Ngân hàng lãi lớn nhờ kinh doanh ngoại hối

Kim Ngân |

Bất chấp tỉ giá biến động mạnh, kinh doanh ngoại hối trở thành mảng kinh doanh béo bở của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm nay.

 Lãi lớn nhờ buôn ngoại tệ

Báo cáo từ kết quả kinh doanh quý III/2022 của TPBank cho thấy, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này ghi nhận 118,5 tỉ đồng, tăng 163,1 tỉ đồng so với cùng kỳ 2021 (tăng 365,19%).

Đây là mảng kinh doanh có tốc độ tăng “khủng” nhất của TPBank trong quý III vừa qua, gấp gần 22 lần so với tốc độ tăng trưởng của mảng hoạt động chính và gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng của mảng dịch vụ nói chung.

Chính lãnh đạo TPBank, trong bản giải trình kết quả kinh doanh quý III/2022, cũng thừa nhận đây là mảng kinh doanh có “kết quả tốt”. Luỹ kế 9 tháng, mảng kinh doanh ngoại hối mang lại cho TPBank khoản lãi 329,7 tỉ đồng, tăng 193% so với cùng kỳ 2021.

Cùng với kết quả kinh doanh khả quan ở mảng chính, mảng dịch vụ và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh đã đẩy lợi nhuận sau thuế quý III/2022 của TPBank tăng 54,22% lên 1.712 tỉ đồng và luỹ kế gần 4.742 tỉ đồng sau 9 tháng.

Không chỉ TPBank, một loạt ngân hàng cũng có kết quả kinh doanh ngoại hối tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm: MB ghi nhận lãi thuần tăng 45% lên 1.340 tỉ đồng, Sacombank 759 tỉ đồng (tăng 45%), Eximbank 351 tỉ đồng (tăng 32,5%), HDBank 200 tỉ đồng (gấp hơn 2 lần), MSB 889 tỉ đồng (gấp 3,2 lần), TPBank 330 tỉ đồng (gấp gần 3 lần cùng kỳ)…

Đáng chú ý nhất phải kể đến các ngân hàng thương mại nhà nước. Đơn cử tại VietinBank, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này tăng hơn 80% trong quý III này (gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập) khi ghi nhận 2.440 tỉ đồng. BIDV cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng 62% của mảng kinh doanh ngoại hối khi mang lại 2.011 tỉ đồng trong kỳ và là nguồn thu tăng trưởng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm nay.

Riêng tại Vietcombank, kinh doanh ngoại hối tăng 43% mang lại cho ngân hàng này 4.581 tỉ đồng. Đây cũng là mảng tăng trưởng tốt nhất của Vietcombank và gấp 2,4 lần tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của Vietcombank hiện đang chiếm gần 1/3 khoản lãi thuần từ mảng này của nhóm 3 ngân hàng thương mại nhà nước trong 9 tháng đầu năm (trên 9.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 60% tổng lãi thuần của 27 ngân hàng niêm yết).

Tỉ giá còn biến động

Trong báo cáo mới nhất ghi nhận diễn biến thị trường tuần đầu tiên của tháng 11, các chuyên gia Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSV) cho biết, tỉ giá trung tâm giữ nguyên không đổi là 23.693VND/USD. Tuy nhiên, tỉ giá tại các NHTM kết thúc tuần tiếp tục tăng thêm 37 đồng, từ 24.828 VND/USD lên 24.865 VND/USD. Theo tính toán của BVSC, đến thời điểm này, đồng VND đã mất giá 8,93% so với đồng USD và tỉ giá USD/VND tiếp tục ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Ở một khía cạnh khác liên quan đến thị trường ngoại tệ, theo Chứng khoán ACB (ACBS), trong tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 3 tỉ USD để ổn định thị trường và mặt bằng lãi suất. ACBS cũng ước tính Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 21 tỉ USD, kể từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 9, từ nguồn dự trữ ngoại hối, tương đương 19% tổng dự trữ. Dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 9 theo công ty này còn khoảng 89 tỉ USD và đã giảm tỉ lệ bao phủ nhập khẩu xuống còn khoảng 12 tuần, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.

