“Cổng trời” Mường Lống chênh vênh

Bằng Linh |

Một đồng nghiệp nói với tôi: “Ở Nghệ An mà chưa lên đến cực tây xứ Nghệ thì coi như chưa đến và chưa hiểu Nghệ An”. Thế là một ngày mùa đông, tôi xách ba lô lên và đi.

 Cảnh đẹp Mường Lống, Kỳ Sơn. Ảnh HẢI ĐĂNG
Cảnh đẹp Mường Lống, Kỳ Sơn. Ảnh HẢI ĐĂNG

Ngược dòng Lam

Có đi mới thấy đất Nghệ An rộng nhường nào. Với tổng diện tích là 16.486,5km2, Nghệ An là địa phương rộng nhất Việt Nam. Đường lên thủ phủ Mường Xén của Kỳ Sơn gần 220km nếu đi từ Vinh, lên cửa khẩu Nậm Cắn thông sang nước bạn Lào thêm khoảng 20km nữa còn tới một địa danh xa hơn như Keng Đu hay Mường Ải thì xin mời thêm 100km đường đèo dốc quanh co nữa. Nghĩa là từ Vinh đi chéo lên phía tây cũng tương đương ra… Hà Nội.

Bù lại, đường Quốc lộ 7 một điểm là cửa khẩu Nậm Cắn, một điểm là giao với Quốc lộ 1 ở Diễn Châu là con đường siêu đẹp, trừ đoạn đầu qua Diễn Châu, Yên Thành đang làm dở. Lãnh đạo Nghệ An vẫn gọi đùa là “con đường thịnh vượng phía tây”.

Đẹp ở đây có nhiều nghĩa, không như hình dung, phần lớn Quốc lộ 7 phẳng lì như dải lụa chạy song song với dòng sông Lam thơ mộng. Một con đường chạy qua tất cả các huyện phía tây Nghệ An: Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, tạo thành mạng lưới kết nối liên vùng nhanh chóng và linh hoạt.

Không chỉ vậy, hầu hết thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên (Diễn Châu, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Thạch Giám, Mường Xén) đều nằm trên Quốc lộ 7, hình thành quốc lộ sầm uất, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, kinh tế, phát triển đồng đều và toàn diện giữa các huyện miền tây xứ Nghệ.

Và đi mới thấy, miền tây xứ Nghệ tuyệt đẹp. Con đường xuyên qua khu rừng “có một không hai” ở Việt Nam đó là khu rừng qua xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Cánh rừng săng lẻ diện tích hơn 214ha. Nơi đây, những cây săng lẻ khổng lồ vươn mình thẳng tắp lên bầu trời xanh biếc. Năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An đã chính thức đưa khu rừng săng lẻ Tam Đình vào danh sách cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong đó, có khoảng 70ha được quy hoạch thành vùng rừng đặc dụng.

Nhưng cũng hiếm cung đường nào trên đất nước mình, suốt chiều dài 200km, đường chạy song song với sông. Đó là sông Lam. Tôi đọc đâu đó trên Báo Lao Động có người viết thế này: “Sông Lam bắt nguồn trên lãnh thổ nước bạn Lào, chảy qua nội địa nước ta với chiều dài hơn 360km. “Nhập tịch” vào Việt Nam, hai dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ gặp nhau ở ngã ba Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng (Tương Dương) để khai sinh nên sông Cả (tên gọi khác của sông Lam).

Qua hàng nghìn năm, dòng Lam là huyết mạch của xứ Nghệ, góp phần hình thành, vun đắp truyền thống lịch sử và văn hóa vùng quê giàu bản sắc. Vì thế, nó gắn liền với số phận và từng bước đi thăng trầm của quê hương xứ Nghệ suốt dòng chảy thời gian. Mỗi khúc sông, bến nước đều chứa đựng một câu chuyện lịch sử và số phận của một làng quê.

Dòng sông Lam đã ghi dấu bao chiến công của người xưa trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Từ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đến triều Trần với chiến công của Thượng hoàng Trần Minh Tông, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn trong cuộc chiến chống giặc Ai Lao”.

Sông Lam không chỉ là lịch sử mà còn là văn hóa và dường như ai đó nói không sai: Tính cách con người xứ Nghệ có được một phần nhờ nước sông Lam.

Sông Lam bây giờ còn gánh trên lưng cả chục thủy điện lớn nhỏ như Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mộ, Bản Cánh, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng... Vẫn còn đó những băn khoăn về độ dày của các thủy điện nhưng rõ ràng đây chính là nguồn điện thắp sáng cho người dân phía tây Nghệ An vốn còn nhiều khó khăn.

Cổng trời chưa hết chênh vênh

Vùng miền tây Nghệ An đẹp mà vẫn nghèo. Đó là trăn trở của lãnh đạo tỉnh Nghệ An. Trong một cuộc nói chuyện với Lao Động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long - người được phân công phụ trách công tác dân tộc, miền núi và một số mảng, trong đó có văn hoá, giáo dục, du lịch…- cũng thẳng thắn nói rằng, để các huyện tây Nghệ An giàu lên thì khắc cả Nghệ An giàu lên.

Vậy thì đi lên bằng cách nào? Nhìn vào tiềm năng, bản sắc và cảnh đẹp của Kỳ Sơn, Tương Dương thì phát triển du lịch là một hướng để thoát nghèo.

Đường đi đã có, nhưng còn những hạ tầng khác để phát triển du lịch? Tôi chọn Mường Lống để tìm hiểu về khả năng phát triển du lịch ở Kỳ Sơn nói riêng và tây Nghệ An nói chung.

Từ Mường Xén lên Mường Lống dù chỉ chưa đầy 50km nhưng là đoạn đường quanh co, đôi chỗ hiểm trở. Bù lại, Mường Lống tuyệt đẹp, được ví như “Sapa của xứ Nghệ”.

Ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Mường Lống cảnh sắc thiên nhiên lại rất đỗi hùng vĩ với nhiều hang động đẹp, khí hậu mát mẻ mùa Hè và sương mù bao phủ mùa Đông. Ở đây, có một nơi gọi là Cổng trời, nơi đặt phiến đá ghi mấy dòng “Hoa đào e ấp giọt sương mai/ Mây vờn đỉnh núi chốn bồng lai”.

Chốn “bồng lai” ấy liệu có hút khách du lịch được không? Tôi tìm đến Eco Garden- một resort mới được xây dựng sau đại dịch COVID-19. Người quản lý tên Tuấn nói với tôi rằng: “Bọn em đầu tư tại đây mấy chục tỉ, thật ra cũng là hơi liều mạng nhưng cảnh đẹp trên này hiếm có, khách đến Mường Lống cần chỗ trú chân hấp dẫn, sang trọng. Thôi thì cũng coi như đi trước, đón đầu. Vẫn còn chênh vênh lắm anh ạ”.

Trong ánh sáng điện lung linh quện với sương mờ, nhấp một ngụm rượu men lá thơm nồng do chính người dân ở đây làm ra mới thấy, nếu không phát triển du lịch thì Mường Lống, Kỳ Sơn đã bỏ phí nguồn tài nguyên đáng giá của mình.

Dù Mường Lống có hẳn một Đề án phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2020-2025 nhưng chặng đường phát triển du lịch còn dài. Đường vào Eco Garden còn nhỏ hẹp, đường đi thác Rồng - con thác kỳ vĩ nhất huyện miền núi Kỳ Sơn vẫn đang làm dở để xe máy, ôtô có thể vào tận chân thác. Thác Rồng nằm trong rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, được hình thành từ dòng chảy trên các triền núi thuộc xã Mường Lống đổ về một con suối ở độ cao khoảng 40m. Vào mùa mưa với lượng nước lớn thác được chia thành 2 tầng dòng nước xối xả đổ về từ độ cao 40m nhìn như miệng rồng phun nước nên nhân dân quen gọi với cái tên thác Rồng.

