NGUY CƠ “CHẾT YỂU” CÁC BỆNH VIỆN NGHÌN TỈ (Kỳ 3)

Dự án Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình: “Đắp chiếu” sau 8 năm thi công

NGUYỄN TRƯỜNG |

Dự án (DA) Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình được đầu tư xây dựng từ năm 2010, với tổng số vốn sau hai lần điều chỉnh đã lên đến gần 2.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm thi công, DA này vẫn đang xây dựng dở dang và nằm “đắp chiếu” do thiếu vốn. Điều đáng nói, trong suốt quá trình triển khai DA, chủ đầu tư đã “phớt lờ” việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

Dự án đắp chiếu, bệnh viện cũ xập xệ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, DA đầu tư xây dựng Bệnh viện (BV) Sản nhi tỉnh Ninh Bình được UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng từ tháng 12.2009, trên tổng diện tích 2,8ha thuộc địa bàn phường Phúc Thành, TP. Ninh Bình do Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư với quy mô công suất 300 giường bệnh. DA được phê duyệt đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 482 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, thời gian thực hiện từ năm 2010 - 2012. Đến ngày 10.11.2010, UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục ban Quyết định (QĐ) số 986 về việc phê duyệt lại DA đầu tư xây dựng BV Sản nhi tỉnh Ninh Bình.

Theo đó, DA được phê duyệt lại với quy mô 400 giường bệnh có tổng mức đầu tư là 800 tỉ đồng và thời gian hoàn thành trong năm 2014. Sau một thời gian thi công, đến tháng 9.2011, một lần nữa, UBND tỉnh Ninh Bình lại tiếp tục ban hành QĐ số 691 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung BV Sản nhi tỉnh Ninh Bình lên quy mô 900 giường bệnh với tổng mức đầu tư là 2.670 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, thời gian hoàn thành trong năm 2016 và DA được đưa về Ban quản lý Dự án các công trình trọng điểm tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư (nay là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Bình).

Sau một thời gian triển khai xây dựng, đến nay, DA vẫn dở dang và “đắp chiếu” vì... thiếu vốn. Trong khi chờ DA hoàn thành và đưa vào sử dụng thì BV Sản nhi tỉnh Ninh Bình cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Ông Phạm Cầm Kỳ - Giám đốc BV Sản nhi Ninh Bình - cho biết: Cơ sở vật chất của BV được tiếp quản lại từ BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình, hiện tại, BV luôn quá tải, hệ thống cơ sở hạ tầng, buồng bệnh đã xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng phục vụ người bệnh. “Năm 2017, theo kế hoạch chúng tôi kê 440 giường bệnh nhưng trên thực tế, do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao nên số giường bệnh thực kê tại bệnh viện là 769 giường” - ông Kỳ nói.

Lý giải về DA thi công chậm, ông Vũ Quang Trung - Phó Giám đốc Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Bình (đơn vị chủ đầu tư) cho biết: Sở dĩ DA thi công chậm là do tỉnh chưa bố trí được nguồn vốn. Tháng 9.2011, chúng tôi tiếp nhận lại DA này từ Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình, sau khi tiếp nhận được một thời gian ngắn thì UBND tỉnh lại có văn bản chỉ đạo về việc tạm dừng thi công và giãn hoãn một số DA để xử lý nợ đầu tư xây dựng cơ bản. Đến năm 2014 UBND tỉnh mới có văn bản cho phép lấy từ nguồn vốn khác để tiếp tục thi công DA. “Toàn DA đến nay mới được giải ngân khoảng 500 tỉ đồng, chúng tôi có muốn đẩy nhanh tiến độ thi công cũng không được, vì như vậy sẽ làm tăng nợ đọng xây dựng cơ bản. Hiện tại, UBND tỉnh đã có kế hoạch đấu giá một số khu đất để lấy kinh phí đầu tư tiếp để DA sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng” - ông Trung nói.

Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường

Ngày 26.6.2017, Đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với DA điều chỉnh, bổ sung đầu tư xây dựng BV Sản nhi Ninh Bình với lý do DA thi công nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt theo quy định.

Lý giải về việc DA chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, ông Vũ Quang Trung - Phó Giám đốc Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Bình - cho rằng: Việc DA đến nay vẫn chưa có báo cáo đánh tác động môi trường là do ban đầu DA được phê duyệt đầu tư từ 2009, do Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, sau này mới bàn giao lại cho Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Bình. “Khi bàn giao, chúng tôi cũng chủ quan không kiểm tra lại hồ sơ nên không nắm được việc DA chưa được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sau này, khi kiểm tra mới phát hiện DA chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện tại DA đang phải dừng thi công từ nhiều tháng nay vì thiếu vốn, chúng tôi cũng đã gửi hồ sơ về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lên Bộ Tài nguyên và môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định” - ông Trung nói.

Việc một BV được đầu tư xây dựng với quy mô hàng nghìn tỉ đồng nhưng lại nằm “đắp chiếu” sau gần 8 năm khởi công và việc chủ đầu tư “vượt rào” xây dựng DA khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, khiến dư luận nhân dân lo ngại và cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm trong việc “vượt rào” này.

 

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ "chết yểu" các bệnh viện nghìn tỉ

LONG NGUYỄN |

Không chủ động được vốn dẫn đến dự án “siêu” bệnh viện chậm tiến độ, đội giá. Việc đội giá khiến tình trạng thiếu vốn lại càng trầm kha… Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn “xây - chờ - xin” đẩy biết bao công trình sử dụng vốn ngân sách lâm cảnh sống dở chết dở, bỏ hoang hóa, xuống cấp, gây lãng phí, phẫn nộ trong công luận. Thế nhưng, thay vì phải giải quyết dứt điểm, thái độ thường thấy của các chủ đầu tư là… “né”. Sau đó, họ vẫn xin tiền trung ương hoặc chi tiền của địa phương để triển khai các dự án khác. 

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Ngắm nhìn những chậu lan hồ điệp trị giá vài chục triệu đồng tại Hải Phòng

Lương Hà |

Hải Phòng - Những chậu lan hồ điệp, có kích thước lớn, được sắp xếp khéo léo, có giá trị vài chục triệu đồng được người dân Hải Phòng đặc biệt chú ý và quan tâm trong dịp Tết Nguyên đán này.

Duy trì bay đêm đảm bảo nhu cầu đi lại của khách dịp Tết Nguyên đán

Minh Hạnh |

Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị có liên quan về tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông hàng không trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Quý Mão năm 2023, yêu cầu các cảng hàng không duy trì hoạt động bay đêm 24/24h theo nhu cầu vận tải của các hãng hàng không.

Nguy cơ "chết yểu" các bệnh viện nghìn tỉ

LONG NGUYỄN |

Không chủ động được vốn dẫn đến dự án “siêu” bệnh viện chậm tiến độ, đội giá. Việc đội giá khiến tình trạng thiếu vốn lại càng trầm kha… Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn “xây - chờ - xin” đẩy biết bao công trình sử dụng vốn ngân sách lâm cảnh sống dở chết dở, bỏ hoang hóa, xuống cấp, gây lãng phí, phẫn nộ trong công luận. Thế nhưng, thay vì phải giải quyết dứt điểm, thái độ thường thấy của các chủ đầu tư là… “né”. Sau đó, họ vẫn xin tiền trung ương hoặc chi tiền của địa phương để triển khai các dự án khác.