Đức kém hấp dẫn với người lao động nước ngoài

Thanh Hà |

Đức đang tìm cách thuyết phục lao động nước ngoài có tay nghề cao ở lại nước này để bổ sung cho thị trường lao động trong nước.

Tụt hạng trong thu hút nhân tài

Theo nghiên cứu mới của Bertelsmann/Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đức đang kém hấp dẫn hơn với nhân tài hàng đầu từ nước ngoài, DW thông tin.

Điều này khiến chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz lo ngại bởi đang nỗ lực thu hút nhiều lao động nước ngoài có tay nghề để lấp đầy khoảng trống trên thị trường lao động.

"Các chỉ số thu hút nhân tài" của OECD công bố tuần trước nhận thấy, trong số 38 quốc gia OECD, Đức rớt từ vị trí thứ 12 năm 2019 xuống thứ 15 trong năm nay.

Phân tích dựa trên 7 khía cạnh đánh giá với nhân tài nước ngoài gồm: Cơ hội, thu nhập và thuế, triển vọng tương lai, môi trường gia đình, môi trường kỹ năng, tính toàn diện và chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu đã tách riêng 4 nhóm lao động mà các chính phủ hy vọng thu hút - các chuyên gia có trình độ cao, doanh nhân, nhà sáng lập công ty khởi nghiệp, sinh viên quốc tế - và phát hiện ra chỉ  có nhóm sinh viên xếp hạng Đức trong top 10.

Bốn quốc gia hàng đầu trong danh sách chỉ số thu hút nhân tài của OECD là New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Australia. Vương quốc Anh và Mỹ ở vị trí thứ 7 và thứ 8.

Những lý do rời đi

Mara, người Romania, chọn chuyển đến Đức vì ấy cảm thấy đất nước này và cụ thể là Berlin có rất nhiều điều thú vị. "Cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với Berlin năm 2015 là một trải nghiệm tuyệt vời. Đó là sự kết hợp tốt giữa phương Đông và phương Tây. Cảm giác thật tuyệt" - cô nói.

Người phụ nữ 30 tuổi từng sống ở Anh và tìm được công việc trong lĩnh vực quảng cáo ở Berlin. Tuy nhiên, sau một năm ở Đức, cô đã lên kế hoạch tìm định hướng mới. "Có lẽ tôi sẽ ở lại thêm 1 hoặc 2 năm nữa, nhưng tôi không có kế hoạch dài hạn nữa" - cô nói.

Với Mara, tìm việc là phần dễ dàng nhưng sau đó, cô đã vật lộn với bộ máy quan liêu, với việc tìm căn hộ ở Berlin và với việc học tiếng Đức. Vì công việc chủ yếu bằng tiếng Anh nên Mara không thể cải thiện tiếng Đức dù đã học các khóa tiếng Đức ở Bucharest.

Trong khi đó, bộ máy quan liêu của Đức dành cho người nước ngoài vẫn bằng tiếng Đức. "Khi tôi hỏi họ có nói tiếng Anh không, họ thường nói "không" rất nhanh và ồn ào" - Mara chia sẻ.

Đức đang nỗ lực để giữ càng nhiều lao động nước ngoài có tay nghề cao ở lại bởi sự thay đổi nhân khẩu học dự kiến sẽ khiến hàng triệu việc làm không tìm được nhân sự trong thập kỷ tới. Những người cuối cùng của thế hệ "baby boomer", chiếm phần lớn trong lực lượng lao động hiện tại, dự kiến nghỉ hưu vào năm 2035.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Việc làm (IAB) thuộc Cơ quan Việc làm Liên bang Đức, nước này cần 400.000 người nhập cư mỗi năm để bổ sung vào thị trường lao động. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất của văn phòng thống kê chính thức của Đức xác định, tỉ lệ nhập cư hàng năm của nước này là 290.000 người.

Theo Paul Becker, nhà khoa học xã hội tại viện nghiên cứu Minor ở Berlin, để có chiến lược lao động lành nghề thành công, điều quan trọng là phải đảm bảo không chỉ có nhiều người nhập cư hơn mà còn đảm bảo họ không tiếp tục di cư mà ở lại Đức cùng với gia đình của họ. Nghiên cứu của Becker chỉ ra rằng, hầu hết những người đến Đức làm việc đều rời đi chỉ sau 3 hoặc 4 năm.

