Đặc sắc điệu lăm vông ở Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, một số người Lào ngược dòng Sêrêpôk đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với tộc người bản địa ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) huyền thoại ngày nay. Người Việt gốc Lào đặc biệt yêu ca múa.

Các thiếu nữ người dân tộc Lào múa điệu lăm vông. Ảnh: Hường Lê
Các thiếu nữ người dân tộc Lào múa điệu lăm vông. Ảnh: Hường Lê

Người Lào đến huyện Buôn Đôn từ thế kỷ 18

Những người già nơi đây kể rằng, cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, một số người Lào ngược dòng Sêrêpôk đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với tộc người bản địa ở huyện Buôn Đôn huyền thoại ngày nay.

Thấy vùng đất này có phong cảnh hữu tình, người dân mến khách họ quyết định ở lại đây sinh sống. Từ một vài người, đến nay, người Lào ở Buôn Đôn có khoảng 220 nhân khẩu.

Ông Kẹo Pha Lung nhớ lại, ngày xưa ông thường mang hàng hóa đến vùng đất Buôn Đôn giao thương vào những ngày đầu năm mới. Mỗi lần đến buôn làng, ông được nghe tiếng chiêng và nhìn thấy các điệu múa của sơn nữ nơi đây nên đã khiến ông mê mẩn.

Do đó, ông quyết tâm ở lại lập nghiệp rồi nên duyên với một cô gái M’nông. Thế hệ con cháu của ông mang hai dòng máu Việt - Lào được sinh ra và lớn trưởng trên mảnh đất Buôn Đôn huyền thoại này.

“Hiện nay, chuyện người Ê Đê lấy người Lào, người Lào lấy người M’Nông không còn là chuyện hiếm. Vì thế mà ở Buôn Đôn bây giờ có hẳn cả thế hệ mang hai dòng máu Việt - Lào mà nếu nhìn qua cũng khó có thể phân biệt đâu là người gốc Lào, đâu là người Ê Đê” - ông Kẹo Pha Lung chia sẻ.

Người Lào sinh sống chan hòa, giao thoa văn hóa với các dân tộc bản địa. Đến với quê hương thứ hai, họ vẫn luôn hướng về cội nguồn xứ sở vạn tượng với ý thức bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trong những sinh hoạt thường nhật, nhất là vào dịp Tết truyền thống Bunpimay.

Người dân tộc Lào làm lễ thả bè cầu may trên sông Sêrêpốk. Ảnh: Hường Lê
Người Việt gốc Lào bao năm nay luôn sống bình dị, chan hòa và giao thoa văn hóa với các tộc người bản địa nơi đây. Ảnh: Hường Lê

Tết Bunpimay còn gọi là lễ hội năm mới, Hội Bun Hốt Nậm (té nước) của người Lào thường diễn ra từ ngày 14 đến 16.4 dương lịch hằng năm.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh cùng chính quyền địa phương, Tết Bunpimay định kỳ tổ chức tại khu du lịch Cầu treo (buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn).

Lễ hội Bunpimay có các hoạt động: Lễ hội hoa đăng - thả bè - lễ cầu may, lễ tắm Phật, lễ buộc chỉ đỏ vào cổ tay, giao lưu văn nghệ, ẩm thực văn hóa Lào…

Một điều độc đáo là văn hóa ẩm thực trong Tết Bunpimay không thể thiếu đặc sản truyền thống là món lạp - món ăn được xem như quốc thực của người Lào. Thường người Lào hay có thói quen tặng cho nhau món ăn lạp với mong muốn gửi lời chúc bình an, may mắn trong dịp Tết.

Nguyên liệu của món lạp chủ yếu là thịt bò, gà, kết hợp với các gia vị hành, thính, riềng…  Món lạp được bà con kỳ công chuẩn bị từ đêm trước ngày Tết để đến vui Tết ai cũng được thưởng thức. Bởi theo quan niệm, nếu không chuẩn bị món lạp ngon cẩn thận đồng nghĩa sẽ mang điềm xui xẻo, không may cho người được nhận.

Người dân tộc Lào làm lễ thả bè cầu may trên sông Sêrêpốk. Ảnh: Hường Lê
Người dân tộc Lào làm lễ thả bè cầu may trên sông Sêrêpốk. Ảnh: Hường Lê

Vũ điệu biểu tượng của tình đoàn kết

Đối với người Lào, các lễ hội hay ngày vui trong gia tộc, cộng đồng đều không thể thiếu điệu múa lăm vông. Vũ điệu lăm vông của người Lào không chỉ là sinh hoạt văn hóa, nét đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc và thắt chặt tình hữu nghị hai nước Việt-Lào.

