Xuất bản cuốn sách "Nhật ký trong tù" bản dịch của nhà thơ Quách Tấn

Vương Trần |

Tọa đàm ra mắt sách “Nhật ký trong tù” sẽ chia sẻ những câu chuyện xúc động về ngọn nguồn, nguyên do thi sĩ Quách Tấn dịch “Nhật ký trong tù”, về “hành trình” với biết bao “duyên kỳ ngộ” để bản dịch đến tay bạn đọc.

Cuốn “Nhật ký trong tù” (bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một ấn phẩm đặc sắc dành cho bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2023). Đặc biệt, năm 2023 cũng tròn 80 năm kể từ khi Người viết tác phẩm “Ngục trung nhật ký”.

Nhân dịp này, Trung tâm Sách quốc gia (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) sẽ tổ chức Tọa đàm ra mắt sách "Nhật ký trong tù” với sự tham gia của 3 vị diễn giả: Nhà sử học Dương Trung Quốc; nhà nghiên cứu Hán học, PGS.TS. Lê Văn Toan; và nhà văn Quách Giao, con trai của nhà thơ Quách Tấn.

Ngày 17.5, trao đổi với Lao Động, đại diện Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cho biết, buổi tọa đàm nhằm chia sẻ những câu chuyện xúc động từ các vị diễn giả về ngọn nguồn, nguyên do thi sĩ Quách Tấn dịch “Nhật ký trong tù”.

Tọa đàm cũng chia sẻ về “hành trình” với biết bao “duyên kỳ ngộ”, để rồi với sự ủng hộ của gia đình nhà thơ, sự giúp đỡ của nhà sử học Dương Trung Quốc - người được nhà thơ Quách Tấn gặp gỡ, cảm mến, giới thiệu bản dịch của mình và ông nhận thấy bản dịch này “chữ thật đẹp, dịch thật hay và lại muốn giới thiệu cho mọi người cùng đọc”. Tác phẩm “Nhật ký trong tù” một lần nữa được đến với bạn đọc qua bản dịch mới của thi sĩ tài hoa nơi “Xứ trầm biển yến”.

Tác phẩm “Nhật ký trong tù” là tập thơ gồm 133 bài, viết bằng chữ Hán, ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tháng 8.1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam sang Trung Quốc công tác.

Khi đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, và từ đây bắt đầu hành trình 13 tháng đầy gian nan, cực khổ trải qua 18 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong những tháng ngày đó (tháng 8.1942 - tháng 9.1943), Người đã sáng tác tập thơ “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù).

Tập thơ phản ánh một cách chân thực về chế độ nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Nhà tù là nơi diễn ra nhiều tệ nạn (đánh bạc, buôn bán, hối lộ…), với bao bất công, ngang trái, đày ải, áp bức người dân trong cảnh khốn cùng.

Toát lên từ toàn bộ tập Nhật ký là một tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin vào ngày mai tươi sáng, ý chí kiên cường, bền bỉ, lòng quyết tâm sắt đá của Người. Bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản, sức mạnh tinh thần lớn lao đã đưa Người vượt qua đày ải, ngục tù, đến với ngày tự do, trở về Tổ quốc thân yêu, lãnh đạo toàn dân giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tác phẩm đã trở thành bảo vật quốc gia của Việt Nam, được bạn bè quốc tế ngợi ca và được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Với bản dịch này của nhà thơ Quách Tấn, những độc giả yêu mến “Nhật ký trong tù” có thêm một lựa chọn nữa bên cạnh bản dịch quen thuộc của Nam Trân và các bậc túc nho khác.

Những trang thơ được dịch và thể hiện theo lối mới lạ, độc đáo trong ấn phẩm cho chúng ta hiểu và trân trọng hơn về tài năng dịch thuật, đặc biệt là về tình cảm của thi sĩ Quách Tấn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Đặc biệt với ấn bản này, bạn đọc sẽ được “chiêm ngưỡng” những bài thơ của Bác với phần chép tay chữ Hán của nhà thư pháp Trần Thúc Lâm, một người bạn văn chương của Quách Tấn và phần chép tay chữ quốc ngữ rất đẹp của chính nhà thơ.