Miền tây Nghệ An phải đổi mới, phải đi lên

Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 chỉ rõ: “Phát triển nhanh và bền vững vùng phía tây Nghệ An trên cơ sở phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế về kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, kinh tế cửa khẩu, tài nguyên lịch sử, văn hóa; tăng khả năng chống chịu trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Trong đó “Hành lang kinh tế Quốc lộ 7 với trọng tâm là phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; phát triển các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm, cộng đồng”.

Về tiềm năng, lợi thế của miền tây Nghệ An cũng như các cơ chế chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý cho biết, địa phương đang tập trung rà soát, xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách và các nguồn lực tài chính cho phát triển và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư để hình thành và phát triển 3 hành lang kinh tế gắn với địa bàn miền tây Nghệ An là hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; hành lang kinh tế Quốc lộ 7; hành lang kinh tế Quốc lộ 48A…

Còn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, cần phải tiếp cận với tư duy mới, mà trước hết là phải có suy nghĩ, quyết tâm “phải làm, cần làm, nên làm” cho miền tây xứ Nghệ để tìm ra giải pháp. Không nên đóng đinh tư duy đã là miền núi thì nghèo, đồng bào dân tộc là khổ, mà cần phải có lạc quan để từ đó có sáng kiến và cùng nhau thay đổi khu vực miền tây.

Nói về những vấn đề mà miền tây Nghệ An phải cố gắng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn ra câu nói: “Không có đỉnh quá cao, không có sông quá dài, không có biển quá sâu” ý nói nếu quyết tâm thì có thể đổi thay, có thể vượt qua gian khó để làm giàu.

Miền tây Nghệ An sẽ phát triển trên con đường làm giàu, để khi tới lên Mường Lống, đến Cổng trời sẽ không ai còn phải thấy “chênh vênh”.

Bằng Linh
TIN LIÊN QUAN

Du khách vượt đèo dốc, "săn" mây ở cổng trời Mường Lống

TRẦN TUẤN |

Nghệ An - Dù địa hình đèo dốc uốn lượn quanh co với quãng đường dài, lưu thông khó khăn, thậm chí nguy hiểm nhưng nhiều người dân, du khách trong ngày nghỉ lễ 1.5 vẫn đến khám phá điểm đến du lịch cộng đồng ở “cổng trời” Mường Lống, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn.

Chọi bò trên cổng trời Mường Lống

BÙI SỸ HOA |

Vùng miền núi Kỳ Sơn - Nghệ An lâu nay thường diễn ra các hội chọi bò, tiếng địa phương là “hội bò chận”. Ở vùng đồng bào Mông, bên cạnh các vật nuôi truyền thống như gà ác, lợn đen, nhiều hộ nuôi bò đàn, trong đó có “bò chận” như là “vật nuôi chính”, là con vật đem lại niềm vui, hạnh phúc, thành đạt cho gia đình sau mỗi cuộc vui, mỗi mùa hội ở bản trên, mường dưới.

Đảo ngọc Phú Quốc “mở cổng trời”, du khách tấp nập tìm đến

Nguyên Anh |

Trong quý 1, Phú Quốc đón trên 1,1 triệu lượt khách, riêng 4 ngày nghỉ Lễ 30.4 vừa qua, đảo ngọc đón trên 127.000 lượt khách, trong đó có trên 4.000 lượt khách quốc tế, một tín hiệu vui đầy khởi sắc cho ngành du lịch.

Hấp lực Phú Quốc sau hơn 1 tháng “mở cổng trời” đón du khách quốc tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Lượt du khách quốc tế đến Phú Quốc trong tháng 12.2021 tăng gấp 16 lần so với tháng 11.2021, tổng thu từ du lịch tháng 12 trên 460 tỉ đồng, một tín hiệu vui cho sự trở lại mạnh mẽ hơn của “đảo ngọc“.

