Mở rộng hành vi bị nghiêm cấm trong đấu giá tài sản

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG |

Để ngăn chặn tình trạng thông đồng, móc nối với nhau trong một cuộc đấu giá tài sản, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã bỏ cụm từ “để trả giá” nhằm mở rộng hành vi bị nghiêm cấm.

Chiều ngày 21.5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Liên quan đến nội dung cụ thể của dự thảo Luật, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định rõ hơn về tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù và thường là tài sản có giá trị lớn, có thể tác động đến thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.

Theo đó, mức tiền đặt trước tối thiểu là 10% và mức tối đa là 20% giá khởi điểm để góp phần hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, tần số vô tuyến điện…

Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung trường hợp đấu giá quyền cho thuê tài sản mà giá khởi điểm được xác định theo đơn giá thuê hằng năm thì tiền đặt trước tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm nhân với thời hạn cho thuê.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc nâng mức tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản và tài sản khác là không phù hợp vì các tài sản đặc thù này thường có giá trị rất lớn.

“Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, quá trình triển khai quy định về mức tiền đặt trước từ 5% đến 20% của luật hiện hành cơ bản phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thu hút được nhiều người tham gia đấu giá”, ông Thanh nói.

Vị này cho biết thêm, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Đồng thời, việc xử lý tình trạng người trúng đấu giá “bỏ cọc” phải được xử lý bằng các hình thức khác chứ không chỉ bằng cách quy định nâng mức tiền đặt trước.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, dự thảo Luật đã bỏ cụm từ “nhằm mục đích trục lợi” đối với hành vi “để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá” tại điểm đ1 khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 9 để bảo đảm phù hợp với thực tiễn và tính khả thi của quy định này.

Đồng thời, để bảo đảm tính khách quan, minh bạch, ngăn chặn tình trạng thông đồng, móc nối với nhau trong một cuộc đấu giá tài sản, dự thảo Luật đã bỏ cụm từ “để trả giá” quy định tại Điểm d1 Khoản 5 Điều 9 nhằm mở rộng hành vi bị nghiêm cấm.

Trong thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để hoàn thiện quy định tiền đặt trước theo hướng tăng theo lũy kế sau mỗi bước giá khi sửa đổi toàn diện Luật Đấu giá tài sản nhằm ngăn chặn việc người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường trong quá trình đấu giá nhưng sau đó bỏ cọc.

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng nặng chế tài xử lý người trúng đấu giá bỏ cọc

PHẠM ĐÔNG |

Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị nâng thời hạn cấm từ 1 năm trở lên với những trường hợp người trúng đấu giá bỏ cọc, nhất là với những tài sản như bất động sản, khoáng sản...

Đề xuất mở rộng đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe máy

Phạm Đông |

Qua thảo luận, đề xuất của đại biểu Quốc hội, Chính phủ cho rằng, cần phải luật hóa vấn đề đấu giá biển xe ô tô, đồng thời mở rộng đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe máy.

Đề xuất thay đổi cách xử lý với người trúng đấu giá bỏ cọc

PHẠM ĐÔNG |

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản, vì vậy phải được xử lý bằng các hình thức khác chứ không chỉ bằng cách quy định nâng mức tiền đặt trước.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

NHÓM PV |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an, điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

"Ông cố vấn" Công ty Bankland mua biệt thự, shophouse từ tiền huy động

Việt Dũng |

Trong số hàng trăm tỉ của hơn 4.700 nhà đầu tư nộp vào Công ty Bankland, Vũ Đức Tĩnh - với vị trí cố vấn doanh nghiệp này, đã dùng một phần tiền huy động được mua bất động sản ở nhiều nơi.

Tốc độ của scandal và thị phi showbiz nhìn từ vụ đòi nợ 80 triệu đồng của Khánh Thi

Bình An |

Màn đòi nợ của Khánh Thi nhắc tới rất nhiều “con nợ” với số tiền lớn, nhưng duy nhất món nợ của “chị ca sĩ nợ 80 triệu đồng khi tham gia Bước nhảy hoàn vũ cách đây gần 13 năm” là gây bão dư luận.

FLC Sầm Sơn đang chiếm dụng tài sản công, ngăn cản người trái phép

Xuân Hùng |

Những ngày qua, TP. Sầm Sơn lại "nóng" lên chuyện bảo vệ của Công ty CP Tập đoàn FLC ngăn cản người dân đi vào khu đô thị nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn. Lần này không phải là người dân bên ngoài mà chính là cư dân mua villa, biệt thự nghỉ dưỡng bên trong quần thể của chính tập đoàn này.

Giá xăng tăng bao nhiêu trong kỳ điều chỉnh ngày mai?

Anh Tuấn |

Giá xăng ngày 23.5 được dự báo tăng theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng từ 190 đến 290 đồng/lít.

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng nặng chế tài xử lý người trúng đấu giá bỏ cọc

PHẠM ĐÔNG |

Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị nâng thời hạn cấm từ 1 năm trở lên với những trường hợp người trúng đấu giá bỏ cọc, nhất là với những tài sản như bất động sản, khoáng sản...

Đề xuất mở rộng đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe máy

Phạm Đông |

Qua thảo luận, đề xuất của đại biểu Quốc hội, Chính phủ cho rằng, cần phải luật hóa vấn đề đấu giá biển xe ô tô, đồng thời mở rộng đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe máy.

Đề xuất thay đổi cách xử lý với người trúng đấu giá bỏ cọc

PHẠM ĐÔNG |

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản, vì vậy phải được xử lý bằng các hình thức khác chứ không chỉ bằng cách quy định nâng mức tiền đặt trước.