Trung Quốc có tiềm năng thủy điện chưa sử dụng lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tiềm năng thủy điện chưa sử dụng ở Trung Quốc có thể cung cấp tới 30% nhu cầu điện của nước này.

Tiềm năng thủy điện chưa sử dụng

Theo SCMP, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Anh, Trung Quốc, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan và Mỹ đã nghiên cứu dữ liệu từ gần 3 triệu con sông trên khắp thế giới để xác định tổng lượng tiềm năng thủy điện chưa sử dụng.

Kết quả công bố trên tạp chí Nature Water cho thấy các địa điểm phát triển thủy điện tiềm năng của Trung Quốc chủ yếu nằm ở các khu vực miền núi phía nam - Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu.

Tiềm năng thủy điện chưa sử dụng của Trung Quốc lớn nhất thế giới, nếu được phát triển có thể đáp ứng 30% nhu cầu điện của nước này.

Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo và “tương đối tiết kiệm chi phí”, nhưng “về cơ bản làm thay đổi lưu lượng tự nhiên của các con sông, làm xáo trộn hệ sinh thái nước ngọt và có thể góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài sinh vật địa phương”.

Để hạn chế các tác động tiềm ẩn đối với môi trường và xã hội, nhóm đã loại trừ khỏi nghiên cứu các khu vực được coi là di sản, điểm nóng đa dạng sinh học, rừng, khu định cư của hơn 50.000 người và các khu vực dễ bị động đất.

Các tác giả phát hiện ra rằng châu Á và châu Phi chiếm 85% lượng thủy điện chưa sử dụng của thế giới - tương đương 5,27 nghìn tỉ kilowatt giờ mỗi năm.

Hầu hết các địa điểm của châu Á là ở Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ, Pakistan và Nepal, trong khi các địa điểm ở Châu Phi bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia và Zambia, nơi việc phát triển thủy điện vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Nhiều quốc gia ở châu Á và châu Phi cũng chưa tối đa hóa tiềm năng thủy điện sinh lời của họ. Dãy Himalaya, tháp nước của châu Á, có tiềm năng lớn nhất (2/3 tổng số toàn cầu) để mở rộng thủy điện và nhiều hồ chứa theo kế hoạch đã được xây dựng trong khu vực”.

Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu thế giới với sản lượng thủy điện hiện có cao nhất - là nơi có một số đập thủy điện lớn nhất thế giới, bao gồm đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, các đập Bạch Hạc Than và Khê Lạc Độ trên sông Kim Sa.

Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 20.8.2020. Ảnh: Xinhua
Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 20.8.2020. Ảnh: Xinhua

Bắc Kinh đang có kế hoạch xây dựng một siêu đập ở Tây Tạng, phía thượng nguồn từ Ấn Độ, dự kiến sẽ tạo ra lượng điện năng gấp ba lần so với đập Tam Hiệp.

Khu vực này cũng là quê hương của một trong những con sông lớn nhất thế giới - sông Brahmaputra, hay Yarlung Tsangpo, chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. Các nhà khoa học cho biết sự hợp tác giữa các quốc gia phải được cải thiện để quản lí tốt hơn dòng chảy của sông và giảm xung đột.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở châu Âu, tiềm năng thủy điện được “khai thác cực kì triệt để”, việc phát triển thủy điện vượt quá tiềm năng sinh lợi tối đa của nó.

Thủy điện và môi trường

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thủy điện cung cấp 1/6 tổng lượng điện toàn cầu được tạo ra vào năm 2020, trở thành nguồn năng lượng carbon thấp lớn nhất.

Công suất thủy điện toàn cầu sẽ cần tăng gấp đôi vào năm 2050 để đưa thế giới vào con đường đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo lộ trình do IEA vạch ra vào năm 2021.

Đồng tác giả Zeng Zhenzhong, Phó giáo sư tại Trường Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUSTech) ở Thâm Quyến, cho biết đánh giá mới cho thấy có thể đạt được mục tiêu của IEA.

Theo Phó giáo sư Zeng, các con đập cũng có vai trò trong việc giảm bớt hạn hán. Tình trạng hạn hán trên toàn quốc như năm ngoái ở Trung Quốc là rất hiếm. Hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất của đất nước - cũng cạn kiệt, ảnh hưởng đến việc canh tác. May mắn là đập Tam Hiệp xả nước để giải tỏa hạn hán ở hạ lưu, nâng mực nước ở đó, bao gồm cả hồ Bà Dương. Nếu không có đập Tam Hiệp, hạn hán có thể còn nghiêm trọng hơn.

Hồ Bà Dương cạn kiệt nước, tháng 9.2022. Ảnh: Xinhua
Hồ Bà Dương cạn kiệt nước, tháng 9.2022. Ảnh: China Daily

Theo Xu Rongrong, một đồng tác giả khác và là trợ lý giáo sư nghiên cứu tại SUSTech, nhóm nghiên cứu đã cân nhắc lợi ích cũng như tác động môi trường và xã hội của việc xây dựng các nhà máy thủy điện.

