Không để cài cắm lợi ích nhóm vào Luật, ĐBQH phải có bản lĩnh, dũng cảm

Vương Trần (thực hiện) |

Hôm nay (22.5), Kỳ họp thứ 5 khoá XV chính thức khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Hà Nội. Một trong những nội dung được nhiều cử tri đặt ra đó là không để cài cắm "lợi ích nhóm" vào trong các dự án luật. Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Trần Văn Khải - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường về nội dung này.

- Thưa ông, Kỳ họp thứ 5 sẽ xem xét một số lượng lớn các nhiệm vụ lập pháp. Đánh giá của ông về nhiệm vụ này tại Kỳ họp 5 Quốc hội khoá XV như thế nào?

ĐBQH Trần Văn Khải: Về công tác lập pháp, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua và cho ý kiến 20 nhiệm vụ lập pháp, gồm 16 dự án luật, 4 dự thảo nghị quyết quy trình giống như làm luật. Khối lượng công tác lập pháp tại kỳ họp này rất lớn, có thể nói gấp đôi khối lượng lập pháp của các kỳ họp thường lệ.

Đến thời điểm này có thể nói, các nhiệm vụ lập pháp được trình tại kỳ họp được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật;

Chất lượng hồ sơ đối với từng nhiệm vụ lập pháp được đặt lên hàng đầu, được thẩm định, thẩm tra sơ bộ, thẩm tra chính thức, tổ chức hội thảo, toạ đàm lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, hiệp hội và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kỹ lưỡng, đảm bảo thể chế hoá đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, bình đẳng giới.

Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn
Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

Các nhiệm vụ lập pháp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đưa ra xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này là rất đúng đắn, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, những vướng mắc với mục tiêu để kiến tạo, phát triển và đồng hành cùng Chính phủ.

- Thưa ông với yêu cầu hạn chế tối đa việc cài cắm "lợi ích nhóm" vào các dự án Luật. Vai trò trách nhiệm của các đại biểu cần phát huy như thế nào?

- ĐBQH Trần Văn Khải: Theo tôi, những biểu hiện tiêu cực trong vấn đề xây dựng pháp luật trong Kết luận 19 của Bộ Chính trị cũng đã nói đến. Chúng ta có thể tóm gọn trong 1 từ chung là “tham nhũng chính sách”. Vậy, “tham nhũng chính sách” là gì?

Một, là "lợi ích nhóm". "Lợi ích nhóm" này có thể là nhóm hẹp, cũng có thể là nhóm rộng và cũng có thể là sự liên kết ở đâu đó để "cài cắm" vào trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Hai, là “lợi ích của ngành mình”. Tôi lấy ví dụ như ban hành quá nhiều giấy phép, đấy là lợi ích cục bộ của ngành mình.

Ba, là “mâu thuẫn lợi ích giữa các Bộ trong vấn đề quản lý”, cho nên cũng không lấy lợi ích của quốc gia làm trọng.

Theo tôi, với vai trò, trách nhiệm của mình, các đại biểu Quốc hội cần phải phát huy những điểm sau:

Thứ nhất, không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức pháp luật để ngày càng chuyên nghiệp hơn;

Thứ hai, giữ mối liên hệ mật thiết với cử tri, với cơ sở để nắm vững thực tế nhiều hơn;

Thứ ba, có bản lĩnh, dũng cảm trong việc thẩm định và thiết kế chính sách;

Thứ tư, luôn đặt lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc lên trên hết, trước hết;

Thứ năm, làm hết trách nhiệm của mình, giám sát chặt chẽ trong quy trình lập pháp, đó là: xây dựng pháp luật, thẩm định pháp luật và thẩm tra pháp luật.

Theo đúng tinh thần nêu trong Kết luận 19 cũng như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đầu nhiệm kỳ đã nêu rõ: Những vấn đề cấp bách nhưng chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa có sự đồng thuận cao thì cũng chưa làm, chỉ làm những gì mà thực sự cấp bách và những gì cấp bách nhưng đã có chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, có cơ sở chính trị, có căn cứ pháp lý khoa học rõ ràng và có sự đồng thuận cao thì chúng ta làm, còn cái gì chưa rõ thì tiếp tục để bàn cho kỹ chứ không ép, luật pháp mà ép là không được.

