Việt Nam kiên trì 4 nguyên tắc trong quá trình tham gia Cơ chế UPR

Thanh Hà |

Ngày 27.4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chủ trì phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kì IV tại Hà Nội.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, phát biểu khai mạc hội thảo, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Phạm Hải Anh khẳng định, đây là sự kiện quan trọng khởi động cho chuỗi sự kiện về UPR chu kỳ IV mà Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì tổ chức trong năm 2023.

Kể từ khi ra đời năm 2008 đến nay, cơ chế UPR đã góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa tinh thần của Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế (UDHR) và Tuyên bố và Chương trình Hành động Viên (VDPA), theo đó mọi người đều có quyền được sống trong phẩm giá, được tôn trọng, bảo đảm và thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Đây cũng là những nội hàm, giá trị cốt lõi mà Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 đã khởi xướng và cùng 12 nước khác thúc đẩy Hội đồng Nhân quyền mới đây thông qua Nghị quyết số 52/19 kỷ niệm 75 năm UDHR và 30 năm VPDA, với 121 nước đồng bảo trợ tại tất cả các khu vực.

Ông Phạm Hải Anh khẳng định, trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, với tỉ lệ chấp thuận khuyến nghị ngày càng tăng, lên tới hơn 83% tại chu kỳ III, cao hơn mặt bằng chung của các quốc gia khác.

Trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Xuyên suốt quá trình UPR, Việt Nam luôn nỗ lực bảo đảm 4 nguyên tắc: Việc thực hiện các khuyến nghị UPR luôn gắn với tổng thể chủ trương, chính sách và nỗ lực của Việt Nam về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Tăng cường gắn Báo cáo UPR với thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các khuyến nghị đã chấp thuận, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong hoàn thiện các khuôn khổ chính sách, pháp luật về quyền con người; Đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi, xây dựng của các bên liên quan; Chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế.

Với chu kỳ IV, Việt Nam dự kiến sẽ nộp Báo cáo quốc gia lên Hội đồng Nhân quyền vào đầu năm 2024 và Hội đồng Nhân quyền sẽ thông qua kết quả rà soát với Việt Nam tại khóa họp 57 (tháng 9.2024), trên cơ sở đó mong muốn các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan Liên Hợp Quốc và các đối tác quốc tế tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để hoàn thành Báo cáo UPR đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.

Phát biểu tại hội thảo, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc Pauline Tamesis đánh giá cao những cam kết, nỗ lực tích cực của Việt Nam với tiến trình UPR, đặc biệt là tạo điều kiện cho sự tham gia, đóng góp ý kiến rộng rãi của các bên liên quan.

Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc Pauline Tamesis phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc Pauline Tamesis phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Bà Pauline Tamesis nhấn mạnh, việc thực thi các khuyến nghị UPR cũng góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trong bối cảnh tiến độ hoàn thành các SDG trên bình diện toàn cầu đang gặp nhiều trở ngại, do 39% các khuyến nghị UPR liên quan tới SDG 16 (hòa bình, công lý và thể chế), 14% liên quan đến SDG 1 (xóa nghèo), 9% liên quan đến SDG 10 (giảm bất bình đẳng), 8% liên quan đến SDG 4 (giáo dục có chất lượng), 7% liên quan đến SDG 17 (quan hệ đối tác).

Bà Tamesis nhận định, năng lực tự chủ của quốc gia có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực hiện UPR, song hợp tác quốc tế có thể đóng vai trò bổ trợ tích cực; đồng thời khẳng định các cơ quan Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình UPR nói riêng và các nỗ lực bảo đảm quyền con người nói chung.

Tham gia thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm đa dạng về thực tiễn xây dựng Báo cáo UPR trên thế giới và tại Việt Nam, gắn kết tiến trình UPR với các chính sách, nỗ lực tổng thể về bảo đảm quyền con người, phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, nâng cao tính minh bạch và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan. Các đại biểu cũng khuyến nghị một số giải pháp để các cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu, áp dụng để nâng cao hiệu quả xây dựng và hoàn thành báo cáo UPR thời gian tới.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam luôn coi trọng, ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ với Trung Quốc

Thanh Hà |

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết và lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam trong năm 2023.

Thủ tướng đề nghị APO chọn Việt Nam là mô hình nâng cao năng suất

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tổ chức năng suất châu Á (APO) chọn Việt Nam là mô hình trong nâng cao năng suất, trước mắt bắt đầu từ những dự án cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.

Việt Nam coi trọng hợp tác nhiều mặt với Belarus

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Belarus.

Dự báo thời tiết hôm nay 29.4: Miền Bắc trở mưa lớn trong ngày đầu nghỉ lễ

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 29.4, do ảnh hưởng của không khí lạnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời lạnh, vùng núi phía bắc có nơi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc Bộ phổ biến 19 - 22 độ C.

Campuchia tiết lộ chi phí tổ chức SEA Games 32

NGUYỄN ĐĂNG |

Một quan chức cấp cao của Ban tổ chức SEA Games 32 Campuchia (CAMSOC), đã thông tin chi tiết về số tiền chi ra cho sự kiện này, cũng như Asean Para Games sau đó.

Về quê nghỉ lễ 30.4-1.5: Đi từ nhà trọ ra bến xe cũng mất 65 phút

Nhóm PV |

Hà Nội - Mưa lớn sáng ngày 29.4 khiến mọi ngả đường đổ về cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội tắc cứng, nhiều người mất cả giờ đồng hồ để di chuyển ra bến xe để về quê nghỉ lễ 30.4-1.5.

Người dân ùn ùn đổ về cửa ngõ Miền Tây rời TP Hồ Chí Minh đi nghỉ lễ

Nguyên Chân |

TP Hồ Chí Minh - Sáng 29.4, hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau hướng về Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) để rời thành phố bắt đầu kì nghỉ lễ khiến đoạn đường này rơi vào tình trạng ùn ứ kéo dài.

5 ôtô đâm liên hoàn trên Vành đai 3, ùn tắc cục bộ

Tô Thế |

Hà Nội - Khi xảy ra va chạm, 5 ôtô nằm chắn toàn bộ đường vành đai 3 trên cao nên xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ.

Việt Nam luôn coi trọng, ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ với Trung Quốc

Thanh Hà |

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết và lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam trong năm 2023.

Thủ tướng đề nghị APO chọn Việt Nam là mô hình nâng cao năng suất

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tổ chức năng suất châu Á (APO) chọn Việt Nam là mô hình trong nâng cao năng suất, trước mắt bắt đầu từ những dự án cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.

Việt Nam coi trọng hợp tác nhiều mặt với Belarus

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Belarus.