Các video hút triệu view ngang nhiên sao chép nội dung báo chí

Khánh An |

Nhiều đối tượng sử dụng lại nội dung bài báo, chuyển thành giọng đọc và dựng video để câu view trên các nền tảng Facebook, TikTok. Đáng chú ý, việc này vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ gây ảnh hưởng tới bản quyền nội dung của các cơ quan báo chí, trong khi đó những đơn vị đi “xào, nấu” nội dung lại được hưởng lợi.

Copy rồi biến tấu nội dung

“Phá khóa trộm tài sản trong vali ký gửi, 5 nhân viên bốc xếp hành lý sân bay bị bắt. Ngày 12.9, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản...” - đây là nội dung của một video đăng trên nền tảng TikTok. Video này hiện đang thu về gần 500.000 lượt xem và hơn 300 bình luận.

Điều đáng nói, toàn bộ nội dung của video đều được lấy từ một tờ báo chính thống. Video lên sóng sau 30 phút - kể từ thời điểm bài báo được xuất bản. Các hình ảnh trong video này cũng đều là hình ảnh được lấy từ các tờ báo chính thống.
Đây không phải là trường hợp duy nhất sao chép nội dung từ các bài báo rồi đưa lên mạng xã hội.

Lướt 1 vòng TikTok, hàng nghìn video khác cũng được tạo ra với cách thức tương tự. Các đối tượng chuyển nội dung bài báo thành giọng đọc, sau đó ghép với các hình ảnh trong bài báo để thành một video hoàn chỉnh. Video này sau khi đăng lên TikTok không hề ghi nguồn của nội dung và hình ảnh nhưng lại thu hút hàng triệu view.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra trên mạng xã hội Facebook, nhưng với tốc độ nhanh hơn. Chỉ sau từ 5-10 phút kể từ khi các bài báo được xuất bản, các đối tượng lập tức copy toàn bộ nội dung, hình ảnh và đăng tải lên fanpage.

Đối tượng sử dụng nội dung trong các bài báo rồi chuyển thành video để đăng lên kênh TikTok. Ảnh: Khánh An
Đối tượng sử dụng nội dung trong các bài báo rồi chuyển thành video để đăng lên kênh TikTok. Ảnh: Khánh An

Xâm hại đến giá trị tinh thần của tác giả

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho biết, có thực trạng các phương tiện truyền thông trên nền tảng số khai thác lại các tác phẩm báo chí mà không xin phép bản quyền hoặc “xin phép một kiểu nhưng khai thác một kiểu”.

Điều này xâm hại đến giá trị sáng tạo của các nhà báo, nhất là với những người làm nghề chân chính.

“Khi bị đánh cắp hoặc là bị sử dụng một cách không đúng đắn như vậy thì rõ ràng đã xâm hại rất lớn đến giá trị tinh thần của tác giả” - ông Nghĩa nhận định.

Ngoài ra, tình trạng ăn cắp bản quyền còn ảnh hưởng đến nguồn thu của các tờ báo chính thống. Ông Nghĩa dẫn chứng, có nhiều tác phẩm báo chí vừa xuất bản được vài phút đã lập tức được đặt trịnh trọng ở trang chủ của một số phương tiện khác, các trang mạng khác. Thậm chí, những đối tượng này còn tổ chức lại, trình bày lại để bắt mắt hơn bài viết trên trang chính. Sản phẩm phái sinh nhưng lại thu hút hơn sản phẩm chính.

Theo đánh giá của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), các hành vi vi phạm bản quyền được thực hiện với những cách thức hết sức tinh vi, luôn thay đổi. Quá trình xử lý đối với hoạt động vi phạm được thực hiện xuyên biên giới, từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, của các tổ chức, đại diện chủ sở hữu quyền, chủ sở hữu quyền trong công tác phối hợp, nhưng diễn biến vi phạm bản quyền gia tăng đòi hỏi phải có giải pháp thực tế có tính khả thi hơn.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số trở thành vấn đề cấp bách với mọi nhà báo, mọi cơ quan báo chí. Khi bảo vệ được quyền tác giả là đảm bảo rằng các nhà báo, các tác giả được công nhận và được trả nhuận bút xứng đáng cho lao động nghiệp vụ báo chí của họ.

Bảo vệ bản quyền báo chí giúp ngăn chặn hiện tượng ăn cắp các chất liệu báo chí, giả mạo báo chí để lan truyền các thông tin sai lệch, xuyên tạc, tin giả mạo, thúc đẩy một nền báo chí với “hàng thật” và “hàng chất lượng cao”.

Bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.

Khánh An
TIN LIÊN QUAN

Công an Kiên Giang báo xấu hơn 500 tài khoản mạng xã hội đăng thông tin xấu độc

NGUYÊN ANH |

Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, Công an Kiên Giang đã tiến hành báo xấu 537 tài khoản mạng xã hội đăng tải thông tin xấu độc, sai sự thật; phát hiện 49 tin, bài viết có nội dung xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước.

Phải có giấy phép mạng xã hội mới được cung cấp dịch vụ livestream

KHÁNH AN |

Theo đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), chỉ các mạng xã hội có giấy phép hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TTTT mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream).

Cẩn trọng trước những thông tin sai lệch trên mạng xã hội

Bảo Hân |

Sự phát triển của mạng xã hội tạo nên môi trường để công nhân lao động giao lưu, trao đổi thông tin. Bên cạnh những thông tin hữu ích, chính thống, người lao động cần cẩn trọng trước những thông tin chưa được xác thực, thậm chí sai lệch trên mạng xã hội.

Xác minh thông tin nghi phạm sát hại cháu bé 2 tuổi đã nhảy cầu tự tử

Khánh Linh |

Trước thông tin nghi phạm bắt cóc, sát hại cháu bé 2 tuổi tại Gia Lâm (Hà Nội) đã nhảy cầu tự tử, các cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ.

Phòng khám có dấu hiệu "vẽ bệnh, moi tiền" khi đang làm thủ thuật phá thai ở TPHCM

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Bệnh nhân có nhu cầu chấm dứt thai kì, trong quá trình đang thực hiện thủ thuật phá thai, bệnh nhân bị ép đóng gói phá thai 29 triệu đồng mới được làm tiếp tục.

Vụ nhốt cán bộ kiểm tra: Bạc Liêu huy động nhân công tháo dỡ công trình sai phép

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Liên quan đến vụ công trình sai phép, người vi phạm nhốt cán bộ kiểm tra, sáng ngày 21.9, lực lượng chức năng Phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã huy động nhân công tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm.

Voọc sấy khô, tay chân gấu vẫn bị mua bán ở Quảng Nam

Trương Văn |

Nhiều người sẵn sàng chi từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng để ăn thịt voọc, sở hữu tay chân gấu bất chấp luật pháp nghiêm cấm. Trong chuyến khảo sát ở Quảng Nam vào tháng 8.2023, chúng tôi đã tiếp cận và ghi nhận về nhiều địa điểm, đối tượng kinh doanh động vật hoang dã.

Vì sao phụ huynh phản đối chương trình liên kết giáo dục STEM+?

QUANG ĐẠI |

Cùng với việc phản đối chương trình liên kết giáo dục kỹ năng sống, phụ huynh cũng đề nghị xem xét chấn chỉnh, bãi bỏ chương trình liên kết giáo dục STEM+ vì không hiệu quả.

Công an Kiên Giang báo xấu hơn 500 tài khoản mạng xã hội đăng thông tin xấu độc

NGUYÊN ANH |

Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, Công an Kiên Giang đã tiến hành báo xấu 537 tài khoản mạng xã hội đăng tải thông tin xấu độc, sai sự thật; phát hiện 49 tin, bài viết có nội dung xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước.

Phải có giấy phép mạng xã hội mới được cung cấp dịch vụ livestream

KHÁNH AN |

Theo đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), chỉ các mạng xã hội có giấy phép hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TTTT mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream).

Cẩn trọng trước những thông tin sai lệch trên mạng xã hội

Bảo Hân |

Sự phát triển của mạng xã hội tạo nên môi trường để công nhân lao động giao lưu, trao đổi thông tin. Bên cạnh những thông tin hữu ích, chính thống, người lao động cần cẩn trọng trước những thông tin chưa được xác thực, thậm chí sai lệch trên mạng xã hội.