Chọn ngành nghề thế nào để không thất nghiệp sau khi ra trường?

Phùng Nhung |

Bên cạnh việc chọn đúng ngành, yếu tố quan trọng để không thất nghiệp là quá trình tự học của sinh viên, phải không ngừng trau dồi, phát triển kỹ năng, kiến thức phù hợp với công việc tương lai.

Trao đổi với Lao Động, cô Vũ Thuý Bình - giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho biết, hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành hoặc thất nghiệp chiếm tỉ lệ rất lớn. Chính vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông từ sớm là điều cần thiết.

Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa gia đình, thầy cô, nhà trường và các đơn vị tuyển dụng để tránh làm lệch hướng trong sự lựa chọn của thí sinh, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của người học.

“Để chọn ngành đúng và trúng, trước hết các em cần căn cứ vào tình hình của thị trường lao động, những ngành “hot”, thiếu nhân lực, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, các em xác định học nghề hay học đại học. Ví dụ, trong ngành xây dựng, cần lao động có kỹ năng về nghề, có tay nghề cao thì những người học nghề sẽ có cơ hội hơn những kỹ sư.

Bên cạnh đó, việc chọn nghề phải dựa theo sở thích, phải yêu mới có thể học và theo đuổi. Đồng thời, cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề tài chính, hoàn cảnh của bản thân, gia đình để lựa chọn những ngành, những trường vừa sức với khả năng, tránh tình trạng bỏ ngang vì không đáp ứng được kinh tế” - cô Bình đưa ra lời khuyên.

 
Chọn ngành nghề thế nào để không thất nghiệp? Ảnh minh họa: Phạm Đông

Để sinh viên đáp ứng tốt nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng, các trường đại học có thể tạo điều kiện, mở rộng hiểu biết, thích ứng nghề nghiệp đa dạng hơn. Chẳng hạn, một sinh viên học chuyên ngành Báo in sẽ được học và tìm hiểu thêm báo mạng, báo truyền hình... Khi ra trường, sinh viên không chỉ làm tốt chuyên ngành của mình mà có thể đảm nhận mọi công việc có liên quan.

Bên cạnh đó, cần tăng chất lượng, tăng thời gian thực hành để sinh viên có thể thành thạo công việc và làm việc ngay sau khi ra trường.

Quá trình đào tạo ở trường đáp ứng những nền tảng cơ bản, nhưng để thích ứng và hoàn thiện kỹ năng cần có trong công việc buộc sinh viên phải tự học, dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về ngành nghề. Kiến thức phải đi đôi với kỹ năng thực hành, như vậy mới tạo hiệu quả cao trong công việc.

"Trước tiên hiểu mình là ai, sau đó hiểu được yêu cầu của nhà tuyển dụng và ngành nghề mình đang lựa chọn cần những kỹ năng như thế nào. Mỗi ngành nghề sẽ yêu cầu khả năng đặc thù khác nhau, muốn làm được phải có thời gian chuẩn bị, quan sát, thực hành. Sinh viên phải không ngừng học hỏi, tiếp cận với việc làm để rèn giũa và điều chỉnh kỹ năng cho phù hợp nhất" - cô Bình đưa ra lời khuyên.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Biến động điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 năm qua

Trang Hà |

Bức tranh điểm chuẩn năm 2020, 2021, 2022 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thể hiện sự soán ngôi liên tục giữa các ngành "hot".

Sinh viên áp lực tăng học phí đại học kèm nỗi lo thất nghiệp

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học tăng học phí vô tình tạo thêm gánh nặng cho người học, kéo theo đó là nỗi lo tìm việc làm sau khi tốt nghiệp để xứng đáng với số tiền học đã đầu tư.

175 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2023

Trang Hà |

Tính đến ngày 7.4 đã có 175 trường đại học, học viện công bố xét học bạ, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập cấp THPT năm 2023.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tiền Giang: Trung tâm đăng kiểm 63-02D hoạt động trở lại sau khi bị khám xét

Thành Nhân |

Trưa 10.4, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 63-02D (xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) bị Công an tỉnh Tiền Giang khám xét thu giữ nhiều tài liệu và tạm ngưng hoạt động đến 19h cùng ngày. Đến ngày 11.4, trung tâm đăng kiểm này đã hoạt động trở lại.

Dân khốn khổ bên quy hoạch treo hơn 10 năm trước cổng Tỉnh ủy Sơn La

Khánh Linh |

Hơn chục năm nay, nhiều hộ dân sống trước cổng Tỉnh uỷ Sơn La mòn mỏi bên quy hoạch treo, chờ được an cư, lạc nghiệp.

Vụ khách tố "chặt chém" 8.7 triệu đồng/11,8 kg hải sản: Niêm phong máy tính tiền để điều tra

Hữu Long |

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Khánh Hòa đã đến quán hải sản để làm rõ thông tin du khách tố chặt chém hơn 8,7 triệu đồng cho 11,8kg hải sản. Tuy nhiên, khi đoàn đến nơi, chủ quán không có mặt.

Lò mì Quảng 20 năm chỉ dùng bếp trấu, khách Tây nườm nượp ghé thăm

Nguyễn Linh |

Nằm sâu trong một con hẻm của thôn Hạ Mỹ bên sông Thu Bồn, lò mì Quảng của bà Võ Thị An (61 tuổi) mỗi ngày đón hàng chục lượt khách nước ngoài.

Biến động điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 năm qua

Trang Hà |

Bức tranh điểm chuẩn năm 2020, 2021, 2022 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thể hiện sự soán ngôi liên tục giữa các ngành "hot".

Sinh viên áp lực tăng học phí đại học kèm nỗi lo thất nghiệp

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học tăng học phí vô tình tạo thêm gánh nặng cho người học, kéo theo đó là nỗi lo tìm việc làm sau khi tốt nghiệp để xứng đáng với số tiền học đã đầu tư.

175 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2023

Trang Hà |

Tính đến ngày 7.4 đã có 175 trường đại học, học viện công bố xét học bạ, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập cấp THPT năm 2023.