80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển:

Khơi dậy khát vọng cống hiến của toàn dân cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa

ÁI VÂN |

Ngày 27.2, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương. Hội thảo do 4 cơ quan là Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức. 

Dự hội thảo có ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư; ông Nguyễn Xuân Thắng - ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ...

Tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam

Phát biểu dẫn đề Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Đề cương về văn hóa đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với nhận thức đúng đắn rằng: Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vừa là một tất yếu chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Cách mạng muốn xây dựng thành công nền văn hoá mới dứt khoát phải do Đảng tiền phong lãnh đạo.

Với sự khởi nguồn từ bản Đề cương về văn hóa Việt Nam về xây dựng một nền văn hóa mới và khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam, tại hội thảo này, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, các đại biểu tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, khẳng định ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hoá đối với phát triển. Phải nhìn thẳng vào thực tế là, vẫn còn nhiều lúc, nhiều nơi, văn hóa chưa được đặt thật đúng vị trí, chưa thật sự xứng tầm trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá, con người.

Thứ tư, chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hoá có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa có tâm, có tầm, có trách nhiệm trong việc việc khai thông, mở đường phát triển văn hóa nước nhà.

Thứ năm, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phát triển. Đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh phát triển mới của đất nước.

Đầu tư cho văn hóa cũng chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, đầu tư cho văn hóa một cách khoa học, hợp lý, chính là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho tương lai hội nhập mang tính bền vững hơn của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề xuất một số giải pháp cải thiện thể chế, hoàn thiện chính sách hiện hành như: Bổ sung lĩnh vực văn hóa vào nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư, vào nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng bổ sung các khoản chi tài trợ cho văn hóa, thể thao được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; có chính sách phù hợp tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nhằm phát huy, sử dụng có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, tài sản đặc thù của văn hóa.

Ngoài ra, ông Hùng cũng nêu kiến nghị liên quan đến việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng Bộ chỉ số quốc gia về phát triển văn hóa, hoàn thiện các chính sách văn hóa đối ngoại, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật...

ÁI VÂN
TIN LIÊN QUAN

Đề cương văn hóa Việt Nam mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững

. |

Ngày 27.2, hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

Hương Mai (Ảnh: Trần Huấn) |

Sáng 27.2, Triển lãm hình ảnh, tư liệu với chủ đề 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023) đã diễn ra tại Hà Nội.

Bản Đề cương dự báo sáng suốt về tương lai của văn hóa Việt Nam

Hương Mai |

Không chỉ có giá trị gắn với yêu cầu của thời kỳ 1943 - 1945, Đề cương về Văn hóa Việt Nam còn hàm chứa một nội dung sâu sắc.

Khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam

Theo Chinhphu.vn |

Hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển” nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023) được tổ chức hôm nay (27.2) với mục đích khẳng định và phát huy những giá trị cốt lỗi của một văn kiện lịch sử - Đề cương về văn hóa Việt Nam, nghiên cứu quá trình vận dụng đường lối văn hóa của Đảng và thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước; tổng kết những thành tựu và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Chân dung tân Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Lê Tiến Dũng

Đức Mạnh |

Ông Lê Tiến Dũng sẽ chính thức đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ ngày hôm nay (2.3).

Vụ trục lợi đất công tại Công viên Phần mềm Quang Trung: Sẽ xử lý dứt điểm

Huân Duy |

Liên quan đến tuyến bài điều tra "Trục lợi đất công tại công viên Phần mềm Quang Trung", Sở Xây dựng TPHCM cho biết, vụ việc đang được tiếp tục xử lý sai phạm dứt điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND TPHCM.

Uống 2 chai bia sau giờ làm, người đàn ông dính phạt kịch khung

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM -  Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), người đàn ông cho biết, chỉ uống có 2 chai bia và nghĩ uống chừng đó sẽ không sao.

Bóng đá Việt Nam cùng huấn luyện viên Troussier: Định hình bước đầu mục tiêu World Cup

TAM NGUYÊN |

Huấn luyện viên Philippe Troussier sớm định hình những vấn đề quan trọng cho bóng đá Việt Nam giai đoạn mới.

Đề cương văn hóa Việt Nam mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững

. |

Ngày 27.2, hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

Hương Mai (Ảnh: Trần Huấn) |

Sáng 27.2, Triển lãm hình ảnh, tư liệu với chủ đề 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023) đã diễn ra tại Hà Nội.

Bản Đề cương dự báo sáng suốt về tương lai của văn hóa Việt Nam

Hương Mai |

Không chỉ có giá trị gắn với yêu cầu của thời kỳ 1943 - 1945, Đề cương về Văn hóa Việt Nam còn hàm chứa một nội dung sâu sắc.

Khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam

Theo Chinhphu.vn |

Hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển” nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023) được tổ chức hôm nay (27.2) với mục đích khẳng định và phát huy những giá trị cốt lỗi của một văn kiện lịch sử - Đề cương về văn hóa Việt Nam, nghiên cứu quá trình vận dụng đường lối văn hóa của Đảng và thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước; tổng kết những thành tựu và phát triển nền văn hóa Việt Nam.