Tọa đàm ra mắt sách "Nhật ký trong tù” sẽ được diễn ra vào sáng 18.5 tại Trung tâm Sách quốc gia.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Các nước trên thế giới tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Song Minh |

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam mà còn là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam", được UNESCO ra Nghị quyết vinh danh từ năm 1987. Rất nhiều quốc gia đã dựng tượng đài, lấy tên Người đặt cho nhiều công trình để bày tỏ sự ngưỡng mộ và tôn kính dành cho người đã khai sinh ra nước Việt Nam.

Căn nhà gần 80 năm lưu giữ kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh

THUỲ DƯƠNG |

Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25.8.1945, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2.9.1945.

Đi tìm “Nhật ký trong tù” tiếng Đan Mạch và dịch giả Vagn Søndergård

Võ Bùi Lê Lam |

Trong một bài viết được công bố năm 2013 của dịch giả Thúy Toàn, tiếng Đan Mạch được liệt kê như một trong 25 ngôn ngữ đã có bản dịch “Nhật ký trong tù”, song tác giả không dẫn tên bản dịch cũng như tên dịch giả và năm xuất bản của bản dịch. Vì thế, người đọc không được biết cụ thể hơn về bản dịch này cũng như bản dịch bằng các ngôn ngữ khác được liệt kê trong bài viết.

Duyên kỳ ngộ đưa bản dịch Nhật ký trong tù của Quách Tấn đến với bạn đọc

Vương Trần |

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã chia sẻ mối duyên kết nối với nhà thơ Quách Tấn và bản thảo dịch của ông để tác phẩm “Nhật ký trong tù” một lần nữa đến với bạn đọc qua bản dịch mới của người thi sĩ tài hoa.

Quy hoạch điện VIII sẽ giải quyết bài toán đảm bảo an ninh năng lượng

Anh Tuấn |

Theo chuyên gia, Quy hoạch điện VIII với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo sẽ là "cứu cánh" cho những dự án điện gió, điện mặt trời đang gặp vướng mắc hiện nay.

Dừng thu bảo hiểm xã hội đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Hà Anh |

Gần đây, nhiều chủ hộ kinh doanh cá thể (HKDCT) phản ánh việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa được tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Liên quan đến sự việc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có thông tin phản hồi.

Mùa nhãn trổ bông trên cồn Mỹ Phước ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Cồn Mỹ Phước từ lâu đã là một địa điểm du lịch sinh thái ở Sóc Trăng nổi tiếng với những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả...

Cảnh báo biến chứng kinh hoàng do tiêm tan mỡ tại spa kém chất lượng

Thanh Trà |

"Chỉ cần gõ từ khoá “tiêm tan mỡ"" trên Facebook, chúng ta có thể dễ dàng thấy hàng ngàn kết quả được hiển thị. Từ những fanpage của spa lớn cho đến facebook cá nhân ngập tràn những bài đăng quảng cáo với những lời cam kết hiệu quả an toàn. Nhẹ dạ cả tin vào những lời quảng cáo của spa, nhiều chị em đã phải gánh chịu những biến chứng nặng nề."

Các nước trên thế giới tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Song Minh |

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam mà còn là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam", được UNESCO ra Nghị quyết vinh danh từ năm 1987. Rất nhiều quốc gia đã dựng tượng đài, lấy tên Người đặt cho nhiều công trình để bày tỏ sự ngưỡng mộ và tôn kính dành cho người đã khai sinh ra nước Việt Nam.

Căn nhà gần 80 năm lưu giữ kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh

THUỲ DƯƠNG |

Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25.8.1945, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2.9.1945.

Đi tìm “Nhật ký trong tù” tiếng Đan Mạch và dịch giả Vagn Søndergård

Võ Bùi Lê Lam |

Trong một bài viết được công bố năm 2013 của dịch giả Thúy Toàn, tiếng Đan Mạch được liệt kê như một trong 25 ngôn ngữ đã có bản dịch “Nhật ký trong tù”, song tác giả không dẫn tên bản dịch cũng như tên dịch giả và năm xuất bản của bản dịch. Vì thế, người đọc không được biết cụ thể hơn về bản dịch này cũng như bản dịch bằng các ngôn ngữ khác được liệt kê trong bài viết.