Hòn Củ Tron - Trái tim của quần đảo Nam Du

Lục Tùng |

Kiên Giang - Củ Tron, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Nam Du, hấp dẫn du khách bởi sắc màu huyền sử.

Nằm ở tận cùng hướng Nam huyện Kiên Hải, quần đảo Nam Du gồm 21 hòn lớn - nhỏ, và tất cả đảo ở đây đều có tên - một điều mà nhiều trong số hơn 100 hòn đảo trong vùng biển Kiên Giang chưa có được.

Và cũng như nhiều địa phương vùng Nam Bộ, phần lớn tên đảo ở Nam Du dễ nhớ, dễ hiểu vì được “khai sinh” từ hình dáng, đặc thù. Đặc biệt có hòn còn có đến 2 tên gọi cùng song song tồn tại. Như Hòn Lớn, hay còn gọi là Hòn Củ Tron.

Về danh xưng Hòn Lớn, thì nhiều người dễ hiểu, do đây là hòn đảo có chu vi rộng và độ cao và lớn nhất trong quần đảo (diện tích 9km2, cao 328m).

Một góc hòn Củ Tron trong quần đảo Nam Du. Ảnh: Lục Tùng
Một góc Hòn Củ Tron trong quần đảo Nam Du. Ảnh: Lục Tùng

Nhưng còn vì sao gọi là Hòn Củ Tron thì không phải ai cũng tỏ tường. Sinh thời, nhà văn Anh Động - nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Kiên Giang, trong lần trò chuyện, đã “bật mí” rằng, danh xưng  Hòn Củ Tron ra đời vào thời vua Gia Long.

Sau khi lên ngôi (1802), nhớ công lao của người dân đảo Nam Du đã đào củ “nầng” (củ cây mọc tự nhiên trên đảo, có hình dáng tròn tròn) nấu chín dâng lên cho mình đỡ đói, vua Gia Long “ban” cho hòn đảo tên Củ Tròn.

Nhưng do vị quan Hành Khiển là người xứ Quảng nên khi truyền “khẩu lệnh” đã biến âm thành Củ Tron. Dân nào dám “kháng chỉ” nên Hòn Lớn có thêm tên mới: Hòn Củ Tron…

Một góc hòn Củ Tron. Ảnh: Thái Khanh
Một góc Hòn Củ Tron. Ảnh: Thái Khanh

Hòn Củ Tron không chỉ sở hữu vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú với trùng điệp khối đá được sóng biển ngàn đời bào, đục, chạm khắc nên những hình khối lạ mắt, sống động... mà còn phảng phất cả chất “huyền sử” của “Bài ca đất phương Nam”.

Tại đây còn lưu dấu nhiều danh xưng liên quan đến vua Gia Long, như: Bãi Ngự, Giếng Ngự...

Tương truyền, trong những ngày bôn tẩu, chúa Nguyễn Ánh - Gia Long từng đến hòn đảo này.

Trong lần bị Tây Sơn truy đuổi, chúa chạy đến Hòn Lớn. Thấy binh sĩ đào nhiều giếng mà vẫn không tìm được nguồn nước ngọt, chúa bèn khấn trời đất rồi dùng gươm đâm xuống núi...

Kỳ lạ thay, theo lưỡi gươm, dòng nước ngọt phụt lên. Thấy vậy, chúa lệnh cho binh sĩ đào mở rộng thành giếng. Người đời sau gọi giếng nước là Giếng Ngự.

Bình minh trên biển Tây của Tổ quốc. Ảnh: Lục Tùng
Bình minh trên biển Tây của Tổ quốc. Ảnh: Lục Tùng

Ngày nay, Giếng Ngự vẫn còn trên triền Tây - Bắc của Hòn Lớn (nay là trung tâm hành chính của xã An Sơn, huyện Kiên Hải) và trở thành “trái tim” cho người dân trong quần đảo khi vẫn cung cấp nước ngọt ngay những năm nắng hạn gay gắt nhất.

Đến những năm cuối thế kỷ XX, Củ Tron lại khoác lên mình huyền thoại thời hiện đại.

Sau cơn bão số 5 (năm 1997), Chủ tịch nước Trần Đức Lương thị sát nơi đây.

Tận mắt chứng kiến cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt của quân – dân trên đảo, Chủ tịch nước quyết định xây tặng xã đảo hồ chứa nước quy mô 30.000m3 tại đây.

Chính công trình này đã tạo ra “kỳ tích” giữa đời thường: Lần đầu tiên cả vùng biển Tây có được nguồn nước ngọt quy mô lớn sử dụng quanh năm.