Theo tiếng Lào “lăm” là hát, “vông” là tròn, múa lăm vông là hát múa theo hình tròn. Vì vậy, múa lăm vông phải có cả một đội xếp theo hình vòng tròn, chuyển động theo tiếng nhạc. Với dân tộc Lào, lăm vông như cơm ăn, nước uống mà ai cũng biết từ lúc mới lên 3 lên 5.

Bà H’On Kẹo Lào, ở buôn Trí B, xã Krông Na là người hiểu sâu sắc những nét đẹp văn hóa Lào để giao lưu và truyền dạy cho con cái sau này.

Theo bà H’On Kẹo Lào, điệu múa này tuy dễ, người mới quan sát đã có thể học, múa theo ngay. Thế nhưng, nó cũng có những nguyên tắc riêng. Với phụ nữ, khi múa lăm vông động tác vừa cuộn bàn tay, ép ngón trỏ vào ngón cái, các ngón xoè rộng và uốn cong. Nhịp chân ba bước tiến, một bước lùi cứ thế đi vòng tròn cùng mọi người.

"Riêng nam giới thì di chuyển chậm, nhịp nhàng từng động tác, theo điệu nhạc để “nương” theo bạn nhảy. Điệu lăm vông đòi hỏi sự mềm dẻo của cơ thể, nhất là đôi bàn tay” - bà H’On Kẹo Lào chia sẻ.

Ông Bun May Lào ở buôn Trí A cho biết thêm, đàn ông Lào thường ít khi múa. Thế nhưng, trong các dịp văn nghệ vẫn cùng chị em tham gia lăm vông góp vui. Người già, trẻ nhỏ dân tộc Lào ở Buôn Đôn múa lăm vông như một thói quen, chỉ cần nghe tiếng nhạc là nhịp nhàng xoay vũ điệu.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người Lào ở Điện Biên

THÀNH CHƯƠNG - LAN ANH |

Điện Biên -  Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc sắc theo tín ngưỡng dân gian và có ý nghĩa quan trọng của đồng bào dân tộc Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Bắt quả tang đối tượng người Lào mang ma túy sang Việt Nam bán

Trung Hiếu |

Sơn La - Cơ quan Công an và các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La vừa bắt quả tang một đối tượng có hộ khẩu thường trú tại nước CHDCND Lào, về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Bộ đội biên phòng bắt quả tang bà trùm ma tuý người Lào

MẠNH HÙNG - HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trước giờ lên đường đánh án ma túy ở biên giới Việt – Lào đoạn qua tỉnh Quảng Trị, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng Quảng Trị trang bị đầy đủ vũ khí, phương tiện kỹ thuật để đảm bảo đánh bắt gọn gàng, an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Công an xã học tiếng dân tộc, miệt mài bám bản nơi rẻo cao

Khánh Linh |

Sơn La - Vượt qua những khó khăn, các chiến sĩ công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân nơi rẻo cao Tây Bắc.

Diện mạo bất ngờ vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh sau khi cải tạo

MINH HÀ - VIỆT DŨNG |

Cùng với việc lát đá tự nhiên, vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh được trồng đồng bộ cây xanh, vườn hoa, hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt, nhiều ghế đá đã được bố trí dưới những tán cây hoa sữa để người dân nghỉ ngơi, thư giãn khiến nhiều người thích thú.

Hết cảnh xếp hàng dài mua vàng ngày vía thần tài

Hải Anh |

Hà Nội - Cảnh tượng dòng người xếp hàng dài chờ mua vàng vào sáng tinh mơ ở các phố vàng như Trần Nhân Tông, Cầu Giấy đã không còn như mọi năm vào ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng.

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Dậy từ 3h sáng, 16 năm là người mở bát mua vàng ngày vía Thần Tài

Đức Mạnh - Việt Anh |

Trong dòng người xếp hàng chờ mua kim loại quý ngày vía Thần tài, có những vị khách đã quen mặt tới hơn chục năm. Không quan trọng đắt hay rẻ, đông hay không, họ mua vàng chỉ với mong muốn một năm mới may mắn và thuận lợi.

Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người Lào ở Điện Biên

THÀNH CHƯƠNG - LAN ANH |

Điện Biên -  Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc sắc theo tín ngưỡng dân gian và có ý nghĩa quan trọng của đồng bào dân tộc Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Bắt quả tang đối tượng người Lào mang ma túy sang Việt Nam bán

Trung Hiếu |

Sơn La - Cơ quan Công an và các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La vừa bắt quả tang một đối tượng có hộ khẩu thường trú tại nước CHDCND Lào, về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Bộ đội biên phòng bắt quả tang bà trùm ma tuý người Lào

MẠNH HÙNG - HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trước giờ lên đường đánh án ma túy ở biên giới Việt – Lào đoạn qua tỉnh Quảng Trị, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng Quảng Trị trang bị đầy đủ vũ khí, phương tiện kỹ thuật để đảm bảo đánh bắt gọn gàng, an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.