Australia mở ra kỷ nguyên sử dụng thuốc lắc trong y khoa

Thảo Phương |

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc kê đơn lâm sàng thuốc lắc và Psilocybin - hợp chất gây ảo giác từ nấm ma thuật.

Theo thông cáo báo chí của Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu Australia (TGA), bắt đầu từ tháng 7.2023, các bác sĩ tâm thần tại Australia có thể kê đơn thuốc lắc (MDMA) để điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và Psilocybin cho bệnh trầm cảm kháng trị.

“Psilocybin và MDMA tương đối an toàn khi được kê đơn với liều lượng phù hợp và sử dụng trong môi trường y tế dưới sự giám sát của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe”, TGA cho biết trong thông báo.

Tuy nhiên, một số bác sĩ tâm thần và các nhà nghiên cứu lo ngại rằng động thái của Australia có thể là quá sớm. Theo đó, các loại thuốc gây ảo giác được đề cập vẫn đang được thử nghiệm, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng chưa chính thức phê duyệt Psilocybin và MDMA trong điều trị sức khoẻ tâm thần.

Tiến sĩ Colleen Loo, Giáo sư Tâm thần học tại Đại học New South Wales nhận định: “Quy trình triển khai sử dụng thuốc gây ảo giác là khá sớm so với các phương pháp điều trị mới thông thường. Độ an toàn của Psilocybin và MDMA cũng tùy thuộc vào sự giám sát từ các cơ quan quản lý và không loại trừ khả năng nó có thể gây hại nhiều hơn là có lợi”.

Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng Australia đang quá vội vã. Ảnh: TGA
Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng Australia đang quá vội vã. Ảnh: TGA

Australia có thể là quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng MDMA và Psilocybin trong điều trị, nhưng nước này không đơn độc trong việc mở ra một kỷ nguyên mới của thuốc gây ảo giác.

Tháng 5 vừa qua, Cơ quan Y tế Oregon thông báo đã cấp phép cho nhà cung cấp dịch vụ Psilocybin ở địa phương. Trước đó vào năm 2020, Oregon trở thành bang đầu tiên của Mỹ hợp pháp hóa việc sử dụng Psilocybin đối với cá nhân trên 21 tuổi.

Tại Canada, Alberta đã trở thành khu vực đầu tiên quy định pháp lý về việc sử dụng thuốc gây ảo giác từ tháng 10.2022.

Những người ủng hộ kỷ nguyên sử dụng thuốc gây ảo giác trong y khoa hy vọng rằng MDMA, Psilocybin và Ketamine có thể điều trị một loạt các tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm nghiện ngập, chán ăn, cũng như trầm cảm kháng trị.

“Những loại thuốc này thực sự đại diện cho một cách điều trị mới hoặc một kiểu thay đổi mô hình trong tâm thần học” - Celia Morgan, Giáo sư Tâm sinh lý học tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh, cho biết.

Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí Y học New England có sự tham gia của 233 người đã phát hiện ra rằng 25 miligam psilocybin tổng hợp có thể làm giảm điểm trầm cảm trong khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng các kết quả tích cực sẽ biến mất sau khoảng 3 tháng.

James Rucker, Giảng viên lâm sàng về tâm sinh lý học tại Viện Tâm thần học, Đại học King's College London, cho rằng Australia đang quá vội vã.

“Tại sao Australia lại tạo ra ngoại lệ cho những loại thuốc gây ảo giác, đặc biệt là khi chúng có tác động mạnh mẽ đến thần kinh? Chắc chắn có những trường hợp Psilocybin và MDMA đã thay đổi cuộc sống của người bệnh nhưng những rủi ro là không thể đoán trước”, Rucker nhận định.

Rucker cho biết ông sợ rằng sự cường điệu xung quanh những thành công của thử nghiệm ban đầu có thể dẫn đến một “chu kỳ phản hồi tích cực của sự cường điệu”.

