Mỗi phút thế giới chi hơn 150.000 USD cho vũ khí hạt nhân

Hải Anh |

Mỗi phút của năm 2021, thế giới chi 156.841 USD cho vũ khí hạt nhân. 

Mỹ chi tiêu nhiều nhất cho vũ khí hạt nhân

Chi tiêu cho vũ khí nguyên tử trên toàn cầu đã tăng đáng kể trong năm 2021, theo báo cáo mới nhất của Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) công bố tuần này.

Chỉ trong 1 năm, 9 quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân - Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan và Vương quốc Anh - đã chi tổng cộng 82,4 tỉ USD cho nâng cấp và bảo trì khoảng 13.000 vũ khí hạt nhân của những nước này, tăng 9% so với năm trước.

Báo cáo công bố ngày 14.6 là báo cáo hàng năm thứ 3 của ICAN về chi tiêu hạt nhân toàn cầu. Báo cáo tiêu đề "Chi tiêu cho vũ khí hạt nhân toàn cầu năm 2021" cho biết, thế giới đã chi tổng cộng 156.842 USD mỗi phút trong năm 2021 cho vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra và tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu tăng.

ICAN cũng công bố chi tiết số tiền mà mỗi quốc gia trong số 9 nước có vũ khí nguyên tử đã chi cũng như liệt kê những công ty thu lợi, những nhà vận động hành lang được thuê để truy trì hoạt động vũ khí hạt nhân.

Năm 2021, Mỹ vẫn là nước chi tiêu nhiều nhất cho vũ khí hạt nhân, với 44,2 tỉ USD - gấp 4 lần so với các nước tiếp theo. Trong số các nước tiếp sau Mỹ, Trung Quốc là quốc gia duy nhất vượt mốc 10 tỉ USD khi chi tiêu 11,7 tỉ USD, trong khi Nga giữ vị trí thứ 3 với 8,6 tỉ USD.

Vương quốc Anh chi 6,8 tỉ USD, Pháp 5,9 tỉ USD và các nước như Ấn Độ, Israel và Pakistan mỗi nước chi hơn một tỉ USD cho kho vũ khí trong năm 2021. Vị trí cuối cùng là Triều Tiên, chi 642 triệu USD.

Báo cáo cũng đặt câu hỏi về cách thức và nguyên nhân các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lại chi nhiều cho lĩnh vực này trong khi có rất nhiều vấn đề toàn cầu như thiếu lương thực, năng lượng. ICAN kết luận, động lực lớn nhất của chi tiêu cho vũ khí hạt nhân không phải là lo ngại về an ninh mà là giới kinh doanh.

Ngành công nghiệp vũ khí hưởng lợi

Theo ICAN, một số nhà thầu quân sự của Mỹ đã kiếm được nhiều tiền từ những hợp đồng liên quan tới vũ khí hạt nhân và các công ty này chi phần lớn thu nhập để thuê những nhà vận động hành lang và tài trợ cho các viện nghiên cứu khuyến khích các chính trị gia chi nhiều hơn cho vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Theo báo cáo, Honeywell International kiếm được 6,2 tỉ USD từ đấu thầu hạt nhân trong năm 2021 và chi thêm 7 triệu USD cho vận động hành lang. Northrop Grumman nhận 5 tỉ USD và chi 11,6 triệu USD cho vận động hành lang. Lockheed Martin thu được 1,9 tỉ USD từ ngành công nghiệp này và chi 16,9 triệu USD cho vận động hành lang.

Các tác giả báo cáo nhấn mạnh, sau khi xem xét hàng nghìn hợp đồng, báo cáo và các tiết lộ vận động hành lang, họ ước tính hàng chục công ty tư nhân nhận được những hợp đồng vũ khí hạt nhân trị giá tổng cộng 30,2 tỉ USD trong năm 2021. Sau đó, những công ty này chi 117 triệu USD để cho các nhà vận động hành lang cũng như chi 10 triệu USD tài trợ cho hầu hết các tổ chức nghiên cứu lớn chuyên nghiên cứu và viết về các giải pháp chính sách liên quan tới vũ khí hạt nhân, ICAN thông tin.

Báo cáo của ICAN nhấn mạnh, tất cả khoản chi tiêu này không có tác dụng gì trong ngăn chặn bất kỳ xung đột nào và các sự kiện địa chính trị gần đây ở Châu Âu chỉ góp phần giúp làm giàu thêm cho những người trong ngành công nghiệp vũ khí hạt nhân.

“Chúng tôi được biết rằng, hàng tỉ USD đầu tư vào hàng nghìn vũ khí hủy diệt hàng loạt với sức mạnh hủy diệt thế giới gấp nhiều lần là cái giá phải trả cho hòa bình ở Châu Âu. Thay vào đó, hàng tỉ USD đó đã đi vào túi của những kẻ quyền lực thu lợi từ việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt" - báo cáo của ICAN nêu rõ.

Các tác giả nhấn mạnh, báo cáo chứng minh "vũ khí hạt nhân không làm việc" vì chúng không ngăn chặn được xung đột ở Châu Âu. “Đây là lý do chúng ta cần giải trừ quân bị đa phương hơn bao giờ hết" -  Alicia Sanders-Zakre, Điều phối viên Nghiên cứu và Chính sách của ICAN, nói.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Nga ra tối hậu thư yêu cầu Ukraina hạ vũ khí đầu hàng ở Donbass

Song Minh |

Nga yêu cầu các lực lượng Ukraina ẩn náu trong nhà máy hóa chất ở Sievierodonetsk, Donbass phải hạ vũ khí đầu hàng vào ngày 15.6.

Cảnh báo kho vũ khí hạt nhân toàn cầu chuyển biến đáng lo ngại

Thanh Hà |

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu dự kiến ​​tăng lên trong những năm tới, ghi nhận lần tăng đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh khi nguy cơ những loại vũ khí này được sử dụng đang lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Nga phản hồi về ý tưởng gửi vũ khí hạt nhân tới Ukraina

Hải Anh |

Nga cảnh báo rằng, việc gửi vũ khí hạt nhân tới Ukraina cuối cùng sẽ khiến toàn bộ Châu Âu gặp rủi ro.

Kiểm tra hàng trăm trường hợp, chỉ phát hiện vài tài xế vi phạm nồng độ cồn

Vương Trần |

Qua quá trình kiểm tra các tài xế, cảnh sát giao thông cho biết có những ngày kiểm tra hàng trăm trường hợp nhưng chỉ phát hiện vài trường hợp vi phạm nồng độ cồn lái xe.

Toàn cảnh vụ xe hợp đồng trá hình tai nạn khiến 9 người tử vong ở Quảng Nam

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ tai nạn khiến 9 người tử vong, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, xe khách trong vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Nam được cấp phù hiệu hợp đồng nhưng gom khách lẻ, chở quá số người quy định.

Quảng Ninh đề xuất điều chỉnh vùng đệm Di sản vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh kiến nghị điều chỉnh lại vùng đệm di sản vịnh Hạ Long. Việc điều chỉnh giảm diện tích vùng đệm vịnh Hạ Long đã được đặt ra từ nhiều năm trước, khi mà vùng đệm rộng lớn, lại phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước Di sản Thế giới, mà theo Quảng Ninh, đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của thành phố biển, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục pháp lý, đánh mất cơ hội đầu tư.

Chứng khoán: Chưa thấy tín hiệu khả quan về thanh khoản

Gia Miêu |

VN-Index đang ở ngay trên ngưỡng hỗ trợ kênh downtrend trung hạn. Nếu chứng khoán tiếp tục giảm và không thể phục hồi trong thời gian tới thì nguy cơ chỉ số quay trở lại xu hướng downtrend là rất cao.

Thử thách nào đang chờ đón huấn luyện viên Troussier?

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Philippe Troussier sẽ đối diện nhiều thách thức trong lần trở lại với bóng đá Việt Nam vào năm 2023.

Nga ra tối hậu thư yêu cầu Ukraina hạ vũ khí đầu hàng ở Donbass

Song Minh |

Nga yêu cầu các lực lượng Ukraina ẩn náu trong nhà máy hóa chất ở Sievierodonetsk, Donbass phải hạ vũ khí đầu hàng vào ngày 15.6.

Cảnh báo kho vũ khí hạt nhân toàn cầu chuyển biến đáng lo ngại

Thanh Hà |

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu dự kiến ​​tăng lên trong những năm tới, ghi nhận lần tăng đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh khi nguy cơ những loại vũ khí này được sử dụng đang lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Nga phản hồi về ý tưởng gửi vũ khí hạt nhân tới Ukraina

Hải Anh |

Nga cảnh báo rằng, việc gửi vũ khí hạt nhân tới Ukraina cuối cùng sẽ khiến toàn bộ Châu Âu gặp rủi ro.