Chuyển đến một đất nước mới luôn là điều khó khăn, và trải nghiệm của Mara về Berlin phù hợp với một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng (IAW), ở Tubingen, miền nam nước Đức, công bố vào tháng 12 năm ngoái. Nghiên cứu cũng nêu bật các vấn đề như hội nhập, tương tác với chính quyền, nộp thuế và bảo hiểm xã hội.

Dựa trên cuộc khảo sát 1.885 người đã rời khỏi Đức, cũng như 38 cuộc phỏng vấn dài, nghiên cứu của IAW tìm ra loạt yếu tố phức tạp về lý do mọi người rời đi, từ giấy phép cư trú, không thể tìm được công việc phù hợp, không thể để đưa gia đình đến, chi phí sinh hoạt cao và các vấn đề cá nhân khác.

Lý do phổ biến nhất khá đơn giản: Các vấn đề pháp lý liên quan đến nơi cư trú.

Bernhard Boockmann, tác giả nghiên cứu của IAW, cho biết: “Tôi cho rằng trong hầu hết các trường hợp, đó là giấy phép cư trú để đào tạo hoặc làm việc cũng như những giấy phép này hết hạn và không được gia hạn”.

Phân biệt đối xử cũng là một yếu tố dù tương đối nhỏ. Chỉ hơn 5% những người được IAW đặt câu hỏi cho rằng phân biệt đối xử là yếu tố khiến họ quyết định rời đi, nhưng 2/3 những người có trình độ cao từ các quốc gia ngoài châu Âu cho biết đã từng bị phân biệt đối xử từ giới chức hoặc tại nơi làm việc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thủ đô Berlin Đức cho phép phụ nữ để ngực trần ở bể bơi

Khánh Minh |

Quy định mới của thủ đô Berlin của Đức cho phép phụ nữ để ngực trần ở bể bơi công cộng sẽ đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả người dân.

Xả súng ở Đức, ít nhất 6 người chết

Thanh Hà |

Ít nhất 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ xả súng ngày 9.3 tại nơi thờ tự của giáo phái Nhân Chứng Jehovah (Jehovah's Witnesses) ở thành phố Hamburg, miền bắc nước Đức. 

Đức nói về cấp vũ khí cho Ukraina sau nghi án Kiev gây nổ Nord Stream

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Quốc phòng Đức thận trọng trước những thông tin mới cáo buộc Ukraina đứng sau vụ nổ Nord Stream.

Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin tài sản các cựu lãnh đạo Bình Thuận

PHAN THÀNH |

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng vừa ký công văn khẩn yêu cầu giám đốc một số sở, ngành cung cấp thông tin về tài sản của một số cán bộ và cựu lãnh đạo tỉnh cho Bộ Công an phục vụ yêu cầu điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Lào Cai thông tin về vụ việc 200 học sinh bị ho, sốt, mệt mỏi

Trọng Lộc |

Chỉ trong một tuần qua, 237 học sinh các cấp tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên phải nghỉ học do bị ho, sốt, mệt mỏi.

Tài chính thông minh: Tránh tiền mất tật oan vì 3 hiểu nhầm về trái phiếu

Nhóm PV |

Sau hàng loạt vi phạm liên quan đến trái phiếu dẫn đến nhiều tổn thất cho nhà đầu tư cá nhân trong thời gian qua, ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chỉ ra 3 nhầm lẫn cơ bản về sản phẩm này trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Trung Quốc nghi vấn hành vi bất thường về Nord Stream của phương Tây

Song Minh |

Trung Quốc ghi nhận hành vi bất thường của truyền thông phương Tây về vụ nổ Nord Stream.

Vụ nhái nhãn hiệu bia Sabeco: Phạt cá nhân và pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 16.3, Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên bản án về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” liên quan đến nhãn hàng "Bia Sài Gòn" của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Qua đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt cá nhân, pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng.

Thủ đô Berlin Đức cho phép phụ nữ để ngực trần ở bể bơi

Khánh Minh |

Quy định mới của thủ đô Berlin của Đức cho phép phụ nữ để ngực trần ở bể bơi công cộng sẽ đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả người dân.

Xả súng ở Đức, ít nhất 6 người chết

Thanh Hà |

Ít nhất 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ xả súng ngày 9.3 tại nơi thờ tự của giáo phái Nhân Chứng Jehovah (Jehovah's Witnesses) ở thành phố Hamburg, miền bắc nước Đức. 

Đức nói về cấp vũ khí cho Ukraina sau nghi án Kiev gây nổ Nord Stream

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Quốc phòng Đức thận trọng trước những thông tin mới cáo buộc Ukraina đứng sau vụ nổ Nord Stream.