Giáo sư Morgan cũng đồng tình với quan điểm Rucker, cô nói một số quảng cáo cường điệu xung quanh chất gây ảo giác là phản tác dụng và các bác sĩ lâm sàng cần cẩn thận để không lạm dụng chất gây ảo giác trong điều trị.

“Tôi nghĩ thuốc gây ảo giác đang mang đến những hy vọng đối với những người đang phải vật lộn với tình trạng sức khỏe tâm thần nhưng nó cũng có thể trở thành một thất bại mới”, Morgan nói thêm.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Australia tài trợ thêm 17 triệu AUD cho hệ sinh thái đổi mới của Việt Nam

Song Minh |

Chính phủ Australia đã hỗ trợ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam từ năm 2018 thông qua chương trình Aus4Innovation.

Thủ tướng Australia khuyến nghị mọi người tắt điện thoại mỗi ngày

Anh Vũ |

Thủ tướng Australia cho rằng, việc giữ điện thoại hoạt động mọi lúc không phải là một ý tưởng hay và người dùng nên tắt nó đi mỗi ngày trong ít nhất 5 phút.

Google cảnh báo trí tuệ nhân tạo trong chatbot có thể gây ảo giác

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS) |

Người đứng đầu công cụ tìm kiếm của Google đã cảnh báo về những cạm bẫy của trí tuệ nhân tạo (AI) trong chatbot có thể gây ảo giác, đưa ra những câu trả lời thuyết phục nhưng hoàn toàn bịa đặt.

Thử thách cao như núi của tuyển nữ Việt Nam tại World Cup 2023

NGUYỄN ĐĂNG |

Là 1 trong 8 đội tân binh tại World Cup 2023, tuyển nữ Việt Nam được dự báo có rất ít cơ hội để vượt qua vòng bảng.

Xe buýt cháy ngùn ngụt bên cây xăng ở Hà Nội

Tô Thế |

Hà Nội - Chiếc xe buýt bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt khi đang ở bên trong một cây xăng trên địa bàn huyện Đông Anh.

Dự báo thời tiết hôm nay 5.7: Mưa lớn, đề phòng lốc sét ở nhiều khu vực

MINH HÀ |

Dự báo thời tiết hôm nay 5.7, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào, dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác.

Nguy cơ mất vốn Nhà nước tại Dự án mỏ sắt Thạch Khê

Lam Duy |

Từ một dự án có hơn 400 lao động, Dự án mỏ sắt Thạch Khê (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) hiện chỉ còn vài chục lao động hàng năm nhận hỗ trợ tiền lương từ tập đoàn mẹ. Chưa kể nguy cơ mất vốn Nhà nước đang hiện hữu trong trường hợp dự án này phải chấm dứt hoạt động.

Thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trên cả nước, tránh mỗi nơi một kiểu

Thùy Linh |

Các bệnh viện trong cả nước đã triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu nhiều năm nay. Tuy nhiên, dịch vụ mỗi nơi một giá, không thống nhất vì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể bằng luật về thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Australia tài trợ thêm 17 triệu AUD cho hệ sinh thái đổi mới của Việt Nam

Song Minh |

Chính phủ Australia đã hỗ trợ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam từ năm 2018 thông qua chương trình Aus4Innovation.

Thủ tướng Australia khuyến nghị mọi người tắt điện thoại mỗi ngày

Anh Vũ |

Thủ tướng Australia cho rằng, việc giữ điện thoại hoạt động mọi lúc không phải là một ý tưởng hay và người dùng nên tắt nó đi mỗi ngày trong ít nhất 5 phút.

Google cảnh báo trí tuệ nhân tạo trong chatbot có thể gây ảo giác

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS) |

Người đứng đầu công cụ tìm kiếm của Google đã cảnh báo về những cạm bẫy của trí tuệ nhân tạo (AI) trong chatbot có thể gây ảo giác, đưa ra những câu trả lời thuyết phục nhưng hoàn toàn bịa đặt.