“Một số hồ chứa nhỏ hơn được quản lí yếu kém. Chúng cắt đứt dòng nước ở hạ lưu, gây tổn hại đến hệ sinh thái” - ông nói.

“Trong nghiên cứu, chúng tôi yêu cầu các trạm thủy điện phải duy trì dòng chảy môi trường để giữ môi trường sống cho các loài động vật nước ngọt, dù có thể giảm phần nào sản lượng điện. Nó cân bằng giữa nhu cầu phát điện và bảo vệ môi trường” - ông cho hay.

David Dudgeon, giáo sư danh dự về sinh thái và đa dạng sinh học tại Đại học Hong Kong, người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng “dòng chảy môi trường” - dòng nước ngọt hàng năm chảy xuống hạ lưu từ các con đập - là chìa khóa cho sức khỏe của hệ sinh thái phụ thuộc vào dòng chảy thượng nguồn.

Nhưng ở nhiều nơi, các đập mới sẽ gây tổn hại đến đa dạng sinh học nước ngọt và các dịch vụ hệ sinh thái cho con người, chẳng hạn như nghề cá.

Ví dụ, ở dãy Himalaya, các đập thủy điện mới có thể bị hạn chế khả năng tồn tại lâu dài, đặc biệt là do sự bất ổn về địa chất trong khu vực, sự tan chảy của băng và những thay đổi về lượng mưa.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Giới nghiên cứu Trung Quốc nói về lợi ích xây đập Tam Hiệp

Song Minh |

Xây dựng các đập như đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử giúp giảm phát thải khí metan, theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Trung Quốc khởi công đập thủy điện đá đổ cao nhất thế giới

Song Minh |

Các kỹ sư Trung Quốc đã bắt đầu đổ bê tông cho đập đá đổ màn chắn bê tông cao nhất thế giới tại nhà máy thủy điện Lawa ở tây nam Trung Quốc.

Ấn Độ xây siêu thủy điện cạnh tranh đập Tam Hiệp Trung Quốc

Khánh Minh |

Được coi là đối trọng với dự án siêu đập thủy điện Trung Quốc và lớn hơn cả đập Tam Hiệp, nhà máy thủy điện lớn nhất của Ấn Độ đang được xây dựng gần biên giới Trung Quốc.

Tin 20h: Bộ LĐTBXH nêu lý do cần giảm tuổi hưởng lương hưu

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Bộ LĐTBXH nêu lý do cần giảm tuổi hưởng lương hưu; Người dân liều mình trên cáp tự chế vượt lũ dữ; Để thiếu điện, EVN truy trách nhiệm đơn vị thành viên...

Sắp diễn ra ngày hội bóng đá công nhân lớn nhất từ trước đến nay

HỮU CHÁNH - PHƯƠNG NGÂN |

TP Hồ Chí Minh - Giải Vô địch bóng đá công nhân toàn quốc là sân chơi, là cơ hội để công nhân thể hiện khát vọng, niềm tin vào tài năng bóng đá của mình.

Công ty Giống cây trồng - Con nuôi Ninh Bình bị tố chiếm đoạt tiền BHXH

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hàng chục người lao động đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng - Con nuôi Ninh Bình (trụ sở tại thôn Đoài Hạ, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình) đã gửi đơn cầu cứu các cơ quan chức năng của tỉnh vì bị chiếm đoạt tiền BHXH.

5 năm thu hơn 19.000 tỉ, Grab Việt Nam vẫn chưa phải đóng thuế doanh nghiệp

Quang Dân |

Giai đoạn 2018 – 2022, Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) đã đưa về hơn 19.000 tỉ đồng doanh thu, thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn chưa chưa phải đóng đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Du khách nghi say thuốc lào, rơi xuống biển tử vong ở Hải Phòng

Băng Tâm |

Ngày 21.6, thông tin từ Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng Hải Phòng), một du khách trên tàu du lịch bị rơi xuống biển tử vong, nghi do bị say thuốc lào.

Giới nghiên cứu Trung Quốc nói về lợi ích xây đập Tam Hiệp

Song Minh |

Xây dựng các đập như đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử giúp giảm phát thải khí metan, theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Trung Quốc khởi công đập thủy điện đá đổ cao nhất thế giới

Song Minh |

Các kỹ sư Trung Quốc đã bắt đầu đổ bê tông cho đập đá đổ màn chắn bê tông cao nhất thế giới tại nhà máy thủy điện Lawa ở tây nam Trung Quốc.

Ấn Độ xây siêu thủy điện cạnh tranh đập Tam Hiệp Trung Quốc

Khánh Minh |

Được coi là đối trọng với dự án siêu đập thủy điện Trung Quốc và lớn hơn cả đập Tam Hiệp, nhà máy thủy điện lớn nhất của Ấn Độ đang được xây dựng gần biên giới Trung Quốc.