Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tấm gương sáng ngời Lương Khánh Thiện

ÁI VÂN |

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện (13.10.1903 - 13.10.2023) - lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, chúng ta lại nhớ về một tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản trung kiên, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Sớm hình thành nhân cách, nghị lực và lý tưởng cách mạng cao đẹp

Đồng chí Lương Khánh Thiện sinh ngày 13.10.1903 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở xã Mễ Tràng, tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm (nay thuộc phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý), tỉnh Hà Nam.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; tận mắt chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân dưới ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến; đã giúp cho người thanh niên Lương Khánh Thiện sớm hình thành nhân cách, nghị lực và lý tưởng cách mạng cao đẹp.

Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương, sau khi được kết nạp vào Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng (tháng 4.1029), chàng thanh niên Lương Khánh Thiện được phân công phụ trách cơ sở Nhà máy Chai và trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động và đời sống; các cuộc bãi công của công nhân kéo dài hằng tuần và được hưởng ứng rộng rãi trên địa bàn Hải Phòng, buộc giới chủ phải chấp nhận nhiều yêu sách của công nhân. Lo ngại sự bùng phát của các cuộc đấu tranh, bãi công nên chính quyền thực dân lùng bắt những người lãnh đạo phong trào công nhân, trong đó có đồng chí Lương Khánh Thiện.

Tháng 6.1929, đồng chí Lương Khánh Thiện bị địch bắt, đưa về giam ở nhà lao Hải Phòng; địch đã dùng mọi thủ đoạn, hình thức tra khảo, đánh đập người thanh niên yêu nước nhưng không thể khai thác được gì.

Ngày 20.6.1929, chính quyền thực dân Pháp đưa đồng chí Lương Khánh Thiện về xử ở tòa đề hình tại thị xã Kiến An và kết án 2 năm tù giam, 5 năm đi đày biệt xứ.

Ngày 29.1.1931, chính quyền thực dân Pháp đã mở phiên tòa kết án đồng chí Lương Khánh Thiện mức án khổ sai chung thân, đưa về giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), để chờ ngày đưa đi đày nhà tù Côn Đảo.

Trong nhà tù Hỏa Lò, đồng chí Lương Khánh Thiện luôn là người đi đầu đấu tranh dũng cảm, kiên quyết; vận động anh em đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù hà khắc, xây dựng một số tổ chức quần chúng như Lao tù Hội, Hội đồng Thập tự, Ban trật tự… để tập hợp quần chúng, tuyên truyền đấu tranh cách mạng. Trước tinh thần đoàn kết và đấu tranh có tổ chức, nền nếp của các chiến sĩ cộng sản, phía địch phải dần nhượng bộ.

Tháng 7.1931, đồng chí Lương Khánh Thiện và nhiều tù nhân chính trị bị địch đưa đi đày ở nhà tù Côn Đảo, bị giam ở Banh 2 cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hạ Bá Cang, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Cừ, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Linh…

Đồng chí Lương Khánh Thiện cùng với những chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng; tổ chức học tập nâng cao kiến thức, lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, truyền bá chủ nghĩa cộng sản...

Những năm tháng trong “địa ngục trần gian” nhà tù Côn Đảo, đồng chí Lương Khánh Thiện và các đồng chí của mình không chỉ đấu tranh với bọn cai ngục mà còn đấu tranh với những người tù Quốc dân đảng; Đồng chí đã trực tiếp cảm hóa, thu phục được nhiều người tù Quốc dân đảng tham gia cách mạng.

Ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất

Năm 1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Đông Dương phát triển mạnh mẽ, buộc thực dân Pháp phải trả tự do cho các tù nhân chính trị. Tháng 9.1936, đồng chí Lương Khánh Thiện được trả tự do và bước vào chặng đường đấu tranh mới trong cuộc đời hoạt động cách mạng.

Trở về Hà Nội, từ cuối năm 1936 đến năm 1937, đồng chí Lương Khánh Thiện cùng tập thể Xứ ủy lâm thời và Thành ủy Hà Nội đã tích cực lãnh đạo các phong trào dân chủ, dân sinh. Hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân Hà Nội diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, nhằm mục tiêu đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi lập nghiệp đoàn…

Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân ở các địa phương khác ở Bắc Kỳ cũng nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của công nhân mỏ Hồng Gai, Cẩm Phả (30.000 người tham gia), công nhân may Hà Nội (hơn 2.000 người tham gia), công nhân Nhà máy Tơ Hải Phòng (3.000 người tham gia)… Các cuộc đấu tranh, đình công của công nhân ngày càng có quy mô, tổ chức chặt chẽ và thu được nhiều thắng lợi.

Đồng chí Lương Khánh Thiện còn tham gia lãnh đạo các hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng ủng hộ, đưa người tham gia tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc Kỳ (tháng 1.1937) và đã trúng cử với số phiếu cao. Đây là một thắng lợi của những chiến sĩ cộng sản trên lĩnh vực đấu tranh nghị trường.

