Dân khốn khổ bên quy hoạch treo hơn 10 năm trước cổng Tỉnh ủy Sơn La

Khánh Linh |

Hơn chục năm nay, nhiều hộ dân sống trước cổng Tỉnh uỷ Sơn La mòn mỏi bên quy hoạch treo, chờ được an cư, lạc nghiệp.

10 năm mòn mỏi bên quy hoạch treo

Phản ánh đến báo Lao Động người dân tại bản Chậu Cọ, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La bức xúc về việc quy hoạch treo trước cổng Tỉnh ủy Sơn La, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hơn 100 hộ dân hiện đang sinh sống tại đây.

Chỉ tay lên ngôi nhà cấp 4 với diện tích chỉ vẻn vẹn trên 30 m2 đã xuống cấp nghiêm trọng, ông Quàng Văn Công bức xúc: "Theo như chúng tôi được biết, khu đất chúng tôi đang ở thuộc quy hoạch xây dựng lô số 1 và 2 khu đô thị mới gắn với dự án thoát lũ Nậm La, thành phố Sơn La, được phê duyệt từ năm 2010.

Năm 2012 Nhà nước đã có chủ trương chuyển đổi khu này thành khu dân cư. Cũng trong năm đó, UBND TP Sơn La đã trực tiếp làm việc với dân để thông báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng cây lâu năm sang cấp phép đất ở cho dân theo quy hoạch".

 
Không được xây dựng do chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người dân phải sống trong những căn nhà tạm dột nát. Ảnh: Khánh Linh

Theo ông Công, tính đến nay quy hoạch khu dân cư bản Chậu Cọ đã kéo dài 10 năm vẫn chỉ nằm trên giấy, trở thành quy hoạch treo trước cổng Tỉnh uỷ Sơn La.

“Nhà cửa xuống cấp không thể xây mới khiến chúng tôi phải sống trong những căn nhà lụp xụp. Chưa kể mỗi mùa mưa lũ, người dân chúng tôi lại khốn khổ vì ngập úng. Nguyên nhân bởi đường bao quảng trường cao hơn khu dân cư” - ông Công nói.

Còn với gia đình bà Tòng Thị Lâm Hương (bản Chậu Cọ, phường Chiềng Cơi), dù ở ngay mặt đường Nguyễn Văn Linh, cách cổng Tỉnh uỷ Sơn La hơn 100 m, nhưng vẫn phải sống trong ngôi nhà dột nát, chắp vá.

Theo bà Hương, hàng chục năm nay rất nhiều lần người dân viết đơn kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền, thậm chí có nộp thuế phi nông nghiệp đầy đủ. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyện vọng của người dân vẫn chưa được giải quyết.

“Điều chúng tôi mong mỏi nhất lúc này là đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch, sớm chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây lâu năm sang thổ cư cho người dân để chúng tôi được xây mới, sửa chữa nhà ở, an cư lạc nghiệp” - người dân cho hay. 

 
Nhiều căn nhà đã xuống cấp, dột nát. Ảnh: Khánh Linh

Cơ quan chức năng nói gì?

Thông tin tử Sở Xây dựng tỉnh Sơn La cho biết, ngày 6.4.2006 UBND tỉnh Sơn La có Quyết định số 67 về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế và dự toán lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 lô số 1 và 2 thuộc khu đô thị mới gắn với dự án thoát lũ Nậm La, thành phố Sơn La.

Tuy nhiên, ngày 13.9.2010, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 lô số 1 và 2 khu đô thị mới, gắn với dự án thoát lũ Nậm La mới được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 2234.

Cũng theo Sở này,  lần cuối cùng đồ án quy hoạch được điều chỉnh tại Quyết định số 2218, ngày 15.9.2016 của UBND tỉnh Sơn La.

Liên quan đến vấn đề này, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Thế Phương - Phó Chủ tịch UBND TP Sơn La.

Ông Phương cho biết, quy hoạch chi tiết xây dựng lô số 1 và 2 khu đô thị mới gắn với dự án thoát lũ Nậm La, thành phố Sơn La, trong đó có khu tái định cư số 3 bản Chậu Cọ đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt lần đầu tiên năm 2010. Đồng thời, xác nhận là quy hoạch treo sau nhiều lần điều chỉnh mà vẫn chưa có dự án triển khai.

