Chọn trang phục cho nguyên thủ dự APEC 2017: Phom dáng veston, có họa tiết hoa sen

Đặng Chung - Linh Phương |

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) vừa công bố 2 mẫu thiết kế trình Ủy ban Quốc gia APEC 2017 để chọn trang phục cho lãnh đạo 21 quốc gia tham dự sự kiện APEC diễn ra tại Việt Nam.
Một sự trùng hợp, cả hai mẫu đề xuất đều mang phom dáng veston, lựa chọn hoa sen là điểm nhấn trong tạo hình và không mang dáng dấp của áo dài, khăn xếp.

Trang phục APEC chứ không phải quốc phục

Từ năm 1993, khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trao những chiếc áo khoác - giống như áo của phi công Mỹ - cho các nhà lãnh đạo tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thì việc thiết kế trang phục APEC cũng được khởi xướng. Trang phục này được coi là thông điệp thể hiện tinh thần đoàn kết, vì hòa bình và phát triển chung của thế giới. Khi các nguyên thủ, không phân biệt quốc gia giàu - nghèo, mạnh - yếu, cùng khoác lên người trang phục APEC và chụp
ảnh chung.

Đã thành thông lệ, hơn 20 năm qua, mỗi nước chủ nhà đều có trang phục riêng, đảm bảo theo tiêu chí của APEC, vừa mang tính quốc tế mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2006, trang phục áo dài khăn đóng của Việt Nam để lại ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế. Đến năm 2017, Việt Nam tiếp tục có được vinh dự đăng cai tổ chức và suốt một năm qua, việc đi tìm trang phục APEC 2017 cũng khiến các chuyên gia trong nước đau đầu.

“Ngay trong 11 thành viên của hội đồng chuyên môn, gồm các nhà ngoại giao và văn hóa, cũng có những ý kiến khác nhau về việc lựa chọn trang phục APEC 2017. Đa phần mọi người đã đánh đồng trang phục APEC với việc chọn quốc phục, trang phục dân tộc, mà quên đi chúng ta phải làm và tuân theo tiêu chí của APEC. Tức là phải đảm bảo trang phục năm sau không được lặp lại những năm trước, không giống trang phục nước nào, cũng không giống trang phục nào mà quốc gia đã có. Mọi người không nắm được tiêu chí, ngay khi Bộ VHTTDL vừa công bố 2 mẫu trang phục đề xuất, đã quay sang trách móc hội đồng tại sao không chọn áo dài, tại sao không tôn vinh trang phục dân tộc? Tôi xin nhắc lại, chúng ta đang thiết kế trang phục cho APEC 2017, chứ không phải là thiết kế quốc phục, lễ phục. Chúng ta cũng kế thừa nhưng phải theo luật chơi quốc tế” - ông Vũ Chí Công - Trưởng khoa Thiết kế thời trang, Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp, thành viên Hội đồng tuyển chọn trang phục APEC 2017 - chia sẻ.

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - cũng khẳng định không chọn áo dài làm trang phục APEC 2017, vì “một trong những yêu cầu của cuộc tuyển chọn là không lặp lại bất kỳ một trang phục nào đã có cả. Nếu làm lễ phục hoặc quốc phục chắc chắn chúng tôi sẽ đề xuất áo dài nam và áo dài nữ truyền thống của Việt Nam, nhưng đây là đang chọn trang phục cho APEC 2017”.

“So bó đũa chọn cột cờ”

Một tuần qua, rất nhiều ý kiến cho rằng 2 trang phục được Hội đồng chuyên môn chọn và Bộ VHTTDL trình Ủy ban Quốc gia APEC 2017 quyết định đều thiếu bản sắc Việt, khó nhận ra đâu là bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bởi hai mẫu trang phục của nhà thiết kế Thu Hà và Công ty Thái Tuấn đều mang phom dáng veston, lựa chọn hoa sen là điểm nhấn trong tạo hình, trang trí và dùng hoa sen như một sứ giả văn hóa để chuyển tải thông điệp truyền thống về đất nước, con người Việt Nam.

“Cả hai mẫu trang phục đều hơi tây. Hoa sen cũng không thể đại diện cho văn hóa Việt Nam được, vì nước nào cũng có. Đây còn là quốc hoa của Ấn Độ” - GS-TS Đoàn Thị Tình - một chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về trang phục dân tộc - nêu ý kiến.

Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành lại cho rằng hai thiết kế được lựa chọn để trình cấp có thẩm quyền vì đều đạt yêu cầu và tiêu chí của sự kiện này, đó là không lặp lại, dễ mặc, tôn vinh văn hóa dân tộc mà vẫn hiện đại và mang tính quốc tế.

Trực tiếp tuyển chọn và hiểu rõ các câu chuyện “bếp núc” trong quá trình đánh giá, tư vấn, ông Vũ Chí Công cho rằng hai mẫu thiết kế mà Bộ VHTTDL đã trình Ủy ban Quốc gia APEC 2017 cũng chỉ là “so bó đũa chọn cột cờ”. “Ai cũng đòi hỏi tốt, nhưng không có tốt thì chọn làm sao. APEC đưa ra bài toán như thế và đòi hỏi các nhà thiết kế Việt Nam phải giải, phải làm theo đơn đặt hàng của họ, chứ không phải áp đặt suy nghĩ của mình lên họ. Làm tốt hay không còn phụ thuộc vào cái tài của các nhà thiết kế”.

Cũng theo ông Công, mẫu của Công ty Thái Tuấn thì tính dân tộc nằm ở kỹ thuật dệt vải, còn mẫu của NTK Thu Hà là tôn vinh nghề thêu. “Yếu tố dân tộc nằm ở sự đặc biệt của dân tộc đó mà không dân tộc nào làm được, ví dụ nói đến vải batik thì chỉ có Indonesia mới có, lụa là nghĩ ngay đến Trung Quốc. Đó là những cái dù mình đưa vào trong áo sơmi hay áo vest thì tính dân tộc nằm trong đó. Chứ không phải là tôi bắt họ mặc nguyên trang phục truyền thống của đất nước tôi để ra tính dân tộc” - ông Vũ Chí Công nhấn mạnh.
Đặng Chung - Linh Phương
TIN LIÊN QUAN

Bộ Văn hóa lên tiếng về việc không đề xuất áo dài làm trang phục APEC 2017

Bích Hà |

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL), đơn vị tổ chức và tuyển lựa các mẫu thiết kế trang phục APEC 2017 - cho biết, nếu làm lễ phục hoặc quốc phục thì sẽ đề xuất áo dài, nhưng đây là trang phục cho sự kiện APEC 2017, nên không chọn áo dài khăn xếp.

Tranh cãi về mẫu trang phục cho lãnh đạo APEC 2017

Bích Hà |

Hai mẫu thiết kế trang phục cho lãnh đạo các quốc gia tham dự APEC 2017 bị cho là không mang dấu ấn riêng của Việt Nam.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Bộ Văn hóa lên tiếng về việc không đề xuất áo dài làm trang phục APEC 2017

Bích Hà |

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL), đơn vị tổ chức và tuyển lựa các mẫu thiết kế trang phục APEC 2017 - cho biết, nếu làm lễ phục hoặc quốc phục thì sẽ đề xuất áo dài, nhưng đây là trang phục cho sự kiện APEC 2017, nên không chọn áo dài khăn xếp.

Tranh cãi về mẫu trang phục cho lãnh đạo APEC 2017

Bích Hà |

Hai mẫu thiết kế trang phục cho lãnh đạo các quốc gia tham dự APEC 2017 bị cho là không mang dấu ấn riêng của Việt Nam.