Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là sản phẩm OCOP 4 sao

NHẬT HỒ |

Bạc LiêuKhu lưu niệm cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là cách làm mới, thể hiện quyết tâm đưa khu lưu niệm đặc biệt này trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn và chất lượng của tỉnh Bạc Liêu.

Sản phẩm OCOP 4 sao độc đáo

Năm 2013, tỉnh Bạc Liêu đã tôn tạo, mở rộng Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đưa nơi đây trở thành điểm đến du lịch tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Khu lưu niệm có tổng diện tích hơn 12.000m2, gồm các công trình sân, đài Nguyệt cầm, tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu, vườn nhạc cụ, khu mộ của cố nhạc sĩ và gia đình, nhà trưng bày, khu biểu diễn...

Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Nhật Hồ
Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Nhật Hồ

Tại khu lưu niệm trưng bày ngoài trời đài Nguyệt cầm với biểu tượng ống tre tượng trưng cho cây đàn kìm - một nhạc cụ không thể thiếu trong nghệ thuật đờn ca tài tử. Xung quanh đài là 20 bài tổ (bài gốc) cùng bức tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu đang chơi đàn tranh, phía sau là bản "Dạ cổ hoài lang" được tạc trên đá. Tiếp đó là vườn nhạc cụ với các loại đàn tiêu biểu của nghệ thuật đờn ca tài tử như đàn cò, đàn tranh, đàn bầu, đàn guitar phím lõm...

Đi qua khoảng sân rộng, du khách thăm nhà trưng bày, nghe các thuyết minh viên kể về cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và sự phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử ở Bạc Liêu.

Bên trong khuôn viên Khu lưu niệm. Ảnh: Nhật Hồ
Bên trong khuôn viên Khu lưu niệm. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực đưa Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp lữ hành; khai thác tiềm năng, giá trị của khu lưu niệm nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; xây dựng và quảng bá thương hiệu... Chúng tôi hướng tới mục tiêu xây dựng khu lưu niệm này trở thành một sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh để thu hút du khách đến tham quan và quay trở lại”.

Cuối năm 2020, tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng điểm du lịch Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu là sản phẩm du lịch OCOP 4 sao. Đây là cách làm mới, thể hiện quyết tâm đưa khu lưu niệm đặc biệt này trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn và chất lượng của tỉnh Bạc Liêu.

Tôn vinh đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, gắn bó với đất và người Nam Bộ. Được phát triển từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế pha trộn với các làn điệu dân ca, hò vè của vùng đất Nam Bộ, đờn ca tài tử đã trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian vừa uyên bác, vừa bình dân. Năm 2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tượng Nhạc sĩ Cao Văn Lầu trong khu lưu niệm. Ảnh: Nhật Hồ
Tượng Nhạc sĩ Cao Văn Lầu trong khu lưu niệm. Ảnh: Nhật Hồ

Mặc dù được hình thành và phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam, nhưng tỉnh Bạc Liêu được coi là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử. Từ đầu thế kỷ XX, đờn ca tài tử đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng ở Bạc Liêu với nhiều tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có nhạc sư Lê Tài Khí (1870 - 1948), người được tôn là hậu Tổ khi có công canh tân, khôi phục nhiều bản ca cổ, cùng người học trò ưu tú Cao Văn Lầu (1890 - 1976) - người được biết đến với bản “Dạ cổ hoài lang” bất hủ.

Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian thu hút đông đảo người dân Bạc Liêu tham gia.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, toàn tỉnh hiện có gần 70 câu lạc bộ, nhóm với khoảng 500 nghệ nhân, tài tử thường xuyên sinh hoạt. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của di sản này trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Bạc Liêu hôm nay.

