Trung Quốc khai thác tiềm năng thuỷ điện, xây siêu đập lớn gấp 3 Tam Hiệp

Thanh Hà |

Trung Quốc đang đứng đầu về thủy điện, với số lượng đập thuỷ điện lớn đang hoạt động nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Củng cố an ninh nguồn nước

Hạn hán ở Trung Quốc làm khô cạn một phần sông Dương Tử vào năm ngoái nhưng dự án vận chuyển nước lớn nhất vẫn lấy nước từ dòng sông này để cung cấp cho Bắc Kinh.

Năm 2022, hơn 1 tỉ mét khối nước đi từ một hồ chứa ở miền trung Trung Quốc theo Dự án Nam Thủy Bắc Điều đã được chuyển tới hàng triệu hộ gia đình ở thủ đô Bắc Kinh cách đó 1.200 km. Nước được đưa qua các đường hầm và kênh đào ngầm nối với sông Hoàng Hà.

Dự án này có chiều dài gần bằng khoảng cách từ Amsterdam, Hà Lan tới Rome, Italy.

Theo Nikkei, dự án dẫn nước khổng lồ nêu bật quy mô các biện pháp của Trung Quốc nhằm củng cố an ninh nguồn nước và những tác động tiềm tàng mà những biện pháp này gây ra với khu vực.

Xả lũ ở đập Tiểu Lãng Để (Xiaolangdi) trên sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Nguồn: Xinhua
Xả lũ ở đập Tiểu Lãng Để (Xiaolangdi) trên sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Nguồn: Xinhua

Nhiều con sông xuyên biên giới của châu Á bắt nguồn từ cao nguyên Ấn - Tây Tạng ở Trung Quốc. Những con sông này chảy vào 18 quốc gia ở hạ nguồn như Ấn Độ, Kazakhstan, Bangladesh và Việt Nam, cung cấp nước cho 1/4 dân số thế giới.

Nikkei chỉ ra, riêng điều này đã khiến cho quốc gia đông dân thứ hai thế giới trở thành siêu cường ở thượng nguồn bởi sức ảnh hưởng khổng lồ với tưới tiêu của phần lớn lục địa.

Thêm vào đó, những dự án như xây dựng đập và nhà máy thủy điện trên những con sông này dự kiến tạo ra cục diện mới.

Ông Brahma Chellaney - giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, cựu cố vấn của Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ - chỉ ra, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về  thủy điện, với số lượng đập lớn đang hoạt động nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Trung Quốc đã xây dựng 11 con đập lớn ở thượng nguồn sông Mekong và hiện tại chuyển sự chú ý sang khai thác các nguồn nước dồi dào ở lưu vực sông Brahmaputra.

Sông Brahmaputra là một trong những con sông không có đập cuối cùng trên thế giới cho đến khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng loạt đập cỡ trung ở các đoạn thượng nguồn của hẻm núi nổi tiếng. Việc xây dựng đập đang tiến gần hơn nữa tới khu vực biên giới với Ấn Độ.

Siêu dự án tạo ra điện gấp 3 lần đập Tam Hiệp

Hiện tại, Trung Quốc đang xây dựng siêu đập đầu tiên trên thế giới gần biên giới với Ấn Độ. Siêu dự án này, có công suất dự kiến là 60 gigawatt, sẽ tạo ra lượng điện gấp 3 lần so với đập Tam Hiệp. Tam Hiệp hiện là nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới.

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Siêu đập mới của Trung Quốc đặt tại nơi có địa hình nguy hiểm nhất thế giới. Tại đây, sông Brahmaputra từ dãy Himalaya chảy xuống gần 3.000 m khi rẽ ngoặt hướng nam để vào Ấn Độ. Cũng tại đây, con sông lớn ở độ cao cao nhất thế giới chảy qua hẻm núi dài nhất và dốc nhất thế giới.

Sâu gấp đôi hẻm núi Grand Canyon của Mỹ, hẻm núi Brahmaputra có trữ lượng nước chưa khai thác lớn nhất châu Á. Dòng chảy mạnh của dòng sông được người Tây Tạng gọi là Yarlung Tsangpo tạo ra một trong những nơi tập trung năng lượng sông lớn nhất trên Trái đất.

Những yếu tố này đã tạo thành thỏi nam châm cực mạnh với các nhà xây dựng đập của Trung Quốc.

Tuy nhiên, những con đập khổng lồ được xem là đặt ra mối đe doạ vì ở trong khu vực có hoạt động địa chấn. Điều này khiến con đập có khả năng trở thành bom nước hẹn giờ với các cộng đồng dân cư ở hạ lưu tại Ấn Độ và Bangladesh.

Phần đông nam của cao nguyên Tây Tạng dễ xảy ra động đất do nằm trên đường đứt gãy địa chất mà các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á - Ấn va vào nhau.

Trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, dọc theo vành đai phía đông của cao nguyên Tây Tạng, đã cướp đi sinh mạng của 87.000 người và thu hút sự chú ý của quốc tế về hiện tượng địa chấn do hồ chứa (RTS).

Một số nhà khoa học ở Mỹ và Trung Quốc đã tìm thấy mối liên hệ giữa trận động đất Tứ Xuyên và đập Zipingpu. Con đập này được đưa vào sử dụng 2 năm trước ở vị trí gần một đứt gãy địa chấn.

Các chuyên gia cho rằng, trọng lượng của hàng trăm triệu mét khối nước trong hồ chứa của đập Zipingpu có thể gây ra RTS.

Nhưng ngay cả khi không có động đất, siêu đập mới có thể là mối đe dọa với cộng đồng dân cư ở hạ lưu nếu mưa lớn trong mùa mưa dẫn tới lũ quét ở khu vực Great Bend của sông Brahmaputra. Chỉ 2 năm trước, khoảng 400 triệu người Trung Quốc chịu nguy cơ lớn khi lũ lụt kỷ lục đe doạ đập Tam Hiệp.

Nikkei lưu ý, Bangladesh dự kiến chịu gánh nặng môi trường bị tàn phá mà siêu dự án gây ra trên sông Brahmaputra. Tuy nhiên, thiệt hại về môi trường có thể sẽ rộng ra khắp Tây Tạng - một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất thế giới.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc xây kênh đào 10 tỉ USD, lượng đất đá cần đào gấp 3 lần đập Tam Hiệp

Thanh Hà |

Pinglu - kênh đào lớn nhất thế giới nối sông và biển ở Trung Quốc - có lượng đất đá cần đào lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vận hành tuabin điện gió lớn nhất thế giới

Thanh Hà |

Tuabin điện gió ngoài khơi 16 megawatt lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc và kết nối với lưới điện quốc gia Trung Quốc từ 19.7.

Siêu đập Trung Quốc gấp 3 đập Tam Hiệp tác động tiềm ẩn đến Ấn Độ

Ngọc Vân |

Siêu đập mới của Trung Quốc ở Tây Tạng có công suất gấp 3 đập Tam Hiệp có thể ảnh hưởng đến Ấn Độ.

Chủ tịch Thành Đô và mối liên hệ với loạt công ty sở hữu kỳ nghỉ du lịch

Nhóm Phóng viên |

Ngày 17.7 vừa qua, ông Nguyễn Đức Thành – Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Đô - đã triệt thoái toàn bộ 90% vốn tại Công ty TNHH Oh Vacation. Trước đó 1 tuần, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh dấu hiệu lừa đảo, trốn thuế của công ty này. Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Thành cũng từng góp vốn vào một công ty kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ khác.

Khuyến cáo du khách không đi tour tự phát ra đảo hoang trên vịnh Hạ Long

Chí Long |

UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khuyến cáo du khách không sử dụng dịch vụ tour du lịch trái phép ra các đảo hoang trên vịnh Hạ Long.

Người dân nhiều nước “ngồi trên lửa” khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo

Khánh Minh |

Động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây ra những xáo trộn trong việc mua bán, kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau.

Nhan sắc xinh đẹp của Phương Oanh trong lễ ăn hỏi với Shark Bình ở Hà Nam

Chí Long |

Lễ ăn hỏi của Phương Oanh - Shark Bình diễn ra tại Hà Nam, ngày 26.7 thu hút sự quan tâm của dư luận, công chúng.

Đầu tư dự án thoát nước nghìn tỉ nhưng 90 nhà hàng, khách sạn không đấu nối

THÙY TRANG |

Một trong những nguyên nhân khiến cho nước xả ra biển Đà Nẵng vẫn bị đen là dù thành phố đã đầu tư dự án tách nước thải sinh hoạt cả nghìn tỉ đồng nhưng thực tế là còn nhiều hộ dân và các nhà hàng, khách sạn ven biển hiện chưa đấu nối vào hệ thống.

Trung Quốc xây kênh đào 10 tỉ USD, lượng đất đá cần đào gấp 3 lần đập Tam Hiệp

Thanh Hà |

Pinglu - kênh đào lớn nhất thế giới nối sông và biển ở Trung Quốc - có lượng đất đá cần đào lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vận hành tuabin điện gió lớn nhất thế giới

Thanh Hà |

Tuabin điện gió ngoài khơi 16 megawatt lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc và kết nối với lưới điện quốc gia Trung Quốc từ 19.7.

Siêu đập Trung Quốc gấp 3 đập Tam Hiệp tác động tiềm ẩn đến Ấn Độ

Ngọc Vân |

Siêu đập mới của Trung Quốc ở Tây Tạng có công suất gấp 3 đập Tam Hiệp có thể ảnh hưởng đến Ấn Độ.