Cần tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

P.V |

Một trong những chính sách thiết thực nhất góp phần quan trọng vực dậy kinh tế gia đình của người dân vùng khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đó chính là nguồn vốn vay hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ NHCSXH. Từ nguồn vốn này, nhiều hộ nghèo vùng đồng bào DTTS đã dần vươn lên thoát nghèo bền vững.

Là địa bàn sinh sống của hơn 2.727 hộ với 11.455 nhân khẩu, trong đó có khoảng trên 7.000 nhân khẩu là đồng bào Khmer, với hơn 1.966ha diện tích tự nhiên, xã đặc biệt khó khăn Tập Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH.

Những năm qua, từ các nguồn ngân sách của T.Ư, của tỉnh, nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư một cách đồng bộ, tạo cơ hội thay đổi diện mạo, xóa dần tỉ lệ hộ nghèo và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân miền núi.

Chủ tịch UBND huyện Trà Cú Lê Hồng Phúc nhìn nhận, những năm qua, cùng với đẩy mạnh công tác giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa, Tập Sơn luôn quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS theo Quyết định số 54, Quyết định số 74 và Quyết định số 2058 của Thủ tướng Chính phủ, xem đó như “trợ lực” để đồng bào có cơ hội thoát nghèo, ổn định đời sống.

Bên cạnh đó, thông qua các nghị quyết, chương trình về chính sách giảm nghèo, nâng cao thu nhập, phát triển y tế, giáo dục... của địa phương đã từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn ở xã Tập Sơn.

Xác định tín dụng chính sách xã hội dành riêng cho hộ đồng bào DTTS có tác động tích cực đến sự phát triển chung ở vùng miền núi, những năm qua, cùng với các chương trình dự án của Chính phủ, NHCSXH huyện Trà Cú đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều chương trình ưu đãi đến với người nghèo, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện nói chung và tại xã Tập Sơn nói riêng.

Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn.

Trong hơn 15 năm qua, nhờ có các chương trình tín dụng chính sách thực hiện bởi NHCSXH huyện Trà Cú đã giúp cho 18.000 lao động tạo việc làm ổn định, trong đó có 250 lao động đi làm việc tại nước ngoài, trên 3.500 HSSV được vay vốn đi học, gần 10.000 hộ nghèo được vay vốn xây dựng và sửa chữa nhà ở, 8.000 hộ vay vốn để xay dựng công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong tổng số khách hàng được vay vốn có trên 63% là hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được vay vốn.

Thời gian qua, các chính sách dành riêng cho hộ đồng bào DTTS đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo nên đòn bẩy thoát nghèo cho các hộ miền núi, với nhiều mô hình phát triển kinh tế có thu nhập khá ổn định. Thông qua vốn vay này, nhiều hộ đồng bào DTTS đã tiếp cận được môi trường tín dụng, kinh nghiệm làm ăn, cũng như áp dụng KHKT trong chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ và từng bước xóa bỏ dần tâm lý trông chờ, ỷ lại, thiếu ý thức vươn lên của một bộ phận người nghèo.

“Nguồn vốn hỗ trợ của chính sách tín dụng ưu đãi cũng giúp nhiều hộ đồng bào DTTS xây dựng được nhà cửa kiên cố, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, tạo lao động việc làm và góp phần tích cực trong việc thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới” - Chủ tịch UBND huyện Trà Cú Lê Hồng Phúc cho biết thêm.

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lý cho biết, từ điều kiện thực tiễn hiện nay, NHCSXH sẽ nghiên cứu cụ thể trong việc tham mưu cho các cơ quan chức năng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ nâng mức cho vay đối với đồng bào DTTS, không hạn chế ở mức 50 triệu đồng như trước đây. Bởi khi có sự “đột phá” và kéo dài thời gian đối với chương trình vay mới có thể giúp đồng bào DTTS có cơ hội phát triển tầm xa.

Bên cạnh đó, cũng sẽ ưu tiên đầu tư tín dụng cho sinh viên một cách “cởi mở”, tạo điều kiện tốt nhất trong chính sách đào tạo, nhất là con em đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Cùng với đẩy mạnh hỗ trợ vốn, cũng cần tiếp tục tạo điều kiện để đồng bào được tiếp cận đầy đủ các chương trình vốn vay và có chính sách hỗ trợ ưu tiên, xây dựng nguồn vốn phù hợp theo cơ chế, hướng phát triển của người dân.

“Ngoài nguồn vốn của NHCSXH, cần phải huy động thêm nguồn vốn xã hội hóa để giao các địa phương triển khai trực tiếp cho người dân một cách đầy đủ, kịp thời và đảm bảo mục đích sử dụng, giúp đồng bào DTTS thực sự có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”. 

P.V
TIN LIÊN QUAN

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.

Ấm áp những chuyến xe mùa xuân đưa công nhân về quê ăn Tết

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Dù tình hình hoạt động kinh doanh năm 2022 không hiệu quả, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tổ chức những chuyến xe nghĩa tình, đưa người lao động về quê ăn Tết.

Phương Tây mệt mỏi với tình hình Ukraina?

Khánh Minh |

Thủ tướng Ba Lan cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây đừng nên mệt mỏi với tình hình Ukraina.

Trung Quốc công bố phát hiện mới về bí mật của Vạn Lý Trường Thành

Ngọc Vân |

Trung Quốc tiết lộ thêm nhiều bí mật của Vạn Lý Trường Thành - hàng trăm cánh cửa giấu kín.

Huỳnh Như trải lòng khi đón Tết phương xa

Thanh Vũ |

Huỳnh Như đã có những tâm sự với Báo Lao Động trong năm thứ 2 không được đón Tết cùng gia đình.

Huấn luyện viên Park Hang-seo khẳng định vị thế ở Đông Nam Á

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đến Việt Nam từ nguồn cơn thất bại 0-3 cay đắng của đội U23 trước Thái Lan tại SEA Games 2017. Sau 5 năm dẫn dắt một đội bóng Đông Nam Á, tất cả đều phải thừa nhận rằng Việt Nam là số 1.

Biệt đội cứu hộ san hô dưới đáy biển

Hữu Long |

Khánh Hòa - Các thành viên trong nhóm lặn biển đến từ Nha Trang đã cùng nhau kêu gọi cộng đồng tham gia vào dự án ươm trồng, phát triển san hô, khôi phục hệ sinh thái biển.