Những năm gần đây, khách du lịch đến Khu lưu niệm ngày càng tăng do nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ. Nhiều công ty lữ hành, du lịch đã ký kết hợp tác với Ban quản lý Khu lưu niệm để đưa du khách đến tham quan và thưởng thức đờn ca tài tử, như: Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu, Bali Travel, Vietravel, Saigontourist…

Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đang sở hữu một không gian vô cùng lý tưởng phù hợp với việc bảo tồn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và bản Dạ cổ hoài lang, do đó nơi đây cần có các buổi sinh hoạt, giao lưu đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch bất cứ thời gian nào khi du khách có nhu cầu.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

Nhật Hồ |

Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Ngôi chùa Khmer 130 năm tuổi không nên bỏ qua khi du lịch ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Được mệnh danh là ngôi chùa cổ Khmer đẹp nhất ở ĐBSCL, Chùa Xiêm Cán trên 130 năm tuổi ở TP. Bạc Liêu cuối năm 2022 được Hiệp hội du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long công nhận là "Điểm du lịch tiêu biểu của vùng". Mới đây, Chùa đã xây mới khu ăn uống, phục vụ những món ăn độc đáo của đồng bào Khmer, món ăn ngon của Bạc Liêu, chuẩn bị đội văn nghệ ca, múa và đội nhạc ngũ âm sẵn sàng phục vụ khách trong nhà sàn gỗ.

Bạc Liêu: Chợ truyền thống chiều 28 Tết sức mua vẫn còn yếu

NHẬT HỒ |

Chiều 28 Tết, hàng hóa trong siêu thị phong phú, các chợ truyền thống đua nhau giảm giá, khuyến mãi.

Dù khó khăn, doanh nghiệp Bạc Liêu vẫn chăm lo cho lao động đón Tết

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Năm 2022, các doanh nghiệp bước đầu phục hồi sản xuất  kinh doanh sau giai đoạn ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn nỗ lực duy trì việc làm và đảm bảo các chế độ tiền lương, thưởng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Chủ tịch Bạc Liêu: Vui xuân không được lơ là với dịch bệnh

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 14.1, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp chính vì vậy cần phải tăng cường công tác phòng chống dịch để đảm bảo cho người dân vui xuân đón Tết.

Tết Quý Mão, Bạc Liêu chỉ bắn pháo hoa duy nhất một điểm

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bạc Liêu, chương trình nghệ thuật mừng Xuân Quý Mão 2023 bắt đầu lúc 20h30 ngày 21.1 (ngày 30 Tết) tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Bạc Liêu.

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

Nhật Hồ |

Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Ngôi chùa Khmer 130 năm tuổi không nên bỏ qua khi du lịch ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Được mệnh danh là ngôi chùa cổ Khmer đẹp nhất ở ĐBSCL, Chùa Xiêm Cán trên 130 năm tuổi ở TP. Bạc Liêu cuối năm 2022 được Hiệp hội du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long công nhận là "Điểm du lịch tiêu biểu của vùng". Mới đây, Chùa đã xây mới khu ăn uống, phục vụ những món ăn độc đáo của đồng bào Khmer, món ăn ngon của Bạc Liêu, chuẩn bị đội văn nghệ ca, múa và đội nhạc ngũ âm sẵn sàng phục vụ khách trong nhà sàn gỗ.

Bạc Liêu: Chợ truyền thống chiều 28 Tết sức mua vẫn còn yếu

NHẬT HỒ |

Chiều 28 Tết, hàng hóa trong siêu thị phong phú, các chợ truyền thống đua nhau giảm giá, khuyến mãi.

Dù khó khăn, doanh nghiệp Bạc Liêu vẫn chăm lo cho lao động đón Tết

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Năm 2022, các doanh nghiệp bước đầu phục hồi sản xuất  kinh doanh sau giai đoạn ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn nỗ lực duy trì việc làm và đảm bảo các chế độ tiền lương, thưởng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Chủ tịch Bạc Liêu: Vui xuân không được lơ là với dịch bệnh

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 14.1, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp chính vì vậy cần phải tăng cường công tác phòng chống dịch để đảm bảo cho người dân vui xuân đón Tết.

Tết Quý Mão, Bạc Liêu chỉ bắn pháo hoa duy nhất một điểm

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bạc Liêu, chương trình nghệ thuật mừng Xuân Quý Mão 2023 bắt đầu lúc 20h30 ngày 21.1 (ngày 30 Tết) tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Bạc Liêu.