Thế và lực mới trên hành trình chinh phục “Khát vọng xứ Thanh”

Xuân Hùng |

Trải qua chiều dài lịch sử, Thanh Hóa (xứ Thanh) luôn có vị trí/vị thế quan trọng. Và hôm nay, Thanh Hóa đã và đang tự tin với tầm – thế và lực mới trên hành trình chinh phục “Khát vọng xứ Thanh”.

Vươn lên từ bộn bề gian khó

Năm 2005, lần đầu về Thanh Hóa công tác, tôi gặp ông Nguyễn Trọng Quỳnh – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa. Ông Quỳnh nói rất thật về những khó khăn của Thanh Hóa trong phát triển kinh tế.

Theo ông Quỳnh, thời điểm đó, Thanh Hóa là tỉnh rộng, dân số đông nhưng phần lớn là vùng trung du miền núi với đồng bào dân tộc thiểu số nhiều; đời sống vật chất tinh thần còn cơ cực; cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu; đi từ Hà Nội về đến Thanh Hóa phải mất tới 6 tiếng; tổng thu ngân sách nhà nước còn hạn chế, đường sá còn nhỏ hẹp, lởm chởm những ổ gà, sống trâu khắp tỉnh; Sầm Sơn muôn đời vẫn là bãi tắm đẹp nhưng thời điểm đó, cái tiếng đẹp thì ít mà “tai tiếng” do nạn chặt chém, chèo kéo thì nhiều; trong câu chuyện phiếm, trên không ít phương tiện truyền thông, hai từ Thanh Hóa luôn đi liền với chữ khó khăn…

Nhớ lại thời điểm đó, một vị nguyên lãnh đạo tỉnh cho hay, khi đó muốn làm bao nhiêu việc nhưng sờ đâu cũng không có tiền, thiếu trước hụt sau, chỉ lo an sinh thôi cũng mệt.

Vậy nhưng, với tinh thần không quản ngại khó khăn, không cam chịu đói nghèo của người dân Thanh Hóa, với khát khao mạnh mẽ phát triển, giai đoạn từ 2006 – 2010 Thanh Hóa dồn sức cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), tạo tiền đề cho bước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trong giai đoạn 2011 – 2015.

Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn - cú hích lớn để Thanh Hóa tăng tốc phát triển. Ảnh: T.L
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn - cú hích lớn để Thanh Hóa tăng tốc phát triển. Ảnh: T.L

Trong giai đoạn này, đã hoàn thành và đưa vào sản xuất một số dự án lớn như: Nhà máy Xi măng Công Thanh, dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Bia Nghi Sơn,... Tiến hành GPMB Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực và là động lực để Thanh Hóa hoàn thành các chương trình phát triển văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

Đến năm 2010, thu ngân sách nhà nước (thu nội địa) đã có nhiều tiến bộ, đạt kết quả cao hơn giai đoạn trước, thu ngân sách nhà nước 5 năm (2006 - 2010), gấp 2,5 lần giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng thu bình quân hằng năm là 17%.

Tiếp nối tinh thần trên, những năm 2011 – 2015, Thanh Hóa bước vào thời kỳ phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong gần 30 năm đổi mới.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch. Trong giai đoạn này Thanh Hóa vươn lên đứng thứ 6 cả nước về thu hút vốn FDI. Nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng, như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa, Khu hàng không dân dụng Cảng Hàng không Thọ Xuân, sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC, hệ thống kênh tưới thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt... Các cầu lớn như Nguyệt Viên, Yên Hoàng, Chiềng Nưa, Bút Sơn, Cầu Thắm được hoàn thành. Các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.

Diễn trò Xuân Phả tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: Trần Đàm
Diễn trò Xuân Phả tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: Trần Đàm

Các công trình văn hóa lớn như Chính điện Lam Kinh, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo, Nhà hát Lam Sơn, Thư viện tỉnh... được xây dựng góp phần tạo điểm nhấn, làm đẹp cho cảnh quan đô thị. Hệ thống đô thị phát triển theo quy hoạch, phân bố tương đối hợp lý giữa các vùng miền…

Những thành tựu đạt được là tiền đề quan trọng, tạo đà, thế và lực để Thanh Hóa có sự bứt phá. Giai đoạn này đã hình thành những điều kiện cơ bản để Thanh Hóa đi lên, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội mạnh của cả nước.

