Hàn Quốc cải cách tuần làm việc: Làm nhiều hơn, nghỉ phép dài hơn

Thanh Hà |

Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch cải cách hệ thống tuần làm việc 52 giờ để người lao động linh hoạt hơn về giờ làm việc và nghỉ ngơi.

Tuần làm việc của Hàn Quốc hiện nay

Hiện tại, người lao động Hàn Quốc có thể làm việc tối đa 52 giờ mỗi tuần – 40 giờ bình thường và 12 giờ làm thêm.

Theo HCAMag.com, số giờ làm việc của Hàn Quốc được quy định trong Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động có hiệu lực năm 2018

Theo Korea Herald, Bộ trưởng Lao động Hàn Quốc Lee Jung-sik cho hay, luật này đã dẫn tới những tác động tiêu cực.

Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Hàn Quốc phạt các doanh nghiệp để người lao động làm việc hơn 52 giờ một tuần.

Tuy nhiên, theo Straits Times, các công ty có thể yêu cầu nhân viên làm sai lệch giờ làm thêm để tránh bị phạt.

Cách vận hành của hệ thống mới

Theo kế hoạch mới do chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol thúc đẩy, người lao động sẽ được phép làm việc tới 69 giờ/tuần.

Chính phủ Hàn Quốc cho hay, người lao động được phép đổi số giờ làm thêm để lấy thời gian nghỉ. Hàn Quốc hy vọng chính sách này sẽ làm tăng năng suất và thúc đẩy sự phát triển của gia đình.

Chính sách đề xuất cho phép chủ sử dụng lao động và người lao động nhất trí về việc có tính thời gian làm thêm giờ theo các mức được phép là: 12 giờ mỗi tuần; 52 giờ mỗi tháng; 140 giờ mỗi quý; 250 giờ cho nửa năm; 440 giờ mỗi năm.

Korea Herald chỉ ra, theo hệ thống mới, người lao động phải có 11 giờ nghỉ ngơi liên tục giữa các ca làm việc mỗi ngày. Trung bình, giờ làm việc cũng được duy trì dưới 64 giờ một tuần.

“Kế hoạch sẽ mang lại lợi ích cho người lao động với nhiều hệ thống giờ làm việc khác nhau, chẳng hạn tuần làm việc 4 ngày và 1 tháng nghỉ phép, đồng thời giúp các công ty quản lý lực lượng lao động của họ" - ông Lee nói.

Liên đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết, kế hoạch này mang lại sự linh hoạt hơn cho cả người lao động và doanh nghiệp. Ví dụ, nếu đang làm việc tại các nhà máy kem, người lao động có thể làm thêm giờ theo mùa, sau đó tiết kiệm số giờ làm việc và sử dụng sau để đi nghỉ dài ngày hơn.

Các quan chức cho rằng, nhìn chung, theo kế hoạch này, mọi người sẽ làm việc ít hơn, khuyến khích họ lập gia đình và tăng tỉ lệ sinh trong bối cảnh con số này ở Hàn Quốc được dự đoán đạt mức thấp nhất toàn cầu 0,7 vào năm 2024.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy, chỉ 14% người Hàn Quốc tham gia công đoàn trong năm 2021. Điều này có thể hạn chế mức độ thương lượng của người lao động.

Hơn 18% người Hàn Quốc làm việc hơn 50 giờ một tuần tại nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới vào năm 2021, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cao thứ 5 sau Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Colombia và Costa Rica.

Những hoài nghi

Dù vậy, chính sách này cũng khiến nhiều người hoài nghi. Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc đã phản đối kế hoạch này, theo Straits Times.

Hiệp hội Phụ nữ Hàn Quốc cho biết "chỉ những quy định như tuần làm việc 52 giờ và áp lực từ các công đoàn mới có thể bảo vệ người lao động khỏi làm việc nhiều giờ".

“Cái hay của tuần làm việc 52 giờ là đưa ra tín hiệu cho chủ sử dụng lao động, công đoàn và người lao động rằng: "Nghe này, bạn thực sự phải làm gì đó với văn hóa làm việc nhiều giờ ở đất nước của bạn".

Nếu luật hiện hành chỉ nhằm tạo sự linh hoạt thì tốt thôi. Nhưng nó dường như nó không được giải thích như vậy" - Willem Adema, nhà kinh tế cấp cao tại bộ phận chính sách xã hội của OECD cho hay.

Chính phủ Hàn Quốc lập luận, việc cho phép người lao động sử dụng số giờ làm thêm tích lũy vào các kỳ nghỉ có nghĩa là những người muốn làm việc ít hơn, như các bậc làm cha mẹ hoặc người chăm sóc, có thể thực hiện được.

Lee Min-Ah - giáo sư xã hội học tại Đại học Chung-Ang - nhận định, việc kéo dài thời gian làm việc, dù chỉ là tạm thời, có ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới. “Khi đối tác nam giới làm việc nhiều hơn, hoạt động kinh tế của phụ nữ sẽ không được khuyến khích và trách nhiệm chăm sóc con cái của họ sẽ chỉ tăng thêm" - Lee nói.

