Game hóa di sản: Cách tiếp cận mới với văn hóa lịch sử dân tộc

Anh Tuấn |

Không chỉ mang đến những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo, game hóa di sản cũng góp phần bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa Việt Nam, khiến chúng trở nên sống động và gần gũi hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Kho báu trong Bảo tàng Hùng Vương

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh lớp 7 Trường THCS Gia Cẩm, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ tại Bảo tàng Hùng Vương lần này có hơi khác lạ: Các em được hóa thân thành những nhân vật thần thoại như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lang Liêu, Mai An Tiêm… tham gia vào trò chơi truy tìm cổ vật. Sẽ có các câu đố các em phải giải để tìm ra cổ vật.

Mỗi lần tìm ra một cổ vật các em không chỉ biết thông tin về nó, mà còn là manh mối dẫn đến cổ vật tiếp theo. Tập hợp tất cả manh mối của các đội chơi sẽ dẫn đến kho báu bí mật cuối cùng được cất giấu trong khuôn viên Bảo tàng Hùng Vương.

Đây là hoạt động khám phá văn hóa lịch sử mới dưới dạng trò chơi nhập vai được Bảo tàng Hùng Vương kết hợp với Công ty Cổ phần công nghệ Outing App đưa vào triển khai từ tháng 4 năm nay.

Anh Nguyễn Bá Tùng - Giám đốc Công ty Outing App - cũng là người thiết kế trò chơi này - chia sẻ: “Đây là trò chơi vận động thực tế kết hợp trực tuyến, dành cho các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 10. Đầu tiên các em sẽ tập trung ở sân trước Bảo tàng Hùng Vương, nghe giới thiệu vài nét về bảo tàng và quy tắc trò chơi. Sau đó chia thành các đội, mỗi đội có từ 5-7 thành viên, một em làm đội trưởng”.

“Tiếp theo các em truy cập vào một ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng để nhận đề bài. Các em sẽ phải vận dụng kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm để giải câu đố. Đây cũng là một hình thức tập thể dục, trung bình mỗi 90 phút các em di chuyển quãng đường từ 1,5 - 2km” - anh Nguyễn Bá Tùng nói. Cũng là những câu chuyện, bài học lịch sử, văn hóa, di sản, nhưng không còn là những giờ lên lớp nghe giảng khô khan, thụ động. Hình thức học tập thông qua trò chơi vận động giải đố khiến các em học sinh vô cùng hào hứng.

“Em cảm thấy chương trình này rất bổ ích, thú vị. Nó mang nhiều ý nghĩa, làm cho học sinh hiểu biết hơn về giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam” - học sinh Lê Duy Linh - lớp 7A trường THCS Gia Cẩm - cho biết.

Lời hứa của chàng sinh viên khoa Lịch sử

Tốt nghiệp khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Bá Tùng ra trường mang theo lời hứa với các thầy cô giáo: Sẽ làm giáo dục lịch sử theo một hình thức mới mẻ. Tuy nhiên, khi ra trường, công việc đầu tiên Bá Tùng gắn bó lại là trong ngành du lịch, nhưng “yêu nhau sẽ tìm đến với nhau”, có đi đường nào rồi lại dẫn Tùng về với tình yêu lịch sử.

“Trò chơi Truy tìm kho báu trong Bảo tàng Hùng Vương do Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Thọ chủ trì. Khi triển khai thì họ chưa có công nghệ, nên mời chúng tôi tư vấn và triển khai trên thực tế, hướng đến đối tượng các em học sinh. Tuy mới đưa vào khai thác được 2 tháng nhưng nhận được phản hồi tích cực của các em” - anh Nguyễn Bá Tùng cho biết.

Không chỉ game hóa di sản ở Bảo tàng Hùng Vương (Phú Thọ), Công ty Outing App của Nguyễn Bá Tùng cũng đã thực hiện nhiều dự án game hóa nhiều điểm đến khác như Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Văn miếu Quốc Tử Giám, các chương trình foodtour ở Hải Phòng và Phố cổ Hà Nội...

“Tôi nhận thấy rằng nếu như trước đây du khách đa phần đều trải nghiệm thụ động thì hiện nay, mong muốn của họ là được trải nghiệm và hòa mình vào hoạt động du lịch trải nghiệm tại mỗi điểm đến. Thấy được nhu cầu đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, chúng tôi đã xây dựng và sáng tạo các trò chơi dựa trên văn hóa, di sản của từng điểm đến thông qua ứng dụng trên điện thoại di động để mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa về những nơi họ đến” - Nguyễn Bá Tùng chia sẻ.

Không chỉ mang đến những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo, game hóa di sản cũng góp phần bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa Việt Nam, khiến chúng trở nên sống động và gần gũi hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Game hóa di sản cũng mở ra cơ hội lớn để quảng bá văn hóa và di sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh mãn nhãn của miền di sản rực sáng ở đêm khai mạc Festival Huế 2024

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Những màn trình diễn âm thanh, ánh sáng nghệ thuật mãn nhãn của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế đã thắp sáng miền di sản của Cố đô Huế tại lễ khai mạc Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam sẵn sàng cho hành trình trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

Lục Tùng |

Sau 10 năm được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam (TP Châu Đốc - An Giang) đã vươn đôi vai Phù Đổng sẵn sàng cho hành trình trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Cây bồ đề di sản 300 năm tuổi ở Hải Dương bật gốc, gãy đổ sau trận mưa lớn

Lương Hà |

Hải Dương - Tối 3.6, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Kim Tân (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) cho biết, sau trận mưa lớn xảy ra chiều cùng ngày khiến cây bồ đề di sản trên địa bàn xã bị bật gốc, gãy đổ.