Lý giải nguyên nhân, vị Phó chủ tịch chia sẻ: "Do đất ở khu vực này vẫn là đất lúa nên khó khăn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân. Hiện nay về phía thành phố Sơn La vẫn tiếp tục đề xuất với UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất để người dân được an tâm sinh sống".

 
Các hộ dân sinh sống trước cổng Tỉnh uỷ Sơn La bất an ngay trong chính ngôi nhà của mình. Ảnh: Khánh Linh

Theo người dân, tháng 7.2022, UBND thành phố Sơn La đã có buổi làm việc với các hộ dân.

Tại buổi làm việc, trên cơ sở rà soát hiện trạng và quy hoạch tại khu vực, UBND thành phố đã lập phương án điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Cụ thể, theo hướng cơ bản giữ nguyên quy hoạch hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sử dụng đất theo hiện trạng các hộ gia đình đang sử dụng, chỉ sắp xếp lại các thửa đất trên các tuyến đường số 3 và tuyến đường số 4 để đảm bảo mỹ quan.

Phương án này đã thống nhất với Sở Xây dựng, xin ý kiến dân 3 lần và được dân ủng hộ, nhất trí cao. Tuy nhiên, ngày 03.8.2022, Tỉnh uỷ Sơn La có Công văn số 2178 không nhất trí với phương án trên.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị hủy bỏ thêm các quy hoạch treo ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhiều quy hoạch được lập ra, nhưng dự án lại không triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như môi  trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị.

Đắk Nông là tỉnh đầu tiên ở Tây Nguyên được thông qua quy hoạch

Phan Tuấn |

Đắk Nông là tỉnh thứ 31 trong cả nước và là tỉnh đầu tiên của Khu vực Tây Nguyên hoàn thiện hồ sơ, đủ điều kiện để Hội đồng thẩm định thông qua quy hoạch với điều kiện có tiếp thu, chỉnh sửa quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

PHẠM ĐÔNG |

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre gắn với phong trào đồng loạt nổi dậy chống đế quốc Mỹ của nhân dân miền Nam giai đoạn 1959-1960.

Điểm tên những hòn đảo xanh nói không với túi nilon tại Việt Nam

Vân Anh |

Cô Tô, Cù Lao Chàm, đảo bé Lý Sơn... là những hòn đảo vắng bóng chai nhựa, túi nilon nhờ chiến dịch bảo vệ môi trường của địa phương.

Thái Bình: Xã cho thuê 10 lô đất trái quy định, dân lấn chiếm không trả

TRUNG DU |

Từ năm 2014, UBND xã Nam Thanh (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) ký hợp đồng cho 10 hộ dân địa phương thuê 10 lô đất thuộc phạm vi hành lang giao thông, thủy lợi sát cạnh đường tỉnh DT.221A, phía nam cống Tài Rong. Đến nay, dù biết việc cho thuê đất này là trái quy định, hợp đồng thuê đất cũng đã hết hạn nhưng cả 10 hộ dân này vẫn cố tình lấn chiếm, không chịu trả đất.

Quảng Trị: Tiếp tục xảy ra phá rừng tự nhiên

HƯNG THƠ |

Lực lượng kiểm lâm và biên phòng đang vào cuộc tìm hiểu sau khi phát hiện thêm vụ việc phá rừng ở huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).

Cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề sẽ dẹp loạn cò đất

PHẠM ĐÔNG |

Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần có quy định cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề để giải quyết vấn đề “cò đất” ở các địa phương.

Cận cảnh công trình gần 500 tỉ lớn nhất tỉnh Thái Nguyên

NHÓM PV |

Cầu Huống Thượng đến thời điểm hiện tại là công trình bắc qua sông Cầu có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, với mục tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng trước tháng 8.2023.

Đề nghị hủy bỏ thêm các quy hoạch treo ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhiều quy hoạch được lập ra, nhưng dự án lại không triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như môi  trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị.

Đắk Nông là tỉnh đầu tiên ở Tây Nguyên được thông qua quy hoạch

Phan Tuấn |

Đắk Nông là tỉnh thứ 31 trong cả nước và là tỉnh đầu tiên của Khu vực Tây Nguyên hoàn thiện hồ sơ, đủ điều kiện để Hội đồng thẩm định thông qua quy hoạch với điều kiện có tiếp thu, chỉnh sửa quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

PHẠM ĐÔNG |

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre gắn với phong trào đồng loạt nổi dậy chống đế quốc Mỹ của nhân dân miền Nam giai đoạn 1959-1960.