Hàn Quốc vốn có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới và dân số đang già đi nhanh chóng. Dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh 38 triệu vào năm 2019 và dự kiến giảm hơn 9 triệu vào năm 2040, dữ liệu của chính phủ chỉ ra.

Lee Yoon-sun, nhân viên văn phòng 29 tuổi, cho biết, làm việc nhiều giờ với cường độ cao và sau đó được nghỉ sẽ gây rối loạn. “Làm việc nhiều giờ khi bạn có khối lượng công việc nặng nề và sau đó nghỉ ngơi khi bạn ít bận rộn hơn dường như là khuôn mẫu sẽ dẫn đến một cuộc sống bất thường, ảnh hưởng đến việc sinh con và chăm sóc chúng" - Lee Yoon-sun cho hay.

“Lúc 6 giờ chiều, bạn không đi thẳng về mà phải chỉnh trang và để ý xem đồng nghiệp đang làm gì để không phải là người duy nhất ra về trong khi những người khác vẫn làm việc. Có rất nhiều vùng xám mà tôi ước đề xuất này giải quyết” - Albert Kim, 27 tuổi sống ở Seoul nói.

Luật mà chính phủ của Tổng thống Yoon đề xuất phải được Quốc hội - nơi phe đối lập chiếm đa số - thông qua. Các chính trị gia đã lên tiếng phản đối kế hoạch này. Hạ nghị sĩ Park Yong-jin của Đảng Dân chủ đối lập chính của Hàn Quốc gọi chính sách này là “lối tắt dẫn đến tuyệt chủng dân số”.

Trong khi đó, Bộ Lao động Hàn Quốc bác bỏ các chỉ trích, nhấn mạnh đề xuất này sẽ giúp người lao động có thêm nhiều lựa chọn.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dân số Hàn Quốc đang già đi nhanh chóng

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Tỉ lệ sinh ở Hàn Quốc, vốn thấp nhất thế giới trong nhiều năm, đã giảm trở lại và chạm đáy.

Thị trường quần áo trẻ em Hàn Quốc ăn nên làm ra dù tỉ lệ sinh giảm

Thanh Hà |

Thị trường quần áo trẻ em ở Hàn Quốc tiếp tục phát triển trong những năm gần đây, bất chấp tỉ lệ sinh của nước này giảm, theo các quan chức ngành bán lẻ.

Chiến sự Nga - Ukraina: Nhu cầu vũ khí từ Hàn Quốc tăng cao

Khánh Minh |

Một năm sau khi chiến sự Nga – Ukraina bùng phát, các nhà sản xuất vũ khí tại Hàn Quốc đã trở nên bận rộn với nhiều đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới: Tên lửa, pháo tự hành, xe tăng, máy bay và bệ phóng tên lửa...

Hoàn thiện quy trình bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu trước 20.3

PHẠM ĐÔNG |

Trước ngày 20.3, các đơn vị, địa phương hoàn thiện quy trình nội bộ, quy trình điện tử để thực hiện việc bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú.

Vụ xe Mercedes ở Khánh Hòa tông chết người: Gia đình nạn nhân lên tiếng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Gia đình nạn nhân vụ tai nạn chết người kể lại, từ khi xảy ra tai nạn cho đến lúc công an phát lệnh truy tìm xe Mercedes, tài xế không đến thăm hỏi. Gia đình đề nghị công an điều tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm nếu có của tài xế.

Khối nợ trái phiếu hàng nghìn tỉ đồng của Tiến Phước

Bảo Chương - Quang Dân |

Hệ sinh thái Tiến Phước Group của đại gia Nguyễn Thành Lập trong những năm qua có giá trị huy động trái phiếu lên đến hàng nghìn tỉ đồng và cũng đang chịu nhiều áp lực khi có đến hơn 600 tỉ đồng gần đáo hạn trong tháng 3.

Giải quyết dứt điểm để đăng kiểm hoạt động bình thường trong tháng 3

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan có giải pháp hiệu quả giải quyết dứt điểm, bảo đảm công tác đăng kiểm trở lại hoạt động bình thường trong tháng 3 năm 2023.

Đức nói về cấp vũ khí cho Ukraina sau nghi án Kiev gây nổ Nord Stream

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Quốc phòng Đức thận trọng trước những thông tin mới cáo buộc Ukraina đứng sau vụ nổ Nord Stream.

Dân số Hàn Quốc đang già đi nhanh chóng

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Tỉ lệ sinh ở Hàn Quốc, vốn thấp nhất thế giới trong nhiều năm, đã giảm trở lại và chạm đáy.

Thị trường quần áo trẻ em Hàn Quốc ăn nên làm ra dù tỉ lệ sinh giảm

Thanh Hà |

Thị trường quần áo trẻ em ở Hàn Quốc tiếp tục phát triển trong những năm gần đây, bất chấp tỉ lệ sinh của nước này giảm, theo các quan chức ngành bán lẻ.

Chiến sự Nga - Ukraina: Nhu cầu vũ khí từ Hàn Quốc tăng cao

Khánh Minh |

Một năm sau khi chiến sự Nga – Ukraina bùng phát, các nhà sản xuất vũ khí tại Hàn Quốc đã trở nên bận rộn với nhiều đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới: Tên lửa, pháo tự hành, xe tăng, máy bay và bệ phóng tên lửa...