Điển hình mới về phát triển

Với khát vọng thịnh vượng của vùng đất địa linh nhân kiệt, sự phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 khiến nhiều người ngỡ ngàng, trở thành một điển hình mới trong phát triển của cả nước. Quy mô nền kinh tế năm 2020 đạt 133.816 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2015, đứng thứ 8 cả nước, cao nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ; GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt 2.670 USD, gấp 1,9 lần năm 2015.

Tốc độ tăng thu bình quân hàng năm dự kiến đạt 18,1%, là một trong các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao nhất cả nước; năm 2020 đạt 28,967 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2015.

 Đường đến Thanh Hóa đã gần hơn, thuận tiện hơn, Thanh Hóa luôn mở cửa chào đón du khách, nhà đầu tư. Ảnh: T.L
Đường đến Thanh Hóa đã gần hơn, thuận tiện hơn, Thanh Hóa luôn mở cửa chào đón du khách, nhà đầu tư. Ảnh: T.L

Năm 2017 tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia. Đến năm 2020 đã thu hút được 908 dự án đầu tư trực tiếp (53 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 94.404 tỷ đồng và 3.305 triệu USD, nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài…

Giai đoạn 2016 - 2020, nhiều công trình, dự án lớn hoàn thành, đưa vào sử dụng, tiếp thêm nguồn lực, sức mạnh mới để Thanh Hóa phát triển. Năm 2018 Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã xuất xưởng thành công lô sản phẩm lọc dầu đầu tiên; Khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn tiếp tục hoàn thiện và là điểm đến đẳng cấp của du khách; đến với Sầm Sơn hầu như không còn nạn chặt chém, một Sầm Sơn từ “tai tiếng” đã trở về đúng nghĩa của sự “nổi tiếng”; nhiều tuyến đường, đại lộ được mở rộng, nâng cấp…

Nhìn lại thời điểm 2005, chỉ sau 15 năm, nghĩa là đến năm 2020, Thanh Hóa đã có cả bước tiến dài với tốc độ rất mãnh liệt.

Sau nhiều năm về hưu, mới đây, ngồi lại với tôi, ông Quỳnh, người có nhiều đóng góp ban đầu cho các kịch bản phát triển còn bỡ ngỡ vì chính sự phát triển mạnh mẽ đó.

“Khát vọng xứ Thanh”

Từ 2021, kinh tế Thanh Hóa vẫn duy trì tăng trưởng khá, năng lực sản xuất và quy mô nền kinh tế ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,69%, đứng thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm (2021 - 2023) ước đạt 132.418 tỉ đồng, hằng năm đều vượt dự toán; trong đó năm 2022 đạt 51.173 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 9 cả nước. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước hằng năm của Thanh Hóa giai đoạn này đạt 11,3%.

Quy hoạch đồng bộ, đô thị Thanh Hóa ngày càng hiện đại. Ảnh: Trần Đàm
Quy hoạch đồng bộ, đô thị Thanh Hóa ngày càng hiện đại. Ảnh: Trần Đàm

Năm 2023 kết thúc, tỉnh Thanh Hóa có 20/26 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,01%, đứng thứ 29/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 3 trong nhóm các tỉnh, thành phố có quy mô GRDP lớn nhất cả nước. Thu ngân sách đạt hơn 41 nghìn tỉ đồng. Đó là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn.

Nhìn lại chặng đường phát triển hơn 10 năm qua mới thấy sự nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên với khát vọng thịnh vượng mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thanh Hóa. Dù nhiều lãnh đạo cấp tỉnh, sở ngành giai đoạn 2011- 2020 bị kỷ luật, kiểm điểm do sai phạm nhưng ai sai đến đâu phải chịu trách nhiệm theo quy định đến đó, còn những gì họ đã cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn đấu, xây dựng và những thành quả kinh tế - xã hội để lại là vô cùng to lớn, đáng trân trọng.

Thanh Hóa từ tỉnh nghèo đã vươn lên thành tỉnh có tốc độ phát triển hàng đầu cả nước. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn đều đã và đang đầu tư vào Thanh Hóa.

Với những lợi thế vượt trội, Thanh Hóa tự tin kêu gọi đầu tư từ những tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Với sự tự tin đó, gần đây, Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chuyến công du châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan... để giới thiệu tiềm năng, mở rộng kêu gọi đầu tư. Người Thanh Hóa giờ đây ngồi bên hồ Hoàn Kiếm có thể tự hào dùng giọng quê mình nói về sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tự hào là người Thanh Hóa và có quyền hy vọng, với khát vọng mạnh mẽ, sự đồng tâm, bền chí, quê hương Thanh Hóa sẽ sớm trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước, chắc chắn sẽ trở thành tỉnh giàu mạnh.

“Ước mơ đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững, tỉnh “kiểu mẫu” luôn luôn là khát vọng xuyên thế kỷ. Đó không chỉ là quyết tâm chính trị của các thế hệ lãnh đạo mà là mong ước của mọi người dân xứ Thanh trong tỉnh và hàng triệu người dân xứ Thanh ở trên khắp mọi miền của tổ quốc và ở nước ngoài đang chung nhau một hành trình đồng tâm nhất, thiết tha, đẹp đẽ và bất biến nhất, hành trình đó mang tên “Khát vọng xứ Thanh”.

Ông Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Thanh Hóa nỗ lực vượt qua thách thức, tạo việc làm cho người lao động

TRẦN LÂM |

Năm 2023 qua đi, cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và đang nỗ lực từng ngày vượt qua thách thức phía trước.

Chương trình Tết sum vầy, Xuân chia sẻ ý nghĩa tại Thanh Hóa

Xuân Hùng - Quách Du |

Tối 1.2, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình "Tết Sum vầy, Xuân chia sẻ". Chương trình được tổ chức cùng lúc ở 3 điểm cầu và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa và các nền tảng số của tổ chức công đoàn.

Những món quà nghĩa tình đến với công nhân lao động khó khăn ở Thanh Hóa

QUÁCH DU - NGUYỄN TRƯỜNG |

Thanh Hóa - Ngày 28.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang sẽ đến thăm, trao hàng trăm suất quà cho công nhân lao động khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa.

Phó Tổng thống Mỹ tuyên bố sẵn sàng thay ông Biden nếu cần

Song Minh |

Phó Tổng thống Kamala Harris tuyên bố sẵn sàng lãnh đạo nước Mỹ thay Tổng thống Joe Biden nếu cần.

Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam

NHÓM PV |

Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều những lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Công nhân nôn nóng đi làm lại

VÂN HI |

Dù chưa kết thúc kì nghỉ Tết Nguyên đán 2024, tuy nhiên một số công nhân, người lao động đã rục rịch trở lại thành phố sớm vì e ngại kẹt xe, nhà xa cũng như nôn nóng được đi làm lại để có thu nhập.

Chú ý hướng di chuyển khi cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra ùn tắc

Thế Kỷ |

Dự kiến từ hôm nay (mùng 4 Tết) lượng người và phương tiện từ khắp các tỉnh thành trở về Hà Nội sẽ tăng đột biến. Các tuyến đường như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thậm chí đã xảy ra ùn tắc cục bộ tại một số điểm hướng về Hà Nội từ chiều mùng 3 Tết.

Biển Vũng Tàu đông kín khách sáng mùng 4 Tết

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Sáng mùng 4 Tết Nguyên đán, khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu đông khách hơn hẳn so với những ngày trước đó. Theo thống kê, TP Vũng Tàu đã đón khoảng 80.000 lượt du khách trong ngày mùng 3 Tết.

Doanh nghiệp Thanh Hóa nỗ lực vượt qua thách thức, tạo việc làm cho người lao động

TRẦN LÂM |

Năm 2023 qua đi, cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và đang nỗ lực từng ngày vượt qua thách thức phía trước.

Chương trình Tết sum vầy, Xuân chia sẻ ý nghĩa tại Thanh Hóa

Xuân Hùng - Quách Du |

Tối 1.2, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình "Tết Sum vầy, Xuân chia sẻ". Chương trình được tổ chức cùng lúc ở 3 điểm cầu và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa và các nền tảng số của tổ chức công đoàn.

Những món quà nghĩa tình đến với công nhân lao động khó khăn ở Thanh Hóa

QUÁCH DU - NGUYỄN TRƯỜNG |

Thanh Hóa - Ngày 28.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang sẽ đến thăm, trao hàng trăm suất quà cho công nhân lao động khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa.