Không bổ sung biện pháp cảnh vệ riêng đối với Thường trực Ban Bí thư

NHÓM PV |

Các chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị được quy định có cùng chế độ, biện pháp cảnh vệ là phù hợp và đã được thực hiện ổn định nên không bổ sung biện pháp cảnh vệ riêng đối với Thường trực Ban Bí thư.

Chiều 28.6, tiếp tục kỳ họp thứ 7, với đại đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Theo ông Lê Tấn Tới, nhiều ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật; một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, vì đã có đối tượng cảnh vệ là Ủy viên Bộ Chính trị.

Có ý kiến cho rằng, theo quy chế làm việc của Ban Bí thư thì Thường trực Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư; có ý kiến đề nghị bổ sung chế độ, biện pháp cảnh vệ riêng đối với Thường trực Ban Bí thư.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, khoản 1 Điều 10 của Luật Cảnh vệ quy định đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam theo hướng liệt kê các đối tượng cảnh vệ cụ thể là thống nhất với nội dung Kết luận số 35-KL/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị.

Luật Cảnh vệ hiện hành đã quy định một người hưởng nhiều chế độ cảnh vệ khác nhau thì người đó được hưởng chế độ cảnh vệ ở mức cao nhất.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát và quy định “Người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư” tại khoản 4, khoản 5 Điều 1 dự thảo Luật (khoản 3 Điều 11 và khoản 3 Điều 11a).

Về chế độ, biện pháp cảnh vệ, dự thảo Luật quy định theo nhóm đối tượng có cùng chế độ, biện pháp, phù hợp với các nhóm chức vụ, chức danh theo Kết luận số 35-KL/TW.

Theo đó, các chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị được quy định có cùng chế độ, biện pháp cảnh vệ là phù hợp và đã được thực hiện ổn định trong thời gian qua, không phát sinh vướng mắc.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định chế độ, biện pháp cảnh vệ riêng đối với đối tượng cảnh vệ này.

Về bổ sung quy định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng quy định của Luật Cảnh vệ, theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, bao gồm cả biện pháp cảnh vệ để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Do đó, dự thảo Luật bổ sung quy định Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ là phù hợp với thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an.

Do việc quyết định áp dụng các biện pháp cảnh vệ có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân nên cần phải được quy định trong luật là giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ, không giao ban hành văn bản quy định chi tiết nội dung này.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ nhu cầu bố trí lực lượng cảnh vệ tại Công an một số địa phương

CAO NGUYÊN |

Chiều 12.6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Cảnh vệ sửa đổi. Theo đó, còn có một số ý kiến đề nghị làm rõ mô hình tổ chức của lực lượng cảnh vệ cho phù hợp với thực tế; làm rõ nhu cầu bố trí lực lượng này tại Công an một số địa phương; đề nghị không làm tăng biên chế và bộ máy.

Giao Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ là cần thiết

NHÓM PV |

Đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho biết, tùy tình hình an ninh, trật tự trong từng thời điểm, trường hợp cụ thể nên giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ là phù hợp.

Tránh lạm dụng thực thi biện pháp cảnh vệ nếu không thực sự cần thiết

NHÓM PV |

Chiều 3.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Di tích quốc gia đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung - nơi ngân vang bài thơ “Cảm hoài”

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Di tích đền thờ hai cha con, danh tướng Đặng Tất, Đặng Dung ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1991. Đền thờ hai vị danh tướng, trung thần thời Hậu Trần, ở trong vùng đậm đặc Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Từ đây du khách có thể tham quan các điểm Di tích quốc gia đền Cả, đền thờ Nguyễn Văn Giai, Trần Đức Mậu ở Ích Hậu hoặc bia Sùng Chỉ và đền thờ Hà Tông Mục gần đó.

Ký ức những mùa thi

nguyễn thị bích nhàn |

Kỳ thi quan trọng đầu tiên trong đời học sinh của tôi là thi tốt nghiệp Tiểu học. Gọi là quan trọng vì được thông báo nếu không vượt qua thì chẳng thể lên lớp 6. Sau này mới biết, kỳ thi đó hình như không có học sinh nào... rớt.

TPHCM đặt mục tiêu hoàn thành 6 tuyến Metro gần 35 tỉ USD năm 2035

MINH QUÂN |

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Đến năm 2035, xây dựng hoàn thành thêm 4 tuyến metro khác, nâng tổng chiều dài mạng lưới metro lên 183 km.

Schmeichel không thể ngăn đội tuyển Đức vào tứ kết EURO 2024

NHÓM PV |

Thủ thành Kasper Schmeichel có 8 pha cứu thua nhưng tuyển Đan Mạch vẫn thất bại 0-2 trước tuyển Đức tại vòng 1/8 EURO 2024 vào rạng sáng 30.6.