Theo nhận định của các chuyên gia, tỉ giá USD/VND trong thời gian cuối năm sẽ vẫn chịu ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu tiếp tục duy trì ở mức cao, cùng với rủi ro suy thoái của nền kinh tế Mỹ và thế giới.

Riêng các chuyên gia của Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, sức ép lên tỉ giá vẫn còn và có thời điểm VND có thể mất 2,5%-3% so với USD, nhưng có thể tình hình sẽ dịu bớt vào cuối năm khi đà tăng lãi suất của Fed có thể đi vào giai đoạn cuối và rủi ro về tăng trưởng hoặc lạm phát của kinh tế thế giới có thể được nhìn nhận rõ ràng hơn.

Các chuyên gia này cũng nhận định, về cuối năm, kỳ vọng nguồn cung ngoại tệ sẽ tích cực hơn theo yếu tố mùa vụ nhờ hoạt động xuất - nhập khẩu và kiều hối. Với các nhận định như vậy, mảng kinh doanh ngoại hối sẽ tiếp tục được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng trong quý cuối và thậm chí sang đầu năm 2023.

Kim Ngân
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Ngân hàng ép người vay tiền mua bảo hiểm

Khương Duy |

Nhiều ngân hàng ép người vay tiền chi hàng chục triệu đồng mua bảo hiểm; Lãi suất kỳ hạn 24 tháng tăng mạnh; Giá vàng được giải tỏa sức ép... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Nhiều ngân hàng ép người vay tiền chi hàng chục triệu đồng mua bảo hiểm

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo các ngân hàng rà soát toàn hệ thống, xử lý nghiêm những trường hợp bắt buộc khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng, thế nhưng trên thực tế, việc bắt ép người vay tiền phải mua gói bảo hiểm vẫn đang diễn ra ở một số ngân hàng. Nhóm PV Báo Lao Động đã ghi nhận thực trạng đang gây bức xúc cho nhiều người vay hiện nay, khi phải chi hàng chục triệu đồng để mua gói bảo hiểm nhân thọ.

So sánh lãi suất tiền gửi tiết kiệm giữa các ngân hàng tháng 11.2022

Phương Anh |

Nhiều ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 và 3 tháng lên 6% một năm, riêng kỳ hạn 12 tháng có nơi lên 8,8% và còn cao hơn khi gửi online. Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức tại quầy (cho khoản tiền dưới 1 tỉ đồng).

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Kinh tế 24h: Ngân hàng ép người vay tiền mua bảo hiểm

Khương Duy |

Nhiều ngân hàng ép người vay tiền chi hàng chục triệu đồng mua bảo hiểm; Lãi suất kỳ hạn 24 tháng tăng mạnh; Giá vàng được giải tỏa sức ép... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Nhiều ngân hàng ép người vay tiền chi hàng chục triệu đồng mua bảo hiểm

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo các ngân hàng rà soát toàn hệ thống, xử lý nghiêm những trường hợp bắt buộc khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng, thế nhưng trên thực tế, việc bắt ép người vay tiền phải mua gói bảo hiểm vẫn đang diễn ra ở một số ngân hàng. Nhóm PV Báo Lao Động đã ghi nhận thực trạng đang gây bức xúc cho nhiều người vay hiện nay, khi phải chi hàng chục triệu đồng để mua gói bảo hiểm nhân thọ.

So sánh lãi suất tiền gửi tiết kiệm giữa các ngân hàng tháng 11.2022

Phương Anh |

Nhiều ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 và 3 tháng lên 6% một năm, riêng kỳ hạn 12 tháng có nơi lên 8,8% và còn cao hơn khi gửi online. Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức tại quầy (cho khoản tiền dưới 1 tỉ đồng).