Nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để ĐBSCL bứt phá

Nhật Hồ |

Ngày 27.9, tại tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), do Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái chủ trì. Phó Thủ tướng giao Bộ KHĐT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành và nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội nhằm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội đồng này được Thủ tướng ký quyết định thành lập vào tháng 8.2023, với 29 thành viên, do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Chủ tịch.

Nhìn đâu cũng thấy khó

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần có những quy định, chính sách cụ thể hơn cho vùng ĐBSCL. Bởi, hiện tại các Nghị quyết về ĐBSCL không thiếu, nhưng chưa cụ thể.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau dẫn chứng: ĐBSCL đang chịu tác động mạnh về biến đổi khí hậu, trên 300km chiều dài đê biển của tỉnh Cà Mau đều có nguy cơ sạt lở cao. Để đầu tư đê biển rất tốn kém, nhưng cơ chế để người dân không ở vùng sạt lở, doanh nghiệp đầu tư làm kè đổi lại được đất chưa có.

Liên quan đến đất đai, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng nêu nhiều vấn đề bất cập trong quy định chuyển đất trồng lúa sang đất thương mại dịch vụ. Hạ tầng giao thông dù đã được đầu tư nhưng còn nhiều khó khăn do suất đầu tư cao.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau nêu thực tế: Để đầu tư 100km đường giao thông tại Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu số tiền cao hơn gần gấp đôi so với các tỉnh phía Bắc bởi nền đất yếu, không có vật tư tại chỗ. Cà Mau không có cát, không gạch, không sắt, ximăng… nên áp dụng giá chung là rất khó khăn cho các doanh nghiệp.

Đồng quan điểm này, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, giải bài toán cát lấp không chỉ cho cao tốc mà cần cả các công trình trọng điểm Quốc gia đã được ghi trong quy hoạch.

Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Dược cho hay, cần có chính sách để phát triển công nghiệp, giao thông, cảng biển… cái nào cũng cần, cũng có quy hoạch nhưng phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị mở rộng hai tuyến cao tốc: Trung Lương - Thành phố Hồ Chí Minh và Trung Lương - Mỹ Thuận, bởi đường này quá hẹp. Còn theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, cần có cơ chế điều phối vùng đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp theo quy định của pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trong khu vực...

Kỳ vọng vào Hội đồng điều phối

Tại phiên họp lần thứ nhất Hội đồng điều phối, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành và nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội nhằm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng giao thông kết nối; phát triển nông nghiệp hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Vùng ĐBSCL có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng cực Nam của Tổ quốc, là cầu nối nước ta với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong. Đây cũng là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước.

Về định hướng hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

TPHCM đưa hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù vào thực tiễn

MINH QUÂN |

Ngày 19.9, kỳ họp chuyên đề của HĐND TPHCM đã thông qua gần 100 tờ trình của UBND TPHCM, trong đó có nhiều tờ trình quan trọng cụ thể hóa Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Cơ chế, chính sách đặc thù bắt đầu “chạy” ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù đã và sẽ được triển khai sắp tới ở TPHCM kỳ vọng giúp "đầu tàu" kinh tế cả nước bứt phá mạnh mẽ thời gian tới.

Chế độ, chính sách đặc thù với đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau sắp xếp

ÁI VÂN |

Quy định về việc thực hiện chế độ chính sách đặc thù đối với người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc phân bổ ngân sách theo đơn vị hành chính trong các trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng không cắt giảm ngay các chế độ, chính sách mà giữ ổn định như trước thời điểm sắp xếp.

HĐND TPHCM họp thông qua Nghị quyết triển khai thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù

MINH QUÂN |

Sáng 10.7, HĐND TPHCM khai mạc kỳ họp lần thứ 10, khóa X để thảo luận, xem xét, thông qua các tờ trình của UBND thành phố triển khai Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM và một số nội dung lớn khác.

Thực hiện thành công chính sách đặc thù với TPHCM thì cả nước được hưởng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM là nhiệm vụ chung, cả nước phải cùng chung tay với TPHCM, mỗi người, mỗi cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần thực hiện tốt các công việc được giao.

Triển khai Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 7.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc theo hình thức trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TPHCM triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

2 xe máy va chạm trong đêm Trung thu, 1 người chết, 4 người bị thương

Minh Nguyễn |

Hoà Bình – Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy xảy ra trên địa bàn thành phố Hoà Bình khiến 1 người chết, 4 người bị thương.

TPHCM đưa hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù vào thực tiễn

MINH QUÂN |

Ngày 19.9, kỳ họp chuyên đề của HĐND TPHCM đã thông qua gần 100 tờ trình của UBND TPHCM, trong đó có nhiều tờ trình quan trọng cụ thể hóa Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Cơ chế, chính sách đặc thù bắt đầu “chạy” ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù đã và sẽ được triển khai sắp tới ở TPHCM kỳ vọng giúp "đầu tàu" kinh tế cả nước bứt phá mạnh mẽ thời gian tới.

Chế độ, chính sách đặc thù với đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau sắp xếp

ÁI VÂN |

Quy định về việc thực hiện chế độ chính sách đặc thù đối với người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc phân bổ ngân sách theo đơn vị hành chính trong các trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng không cắt giảm ngay các chế độ, chính sách mà giữ ổn định như trước thời điểm sắp xếp.

HĐND TPHCM họp thông qua Nghị quyết triển khai thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù

MINH QUÂN |

Sáng 10.7, HĐND TPHCM khai mạc kỳ họp lần thứ 10, khóa X để thảo luận, xem xét, thông qua các tờ trình của UBND thành phố triển khai Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM và một số nội dung lớn khác.

Thực hiện thành công chính sách đặc thù với TPHCM thì cả nước được hưởng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM là nhiệm vụ chung, cả nước phải cùng chung tay với TPHCM, mỗi người, mỗi cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần thực hiện tốt các công việc được giao.

Triển khai Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 7.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc theo hình thức trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TPHCM triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.