẻ với Lao Động, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết, việc mời Trấn Thành đóng "Đất rừng phương Nam" một phần vì giá trị ngôi sao. Hơn hết, anh thấy nam MC phù hợp với vai bác Ba Phi.

Ngư dân thất thần khi bị tàu giã cào kéo rê trên biển

HƯNG THƠ |

Ngư dân Trần Hòa (trú tại thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) thả hơn 10 tay lưới bắt mực và ghẹ cách bờ biển 3 hải lý. Bất ngờ, tàu dã cào hoạt động trái phép tiến đến, kéo luôn các tay lưới và ghe của anh Hòa suốt 1 hải lý. Chấp nhận mất của, anh Hòa phải cắt dây neo và lưới để tránh lật ghe.

Bên trong nhà hát 123 năm tuổi sắp được chi hơn 330 tỉ đồng tu bổ

HỮU CHÁNH |

Nhà hát Thành phố (Quận 1, TPHCM) có dấu hiệu xuống cấp sau hơn 120 năm hoạt động, dự kiến sẽ được chi 337 tỉ đồng để tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Kết nối Nhà hát Hồ Gươm với các công trình văn hoá, nghệ thuật

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu có phương án kết nối Nhà hát Hồ Gươm với các công trình văn hóa nghệ thuật khác để tạo không gian văn hóa nghệ thuật, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô, của đất nước.

Loạt vở diễn đặc sắc sẽ sáng đèn tại Nhà hát thành phố Hải Phòng từ tháng 7

Mai Dung |

Chiều 24.6, Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch "Sáng đèn Nhà hát thành phố".

Nhà hát các dân tộc Việt Nam cần xác định loại hình biểu diễn, đối tượng thụ hưởng

Trần Việt (thực hiện) |

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục “nóng” trong dư luận. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn, kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý nổi tiếng với những tác phẩm văn học viết về Hà Nội.

Xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở đâu hợp lý?

Trần Việt (thực hiện) |

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề “nóng” mấy ngày qua. Ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Việc xây dựng một Nhà hát các dân tộc Việt Nam có thực sự cần thiết không? Và vị trí khu đất phía sau Nhà hát Lớn có thuận tiện và phù hợp?