Phú Quốc “mở cổng trời” từ 20.11:Cơ sở, dịch vụ nào được đón khách quốc tế?

Đạt Phan |

KIÊN GIANG - Khách quốc tế đến Phú Quốc phải theo tour tham quan trọn gói. Ngoài “hộ chiếu vaccine” còn phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000USD.

Khách Tây ăn Tết ở Việt Nam vui hơn đón Tết Dương lịch ở nhà

YẾN NHI - TUYẾT HỒNG |

Dịp Tết, các điểm du lịch ở trung tâm TP Hồ Chí Minh đón đông đảo du khách ăn uống, chụp ảnh, mua sắm đồ lưu niệm, ngồi xe bus hai tầng hoặc xích lô ngắm cảnh.

Công khai mua bán tiền lẻ ăn chênh lệch giá cao tại Phủ Tây Hồ

Hiệp Dương |

Nắm bắt được nhu cầu của người dân, dù là hành vi bị cấm, tuy nhiên bằng nhiều cách dịch vụ đổi tiền lẻ mới ăn chênh lệch vẫn diễn ra tại hầu hết các gian hàng tại Phủ Tây Hồ dịp đầu năm.

Gần 3.000 lái đò Tràng An làm việc hết công suất, người dân xếp hàng 2 giờ để lên thuyền

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Tại khu du lịch sinh thái Tràng An, hàng vạn du khách thập phương đã đổ về đây để tham quan khiến khu du lịch này rơi vào tình trạng quá tải.

Du khách vượt đèo dốc, "săn" mây ở cổng trời Mường Lống

TRẦN TUẤN |

Nghệ An - Dù địa hình đèo dốc uốn lượn quanh co với quãng đường dài, lưu thông khó khăn, thậm chí nguy hiểm nhưng nhiều người dân, du khách trong ngày nghỉ lễ 1.5 vẫn đến khám phá điểm đến du lịch cộng đồng ở “cổng trời” Mường Lống, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn.

Chọi bò trên cổng trời Mường Lống

BÙI SỸ HOA |

Vùng miền núi Kỳ Sơn - Nghệ An lâu nay thường diễn ra các hội chọi bò, tiếng địa phương là “hội bò chận”. Ở vùng đồng bào Mông, bên cạnh các vật nuôi truyền thống như gà ác, lợn đen, nhiều hộ nuôi bò đàn, trong đó có “bò chận” như là “vật nuôi chính”, là con vật đem lại niềm vui, hạnh phúc, thành đạt cho gia đình sau mỗi cuộc vui, mỗi mùa hội ở bản trên, mường dưới.

Đảo ngọc Phú Quốc “mở cổng trời”, du khách tấp nập tìm đến

Nguyên Anh |

Trong quý 1, Phú Quốc đón trên 1,1 triệu lượt khách, riêng 4 ngày nghỉ Lễ 30.4 vừa qua, đảo ngọc đón trên 127.000 lượt khách, trong đó có trên 4.000 lượt khách quốc tế, một tín hiệu vui đầy khởi sắc cho ngành du lịch.

Hấp lực Phú Quốc sau hơn 1 tháng “mở cổng trời” đón du khách quốc tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Lượt du khách quốc tế đến Phú Quốc trong tháng 12.2021 tăng gấp 16 lần so với tháng 11.2021, tổng thu từ du lịch tháng 12 trên 460 tỉ đồng, một tín hiệu vui cho sự trở lại mạnh mẽ hơn của “đảo ngọc“.

Phú Quốc “mở cổng trời” từ 20.11:Cơ sở, dịch vụ nào được đón khách quốc tế?

Đạt Phan |

KIÊN GIANG - Khách quốc tế đến Phú Quốc phải theo tour tham quan trọn gói. Ngoài “hộ chiếu vaccine” còn phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000USD.