Tháng 1.1941, trên đường đi công tác để nắm tình hình, chỉ đạo phong trào công nhân ở Hải Phòng, đồng chí Lương Khánh Thiện bị địch bắt. Trước mọi cực hình tra tấn liên tục của kẻ thù, đồng chí Lương Khánh Thiện vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất. Biết không thể khuất phục được đồng chí Lương Khánh Thiện, ngày 1.9.1941, thực dân Pháp đã xử bắn đồng chí tại chân núi Áng Sơn (Kiến An, Hải Phòng).

Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Lương Khánh Thiện hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, là hiện thân tiêu biểu của tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cống hiến trọn đời cho lý tưởng cao đẹp của Đảng và hạnh phúc của Nhân dân.

ÁI VÂN
TIN LIÊN QUAN

Tuổi 20 sục sôi nhiệt huyết cách mạng

NGUYỄN HÀ |

Tôi gặp ông Lê Đức Vân (tên thật là Nguyễn Hữu Phúc) - Trưởng ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu tại nhà riêng trên phố Bạch Mai (Hà Nội). Ông đón tôi bằng nụ cười hiền từ, ấm áp - hệt như những tia nắng tháng 10 trong con ngõ nhỏ nơi ông sinh sống. Dù tuổi già đã in hằn lên màu da, mái tóc, nhưng không thể che đi nổi tinh thần, phong thái của người chiến sĩ năm xưa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên suốt sự nghiệp cách mạng

Vương Trần |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám, cất lên bài ca "Công nhân Việt Nam”

minh bằng |

“...Ngày mai trên thế giới bao đất đai,
Bao máy to giống người,
Sinh sống chung kết đoàn.
Ngày mai công nhân ơi,
Ánh sáng đang vươn lên,
Khắp đời đồng ca toàn thắng.

Một thế giới mới kiến thiết,
Một tương lai cho công nhân,
Một hân hoan cho muôn giống người.
Một sức sống thắm thiết,
Dựng xây do tay công nhân,
Đoàn kết chiến đấu chung khắp nơi...”.

Hai áp thấp cùng xuất hiện ở Philippines

Ngọc Vân |

Hai áp thấp bên trong khu vực quản lý của Philippines đang được cơ quan thời tiết nước này theo dõi chặt chẽ.

Bà Nguyễn Phương Hằng đòi bồi thường 300 - 500 tỉ đồng có đúng luật?

Nam Dương |

Thông tin bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu các bị can Trần Văn Sỹ và Đặng Thị Hàn Ni bồi thường thiệt hại 300 đến 500 tỉ đồng vì đã có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại kinh tế Công ty cổ phần Đại Nam và gây mất uy tín Quỹ từ thiện Hằng Hữu để sung vào công quỹ Nhà nước đang được dư luận quan tâm. Câu hỏi đặt ra là mức yêu cầu bồi thường trên dựa trên căn cứ pháp luật nào và liệu có được chấp nhận?

Ukraina thừa nhận cuộc phản công Nga không như mong đợi

Ngọc Vân |

Giám đốc Tổng cục Tình báo Ukraina Kirill Budanov thừa nhận, cuộc phản công Nga thất bại.

Doanh nghiệp, nài voi điêu đứng vì doanh thu giảm sâu, chưa nhận tiền chế độ khi bỏ cưỡi voi

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Sau 9 tháng bỏ dịch vụ du lịch cưỡi voi, doanh nghiệp lẫn các nài voi ở huyện Buôn Đôn lâm vào cảnh điêu đứng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, trong khi tiền chế độ vẫn chưa được thụ hưởng.

Tài xế xe đầu kéo buồn ngủ, tông sập nhà dân

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Sau khi tông sập dải phân cách cứng trên đường và lao vào nhà dân, tài xế điều khiển xe đầu kéo khai báo nguyên nhân vụ tai nạn là do buồn ngủ.

Tuổi 20 sục sôi nhiệt huyết cách mạng

NGUYỄN HÀ |

Tôi gặp ông Lê Đức Vân (tên thật là Nguyễn Hữu Phúc) - Trưởng ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu tại nhà riêng trên phố Bạch Mai (Hà Nội). Ông đón tôi bằng nụ cười hiền từ, ấm áp - hệt như những tia nắng tháng 10 trong con ngõ nhỏ nơi ông sinh sống. Dù tuổi già đã in hằn lên màu da, mái tóc, nhưng không thể che đi nổi tinh thần, phong thái của người chiến sĩ năm xưa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên suốt sự nghiệp cách mạng

Vương Trần |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám, cất lên bài ca "Công nhân Việt Nam”

minh bằng |

“...Ngày mai trên thế giới bao đất đai,
Bao máy to giống người,
Sinh sống chung kết đoàn.
Ngày mai công nhân ơi,
Ánh sáng đang vươn lên,
Khắp đời đồng ca toàn thắng.

Một thế giới mới kiến thiết,
Một tương lai cho công nhân,
Một hân hoan cho muôn giống người.
Một sức sống thắm thiết,
Dựng xây do tay công nhân,
Đoàn kết chiến đấu chung khắp nơi...”.