Đồng ý lập Quỹ Phòng thủ dân sự ở Trung ương và cấp tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 20.6, tiếp tục kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng thủ dân sự, trong đó lựa chọn phương án lập Quỹ phòng thủ dân sự trước khi có thảm họa, sự cố.

Theo đó, sáng 20.6, với 94,94% tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự.

Với việc thông qua luật này, Quốc hội đồng ý lập Quỹ phòng thủ dân sự. Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự.

Quỹ Phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra; Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.

Quỹ Phòng thủ dân sự hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận; quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch; hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách Nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Ảnh: Phạm Đông
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Ảnh: Phạm Đông

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, đã xây dựng 2 phương án và nêu rõ ưu, nhược điểm của từng phương án liên quan việc lập Quỹ Phòng thủ dân sự.

Phương án 1 là lập ngay quỹ để kịp thời sử dụng trong tình trạng thảm họa, sự cố. Phương án 2, chỉ lập khi có tình huống khẩn cấp và do Thủ tướng quyết định.

Kết quả, trong tổng số 373 đại biểu tham gia cho ý kiến, có 255 đại biểu tán thành phương án 1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì thế cho rằng, việc thành lập quỹ này là cần thiết.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ phòng thủ dân sự.

Về cấp độ phòng thủ dân sự, có ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ tính chất nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh so với sự cố, thảm họa ở các cấp độ và nghiên cứu quy định cho chặt chẽ.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, các biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp và trong tình trạng chiến tranh, thiết quân luật là chưa phù hợp.

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho rằng, tính chất nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh đã được quy định trong Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp, Luật Quốc phòng. Vì thế, các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.

Theo ông Tới, các biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại luật này không thay thế cho các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh mà tạo nên tổng thể các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của sự cố, thảm họa, bảo vệ nhân dân, nền kinh tế khi xảy ra thảm họa, sự cố.

"Trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, tình trạng thiết quân luật vẫn cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự theo quy định của luật này để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của sự cố, thảm họa" - ông Lê Tấn Tới nhấn mạnh.

Luật được Quốc hội thông qua quy định phòng thủ dân sự có 3 cấp độ. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1 trên địa bàn quản lý; Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 2 trên địa bàn quản lý; Thủ tướng ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 3.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hơn 68% đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án lập Quỹ phòng thủ dân sự

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 14.6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì, điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên giữa hai đợt của kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Thảm họa xảy ra mới lập quỹ phòng thủ dân sự thì "trời ơi, quá chậm"

Nhóm PV |

Nhiều Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến, việc thành lập Quỹ phòng thủ dân sự là công tác chuẩn bị cho phòng thủ dân sự từ sớm, từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa. Còn khi thiên tai, thảm họa xảy ra mới lập quỹ thì quá chậm.

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

NHÓM PV |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Đại biểu Quốc hội đề nghị phải quy định thẩm quyền, phạm vi thu hồi đất

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Lê Hữu Trí đề nghị, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thẩm quyền, mục đích phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể của việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Grab Việt Nam có vốn góp 20 tỉ đồng, lỗ luỹ kế hơn 4.000 tỉ đồng

Quang Dân |

Tính đến cuối năm 2022, vốn góp của Grab Việt Nam vỏn vẹn 20 tỉ đồng, thế nhưng do doanh nghiệp đang gánh khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 4.037 tỉ đồng, khiến vốn chủ sở hữu tại ngày 31.12.2022 âm gần 4.017 tỉ đồng.

Cận cảnh người dân treo mình trên cáp tự chế vượt lũ dữ

Nguyễn Tùng - Kiên Nguyễn |

Thái Nguyên - Mặc dù phương án xây dựng cầu tràn qua suối Ngân Luộc đã có, nhưng trong lúc chờ đợi, người dân xóm Bình Sơn (xã Cúc Đường, Võ Nhai) vẫn nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về bởi mỗi ngày đều phải làm xiếc trên sợi cáp treo tự chế vượt suối đầy may rủi.

Cất bằng đại học, chọn làm công nhân để có việc làm ngay

Lương Hà |

Sau khi tốt nghiệp đại học, để có việc làm ngay với thu nhập hàng tháng và không phụ thuộc vào bố mẹ, nhiều người trẻ lựa chọn cất bằng, xin làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Hải Dương.

Bộ LĐTBXH đề nghị giữ nguyên đề xuất giảm tuổi hưởng lương hưu

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình góp ý về tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu.

Hơn 68% đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án lập Quỹ phòng thủ dân sự

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 14.6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì, điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên giữa hai đợt của kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Thảm họa xảy ra mới lập quỹ phòng thủ dân sự thì "trời ơi, quá chậm"

Nhóm PV |

Nhiều Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến, việc thành lập Quỹ phòng thủ dân sự là công tác chuẩn bị cho phòng thủ dân sự từ sớm, từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa. Còn khi thiên tai, thảm họa xảy ra mới lập quỹ thì quá chậm.

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

NHÓM PV |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.