Tận thấy cặp cây di sản hàng trăm năm tuổi bên ngôi miếu cổ ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia miếu Hai Thôn (ở thôn Phương Tảo, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có 2 cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được công nhận là cây di sản, càng làm tôn lên nét uy nghiêm, cổ kính của ngôi miếu cổ linh thiêng ở Thái Bình.

Dòng họ Phan với đình Nhà Trò, nơi lưu giữ di sản lễ hội tổ nghề ca trù

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Nửa đầu thế kỷ 15, nghệ thuật hát ca trù - cửa đình được du nhập vào Hà Tĩnh, có tổ chức Ty giáo phường, đình Nhà Trò. Hàng năm, theo quy định vào tháng 6, tại đền Xứ có tổ chức lễ hội Tổ sư ca trù với quy mô Ty giáo phường ở 4 phủ 12 huyện xứ Nghệ về lễ hội tổ nghề hát ca trù, Di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Từ thành phố Hà Tĩnh theo đường biển đến đình Nhà Trò, xã Cổ Đạm khoảng 34km, từ thành phố Vinh qua cầu Bến Thủy 1, đi tiếp 18km là đền đình Nhà Trò.

Để di sản phát huy giá trị

Xuân Nhàn |

Đánh thức kho tàng di tích lịch sử - văn hóa, hay nói cách khác, làm cho di sản biết kể câu chuyện của mình nhằm thu hút du khách đang là đề tài được quan tâm tại Bình Định.

Công an xác minh game bắn cá biến tướng cờ bạc trong trung tâm thương mại ở Hà Nội

Nhóm Phóng Viên |

Hà Nội - Ngày 13.6, lãnh đạo Công an phường Gia Thụy (quận Long Biên) cho biết, đơn vị đang vào cuộc xác minh thông tin Báo Lao Động phản ánh việc game bắn cá biến tướng cờ bạc trong Trung tâm thương mại nằm trên địa bàn phường.

Giá vàng hôm nay 14.6: Vàng nhẫn sụt giảm, vàng miếng SJC tiếp tục đi ngang

KHƯƠNG DUY |

Giá vàng hôm nay 14.6: Trong khi giá vàng nhẫn sụt giảm theo giá vàng thế giới, vàng miếng SJC duy trì quanh ngưỡng 74,98-76,98 triệu đồng/lượng.

Hình ảnh mãn nhãn của miền di sản rực sáng ở đêm khai mạc Festival Huế 2024

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Những màn trình diễn âm thanh, ánh sáng nghệ thuật mãn nhãn của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế đã thắp sáng miền di sản của Cố đô Huế tại lễ khai mạc Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam sẵn sàng cho hành trình trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

Lục Tùng |

Sau 10 năm được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam (TP Châu Đốc - An Giang) đã vươn đôi vai Phù Đổng sẵn sàng cho hành trình trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Cây bồ đề di sản 300 năm tuổi ở Hải Dương bật gốc, gãy đổ sau trận mưa lớn

Lương Hà |

Hải Dương - Tối 3.6, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Kim Tân (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) cho biết, sau trận mưa lớn xảy ra chiều cùng ngày khiến cây bồ đề di sản trên địa bàn xã bị bật gốc, gãy đổ.

Tận thấy cặp cây di sản hàng trăm năm tuổi bên ngôi miếu cổ ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia miếu Hai Thôn (ở thôn Phương Tảo, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có 2 cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được công nhận là cây di sản, càng làm tôn lên nét uy nghiêm, cổ kính của ngôi miếu cổ linh thiêng ở Thái Bình.

Dòng họ Phan với đình Nhà Trò, nơi lưu giữ di sản lễ hội tổ nghề ca trù

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Nửa đầu thế kỷ 15, nghệ thuật hát ca trù - cửa đình được du nhập vào Hà Tĩnh, có tổ chức Ty giáo phường, đình Nhà Trò. Hàng năm, theo quy định vào tháng 6, tại đền Xứ có tổ chức lễ hội Tổ sư ca trù với quy mô Ty giáo phường ở 4 phủ 12 huyện xứ Nghệ về lễ hội tổ nghề hát ca trù, Di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Từ thành phố Hà Tĩnh theo đường biển đến đình Nhà Trò, xã Cổ Đạm khoảng 34km, từ thành phố Vinh qua cầu Bến Thủy 1, đi tiếp 18km là đền đình Nhà Trò.

Để di sản phát huy giá trị

Xuân Nhàn |

Đánh thức kho tàng di tích lịch sử - văn hóa, hay nói cách khác, làm cho di sản biết kể câu chuyện của mình nhằm thu hút du khách đang là đề tài được quan tâm tại Bình Định.