Hồ nước tại hòn Củ Tron của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng cho nhân dân quần đảo Nam Du. Ảnh: Lục Tùng
Hồ nước tại Hòn Củ Tron của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng cho nhân dân quần đảo Nam Du. Ảnh: Lục Tùng

Ngày nay, ngoài việc phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt trong mùa khô, hồ còn là điểm đến cho nhiều bước chân thích “xê dịch”...

Nằm giữa thung lũng núi, mặt hướng ra biển, đến đây, không chỉ được thấy, được nghe kể về “kỳ tích” về xây dựng, lữ khách có dịp xa lánh bụi trần để hồn lạc trôi theo sóng nước, mây trời lồng lộng... Vì thế, mà người dân quần đảo Nam Du trân quý đến mức gọi đó là “Hồ nước Chủ tịch Nước”.

Cá Xanh xương, đặc sản của vùng biển Nam Du. Ảnh: Lục Tùng
Cá xanh xương, đặc sản của vùng biển Nam Du. Ảnh: Lục Tùng

Hãy một lần đến Nam Du để nghe cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú nơi đây kể lại và những câu chuyện ngày xửa, ngày xưa, lúc cha ông đi mở cõi và cả câu chuyện kỳ tích ngày hôm nay... mà thêm tự hào “non sông gấm vóc”.

Chắc hẳn khi đó mọi người sẽ thấy tự lòng mình dâng lên “bản hùng ca trách nhiệm” với biển đảo thân yêu cuối trời Nam Tổ quốc!

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

"Chúa đảo" Điệp Sơn hằng ngày nhặt rác để bảo vệ môi trường

Hữu Long |

Khánh Hòa - Lần đầu tiên đặt chân đến đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), vợ chồng anh Trịnh Minh Đại Anh và chị Đào Thị Long ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nên thơ mà thiên nhiên đã ưu đãi nơi đây. Để hòn đảo để nó trở thành một điểm đến nổi tiếng đôi vợ chồng này không những bỏ công sức tiền bạc mà còn dành trọn tâm huyết…

Hàng nghìn người dân đảo Lý Sơn đã được về nhà ăn Tết

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau nhiều ngày vật vã đợi tàu xuất bến, ngày 19.11, hàng nghìn người dân Lý Sơn vui mừng khi tàu vận tải hành khách Sa Kỳ- Lý Sơn hoạt động trở lại, chở người dân Lý Sơn về quê ăn Tết.

Tranh thủ “giờ vàng” đưa hàng Tết ra đảo Lý Sơn

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhiều khả năng đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị cô lập trong nhiều ngày tới vì biển động, nên tranh thủ những ngày nắng, các tàu vận tải đang tăng hết công suất chở hàng hóa ra đảo phục vụ 22.000 người dân trên đảo vui xuân, đón Tết.

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Lạc trôi giữa mùa hoa phượng vàng tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng

Chí Long |

Tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồngnằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 17km về hướng thác Đambri. Đây là chốn cửa Phật bình yên, được đông đảo người dân, du khách đến đây tham quan, bái lễ, đặc biệt vào dịp đầu năm.

"Chúa đảo" Điệp Sơn hằng ngày nhặt rác để bảo vệ môi trường

Hữu Long |

Khánh Hòa - Lần đầu tiên đặt chân đến đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), vợ chồng anh Trịnh Minh Đại Anh và chị Đào Thị Long ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nên thơ mà thiên nhiên đã ưu đãi nơi đây. Để hòn đảo để nó trở thành một điểm đến nổi tiếng đôi vợ chồng này không những bỏ công sức tiền bạc mà còn dành trọn tâm huyết…

Hàng nghìn người dân đảo Lý Sơn đã được về nhà ăn Tết

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau nhiều ngày vật vã đợi tàu xuất bến, ngày 19.11, hàng nghìn người dân Lý Sơn vui mừng khi tàu vận tải hành khách Sa Kỳ- Lý Sơn hoạt động trở lại, chở người dân Lý Sơn về quê ăn Tết.

Tranh thủ “giờ vàng” đưa hàng Tết ra đảo Lý Sơn

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhiều khả năng đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị cô lập trong nhiều ngày tới vì biển động, nên tranh thủ những ngày nắng, các tàu vận tải đang tăng hết công suất chở hàng hóa ra đảo phục vụ 22.000 người dân trên đảo vui xuân, đón Tết.