- Thưa ông, để những ý kiến, đề xuất của cử tri gửi đến Kỳ họp Quốc hội được tiếp thu và giải quyết một cách có hiệu quả, Quốc hội cần nâng cao hơn nữa vai trò giám sát, quyết định các vấn đề cấp bách đối với thực tiễn của đất nước cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội và trong đời sống dân sinh như thế nào?

- ĐBQH Trần Văn Khải: Theo tôi, Quốc hội tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát, coi đây là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn, tăng cường hoạt động chất vấn ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giải trình ở Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, chú trọng giám sát việc thực thi pháp luật và giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Tăng cường giám sát việc giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri. Trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng cần có những giám sát chuyên đề về kết quả cải cách hành chính của Chính phủ; trách nhiệm thực thi, đạo đức công vụ của công chức và về sự vận hành của bộ máy chính quyền ở các cấp hiện nay.

Quốc hội tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước về tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của Nhà nước; về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, quyết định chính sách về tài chính, tiền tệ quốc gia, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Kịp thời quyết định các vấn đề cấp bách đối với thực tiễn của đất nước cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội và trong đời sống dân sinh.

Xin cảm ơn ông!

Vương Trần (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng đề nghị thiết kế công cụ để bảo đảm an ninh, minh bạch hóa thị trường, chống sở hữu chéo, lợi ích nhóm

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2022, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực, có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu của một đột phá chiến lược; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tích cực rà soát, sửa đổi và đề xuất sửa đổi các quy định, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo đảm không có lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ khi xây dựng chính sách y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị không tham mưu ban hành văn bản có những sơ hở bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân; bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật.

Không để xảy ra tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, cục bộ

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần xây dựng các cơ chế, quy định để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật. Không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, cục bộ hoặc nghiêng về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu sự đồng hành với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, đề cao trách nhiệm của các cơ quan, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật.

Cảnh báo ngộ độc C.Botulinum trong thực phẩm

Nguyễn Ly |

Liên quan đến vụ việc nhiều chùm ca bệnh nhiễm chất kịch độc Clostridium botulinum (C.Botulinum), các chuyên gia lo ngại với tình hình an toàn thực phẩm hiện nay, số chùm ca bệnh ngộ độc Botulinum sẽ còn được phát hiện.

Nha Trang xác minh vụ việc xô xát tại quán hải sản

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sáng 23.5, ông Dương Quốc Việt - Phó Chủ tịch phụ trách UBND phường Vĩnh Nguyên (Nha Trang) xác nhận đang phối hợp với lực lượng công an phường mời những người liên quan đến vụ xô xát tại quán hải sản Tám Mẹo (số 40 đường Trần Phú) lên làm việc.

Sẽ thu hồi nếu dự án nhà ở xã hội công nhân Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2 vẫn chậm tiến độ

DUY TUẤN |

Dự án Khu nhà ở xã hội cho công nhân Khu công nghiệp (KCN) Hàm Kiệm II tại Bình Thuận thuộc diện chậm triển khai, sử dụng đất không đúng tiến độ và chưa cung cấp được các sản phẩm nhà ở xã hội cho người lao động, công nhân làm việc tại KCN Hàm Kiệm II.

VN-index hướng đến mục tiêu vượt ngưỡng 1.100 điểm

Gia Miêu |

VN-Index hoàn toàn có thể bật tăng để kiểm tra lại khu vực kháng cự quanh vùng 1.075-1.080 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới.

Lí do ngày càng đông khách Australia du lịch Việt Nam

Nhật Hạ (Theo SMH) |

Việt Nam đón gần 82.000 lượt khách Australia trong quý 1.2023, lượng khách tăng 14,4% so với cùng kì 2019. Điều này một phần nhờ ngày càng có nhiều chuyến bay giá rẻ.

Thủ tướng đề nghị thiết kế công cụ để bảo đảm an ninh, minh bạch hóa thị trường, chống sở hữu chéo, lợi ích nhóm

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2022, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực, có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu của một đột phá chiến lược; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tích cực rà soát, sửa đổi và đề xuất sửa đổi các quy định, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo đảm không có lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ khi xây dựng chính sách y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị không tham mưu ban hành văn bản có những sơ hở bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân; bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật.

Không để xảy ra tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, cục bộ

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần xây dựng các cơ chế, quy định để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật. Không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, cục bộ hoặc nghiêng về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu sự đồng hành với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, đề cao trách nhiệm của các cơ quan, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật.