Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Xây dựng văn hóa liêm chính "không dám, không muốn" tham nhũng

VƯƠNG TRẦN |

Để đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa liêm chính, phải có những biện pháp cụ thể tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn chặt xây dựng văn hóa Đảng với phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường giáo dục lương tâm, danh dự, liêm sỉ trong Đảng.

Chú trọng giáo dục danh dự, liêm sỉ

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong đó nhấn mạnh đến việc kiên quyết, kiên trì xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, trọng liêm sỉ, danh dự; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Điều này càng đặt vấn đề phải chú trọng văn hoá liêm chính trong đội ngũ cán bộ, công chức để “không thể, không dám, không muốn tham nhũng” trong công cuộc quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng.

GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, chúng ta phải thấy tham nhũng là phản dân chủ, phản văn hóa. Bác Hồ còn nói tham nhũng là một tội ác phải nghiêm trị. Quyết tâm của Bộ Chính trị, của Trung ương trong đẩy mạnh chống tham nhũng là rất được lòng dân. Bản thân điều đó đã có ý nghĩa về văn hóa chính trị.

“Theo tôi, muốn xây dựng văn hóa không tham nhũng thì không có gì tốt hơn là giáo dục về đạo đức, thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, nhất là trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ, công chức có chức, có quyền phải rất chú trọng giáo dục danh dự, liêm sỉ. Khi biết nhục vì rơi vào tham nhũng thì người ta sẽ tự bảo vệ mình và tự khắc có khả năng chống được tham nhũng” - GS.TS Hoàng Chí Bảo nói và cho rằng, chúng ta cũng phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng chính sách, cơ chế để không dám và không thể tham nhũng, tức là, có hàng rào luật pháp rất chặt chẽ và để không ai muốn tham nhũng vì phải trả giá rất đắt cả về cuộc sống, sinh mệnh và danh dự.

GS.TS Hoàng Chí Bảo cho rằng, phải có cơ chế, chế tài, cùng với giáo dục tinh thần. Theo cách nói của ông cha ta là phải kết hợp tốt đức trị và pháp trị, nhất là đề cao pháp trị trong xây dựng nhà nước pháp quyền thì cán bộ mới không dám tham nhũng. Khi cán bộ liêm chính thì doanh nghiệp có muốn móc nối, làm ăn phi pháp cũng khó.

Ngăn chủ nghĩa cá nhân “trỗi dậy trong lòng” để tránh tha hoá

TS Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) - cho hay, khi nói về tham nhũng, tiêu cực cần phải nhắc tới một trong những nguyên nhân đó là chính là sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, khi chủ nghĩa cá nhân “trỗi dậy trong lòng”. Qua những vụ việc tham nhũng xảy ra gần đây, chúng ta có thể thấy, việc tham nhũng không phải do điều kiện vật chất như “đói ăn vụng, túng làm liều”, nhiều người có điều kiện vật chất vô cùng tốt, nhiều tài sản có thể nói là ăn nhiều đời không hết nhưng họ vẫn tham nhũng. Đó là do lòng tham, là chủ nghĩa cá nhân, là suy thoái về tư tưởng.

Để đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa liêm chính, TS Nguyễn Viết Chức cho rằng, trước hết cần tăng cường và nâng cao công tác  giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống để trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên những lý tưởng của Đảng, luôn mang trong mình văn hóa Đảng. Phải có những biện pháp cụ thể tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn chặt xây dựng văn hóa Đảng với phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường giáo dục lương tâm, danh dự, liêm sỉ trong Đảng, nhất là đối với các đảng viên có chức vụ thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: “phải biết rằng tham lam là một điều rất đáng xấu hổ”; tham ô, tham nhũng là một tội ác với dân, với nước.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Kiểm tra phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một số đơn vị ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 31.5, Đoàn Kiểm tra số 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk để công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra, triển khai kế hoạch và chương trình kiểm tra tại tỉnh này.

Đà Nẵng thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban.

Xem xét mở rộng phạm vi giải báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Phạm Đông |

Chiều 19.5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023.

Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trung ương công bố kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Khánh Hòa với nội dung như Kiểm tra công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng về kinh tế...

Xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị: Gắn trách nhiệm của cán bộ chống tham nhũng, không thể thoái thác, trì trệ

VƯƠNG TRẦN |

Việc thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương trước Đảng, trước Trung ương. Nhất là thể hiện năng lực cầm quyền của địa phương trong việc nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực cũng như thể hiện năng lực giám sát, xử lý dứt điểm các vụ việc, không để tồn đọng, không để lách luật, không gây bức xúc trong dư luận địa phương.

Thành ủy Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành ủy Hà Nội vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gồm 15 thành viên. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư: Cán bộ chống tham nhũng mà tham nhũng, tư túi sẽ bị xử trước

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Hội nghị Trung ương 5 vừa qua đã thống nhất rất cao về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Khi bố trí nhân sự, lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh cần đánh giá kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả.


Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Kiểm tra phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một số đơn vị ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 31.5, Đoàn Kiểm tra số 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk để công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra, triển khai kế hoạch và chương trình kiểm tra tại tỉnh này.

Đà Nẵng thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban.

Xem xét mở rộng phạm vi giải báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Phạm Đông |

Chiều 19.5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023.

Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trung ương công bố kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Khánh Hòa với nội dung như Kiểm tra công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng về kinh tế...

Xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị: Gắn trách nhiệm của cán bộ chống tham nhũng, không thể thoái thác, trì trệ

VƯƠNG TRẦN |

Việc thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương trước Đảng, trước Trung ương. Nhất là thể hiện năng lực cầm quyền của địa phương trong việc nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực cũng như thể hiện năng lực giám sát, xử lý dứt điểm các vụ việc, không để tồn đọng, không để lách luật, không gây bức xúc trong dư luận địa phương.

Thành ủy Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành ủy Hà Nội vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gồm 15 thành viên. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư: Cán bộ chống tham nhũng mà tham nhũng, tư túi sẽ bị xử trước

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Hội nghị Trung ương 5 vừa qua đã thống nhất rất cao về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Khi bố trí nhân sự, lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh cần đánh giá kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả.