Giáo viên cần thay đổi để học sinh thêm yêu thích môn Lịch sử

Tường Vân - Phan Liên |

Môn Lịch sử bậc THPT sẽ có 52 tiết bắt buộc/năm. Nhiều giáo viên cho rằng, dù Lịch sử là môn học bắt buộc hay tự chọn, điều quan trọng nhất là giáo viên cần thay đổi để môn học này trở nên hấp dẫn, thu hút học sinh.

Điều chỉnh nội dung "hoàn toàn khả thi"

Trước những băn khoăn, lo lắng của dư luận xã hội khi năm học mới sắp bắt đầu, chương trình và SGK cũng đã hoàn tất, giờ đây chỉnh sửa lại môn Lịch sử, liệu có kịp thời gian?, cô Trương Thị Thu – Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, việc điều chỉnh nội dung chương trình và SGK môn Lịch sử lớp 10 trong thời gian tới hoàn toàn khả thi.

 
Cô Trương Thị Thu – Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cùng học trò.

Cụ thể, chương trình từ 70 tiết học chủ đề cốt lõi giảm xuống còn 52 tiết dạy, sẽ phải cắt giảm 18 tiết và những nội dung thuộc phạm vi kiến thức liên quan đến hướng nghiệp, những nội dung khó mang tính hàn lâm sẽ được cắt giảm.

Như vậy, mục tiêu cần đạt cũng giảm nhẹ, không yêu cầu học sinh đáp ứng các năng lực mang tính chuyên sâu, chỉ cần đạt được những mục tiêu cơ bản để đảm bảo tính vừa sức phù hợp giáo dục đại trà.

"Các Nhà xuất bản hoàn toàn có thể điều chỉnh cắt giảm những nội dung như đã nêu ở trên trong SGK Lịch sử (quyển 1 – Chủ đề cốt lõi) mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, tính hệ thống, liên thông của trương trình tổng thể. Riêng phần tự chọn (quyển 2 – Chuyên đề nâng cao) dành cho học sinh chọn những nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực Lịch sử vẫn được giữ nguyên" - cô Thu đề xuất.

Giáo viên cần thay đổi

Cô Lưu Thị Phương Loan - giáo viên Lịch sử Trường THPT Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) bày tỏ vui mừng khi chương trình Lịch sử bậc THPT được điều chỉnh lại theo hướng vừa có phần bắt buộc, vừa có phần lựa chọn. Bởi theo cô, đây là môn học đặc biệt quan trọng, có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ.

“Lịch sử góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại" - cô Loan nêu quan điểm.

Nhận định cấu trúc biên soạn chương trình môn Lịch sử mới sẽ là kết hợp giữa tuyến tính và đồng tâm thay vì chỉ có đồng tâm như trước, cô Loan khẳng định, sẽ không có việc trùng lặp với kiến thức ở bậc THCS như một số ý kiến lo ngại.

"Môn Lịch sử trong thời gian  tới sẽ có sự kết nối với khoa học và các ngành nghề khác, mang tính ứng dụng và liên hệ cao. Bên cạnh việc củng cố  và nâng cao kiến thức ở THCS, chương trình THPT được xây dựng theo các chủ đề định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp” - cô Phương Loan cho hay.

Dù vui mừng, nhưng giáo viên này không khỏi băn khoăn, trăn trở khi môn Lịch sử chưa phải là môn học thu hút các em học sinh. Bằng chứng là trong các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT, Lịch sử nằm trong nhóm môn học có điểm trung bình thấp.

Trong khi thực tế, học sinh không ghét học lịch sử dân tộc, các em rất hứng thú với các câu chuyện lịch sử, đôi khi cũng ghi nhớ rất kĩ các mốc thời gian.

"Học sinh trong thời đại ngày nay giống như những giám khảo khó tính, đặc biệt với môn Lịch sử, giáo viên càng phải khéo léo hơn, chỉn chu hơn mới có thể truyền tải kiến thức và thông điệp tới các em” - cô Phương Loan nhấn mạnh.

Cùng quan điểm nêu trên, cô Thu cũng bày tỏ, khi môn Lịch sử trở thành bắt buộc trong nhà trường cũng có nghĩa là các thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử sẽ gánh trên vai mình niềm tự hào và trọng trách lớn lao.

"Việc đổi mới tư duy sáng tạo và phương pháp dạy học truyền cảm hứng sẽ là điều quyết định để môn học này thực hiện được sứ mệnh quan trọng của nó" - cô Trương Thu nói.

Tường Vân - Phan Liên
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh chương trình môn Lịch sử bậc THPT, xây dựng sao cho phù hợp?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Môn Lịch sử cấp THPT sẽ có 52 tiết/mỗi năm được dạy đại trà cho tất cả học sinh. Việc thiết kế chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, phân chia tổ hợp… như thế nào để phù hợp, thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập gồm có phần bắt buộc và phần tự chọn là vấn đề đặt ra với các cơ sở giáo dục.

Học sinh sẽ được giảm 18 tiết khi điều chỉnh lại chương trình môn Lịch sử

Bích Hà |

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Xuân Thành, khi chương trình môn Lịch sử được xây dựng lại theo hướng vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn, chương trình cấp trung học phổ thông đối với mỗi học sinh sẽ được giảm 18 tiết/năm học so với thiết kế ban đầu (tương ứng với số tiết giảm của chương trình môn Lịch sử).

Môn Lịch sử cấp THPT sẽ có 52 tiết bắt buộc mỗi năm học

Phan Liên |

Bộ GDĐT yêu cầu điều chỉnh, biên soạn  tài liệu và thẩm định chương trình Lịch sử bắt buộc với 52 tiết học ở cấp THPT bắt buộc cho tất cả học sinh trong hơn 1 tháng.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Điều chỉnh chương trình môn Lịch sử bậc THPT, xây dựng sao cho phù hợp?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Môn Lịch sử cấp THPT sẽ có 52 tiết/mỗi năm được dạy đại trà cho tất cả học sinh. Việc thiết kế chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, phân chia tổ hợp… như thế nào để phù hợp, thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập gồm có phần bắt buộc và phần tự chọn là vấn đề đặt ra với các cơ sở giáo dục.

Học sinh sẽ được giảm 18 tiết khi điều chỉnh lại chương trình môn Lịch sử

Bích Hà |

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Xuân Thành, khi chương trình môn Lịch sử được xây dựng lại theo hướng vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn, chương trình cấp trung học phổ thông đối với mỗi học sinh sẽ được giảm 18 tiết/năm học so với thiết kế ban đầu (tương ứng với số tiết giảm của chương trình môn Lịch sử).

Môn Lịch sử cấp THPT sẽ có 52 tiết bắt buộc mỗi năm học

Phan Liên |

Bộ GDĐT yêu cầu điều chỉnh, biên soạn  tài liệu và thẩm định chương trình Lịch sử bắt buộc với 52 tiết học ở cấp THPT bắt buộc cho tất cả học sinh trong hơn 1 tháng.