Địa phương xin tăng cường cán bộ pháp chế

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều địa phương đề nghị Chính phủ giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án tăng cường cán bộ pháp chế cho các địa phương.

Ngày 21.9, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì hội nghị của Chính phủ lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trên cơ sở báo cáo rà soát, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, hiệp hội liên quan, Tổ công tác đã tổng hợp, phân loại thành 24 phụ lục tương ứng với 24 nhóm lĩnh vực được yêu cầu rà soát theo Nghị quyết của Quốc hội.

Các lĩnh vực rà soát nêu trên gồm 22 lĩnh vực trọng tâm, 1 lĩnh vực pháp luật khác, và 1 lĩnh vực đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị.

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan thực hiện rà soát là 455 văn bản, gồm 61 luật, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 195 nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 199 văn bản khác do các cơ quan Trung ương ban hành.

Dự thảo báo cáo của Chính phủ gồm 3 phần: Quá trình tổ chức thực hiện; kết quả rà soát; nhiệm vụ, giải pháp, đề xuất, kiến nghị.

Phát biểu tại hội nghị, các địa phương kiến nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành trong rà soát; sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để bảo đảm chất lượng các văn bản pháp luật ban hành.

Các địa phương đề nghị Chính phủ giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án tăng cường cán bộ pháp chế cho các địa phương; tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương về xây dựng thể chế và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quan tâm đầu tư kinh phí bảo đảm những điều kiện cần thiết cho công tác xây dựng thể chế.

Các địa phương cũng phản ánh những bất cập liên quan đến đấu giá tài sản, đăng ký kinh doanh, gia hạn hoạt động của dự án đầu tư, sử dụng không gian ngầm, xây dựng nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: VGP

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục góp ý chi tiết, trực tiếp vào dự thảo báo cáo đến hết hôm nay (21.9) để Bộ Tư pháp tổng hợp, hoàn thiện, xin ý kiến thành viên Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

Tiếp tục chủ động sửa đổi, bổ sung, hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ngay trong quý IV/2023 những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và các bộ, ngành.

Đối với những nội dung liên quan đến luật, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cơ hội để Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Việc này thực hiện theo hướng những nội dung nào thuộc chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2023-2024 thì các bộ, ngành lựa chọn đưa vào, còn những nội dung chưa có thì đề xuất điều chỉnh ngay trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ nhốt cán bộ kiểm tra: Bạc Liêu huy động nhân công tháo dỡ công trình sai phép

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Liên quan đến vụ công trình sai phép, người vi phạm nhốt cán bộ kiểm tra, sáng ngày 21.9, lực lượng chức năng Phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã huy động nhân công tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm.

Bộ Nội vụ tuyển chọn cán bộ trẻ tham gia đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn lãnh đạo trẻ

Ái Vân |

Bộ Nội vụ vừa có thông báo về việc tuyển chọn cán bộ trẻ tham gia Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ các cấp của Bộ Nội vụ giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030” năm 2023 (gọi tắt là Đề án).

Chính sách về nhà ở xã hội sẽ có hiệu lực sớm khi được Quốc hội thông qua

PHẠM ĐÔNG |

Đối với chính sách về nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục kiến nghị sẽ có hiệu lực sớm, dự kiến sau 45 ngày sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.

Hà Nội nắng nóng giữa mùa thu, nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 43 độ C

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hôm nay là ngày thứ tư liên tiếp, người dân Thủ đô trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè. Nhiệt độ ghi nhận ngoài trời lúc 13h30 ngày 22.9 vượt ngưỡng 43 độ C.

Một văn bản của Hà Nội có tới 5 sai sót phải đính chính

Lam Duy |

Theo tìm hiểu của Lao Động, nhiều lỗi sai sót phải đính chính trong văn bản của UBND TP Hà Nội liên quan đến các nghị định, quyết định của Chính phủ.

Hành trình hơn 20 năm gắn bó với trẻ em đặc biệt

PHONG LINH |

Tâm huyết với trẻ khuyết tật, cô Lê Hoàng Ngọc Khánh (giáo viên trường dạy trẻ Khuyết tật Cần Thơ) đã giúp nhiều em nhỏ vượt rào cản của bản thân để hòa nhập cộng đồng.

Khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Báo Lao Động khu vực Bắc Trung Bộ tại Quảng Bình

Thơ Tuấn |

Sáng 22.9, tại thành phố Đồng Hới, Báo Lao Động long trọng tổ chức lễ khánh thành trụ sở Văn phòng Đại diện khu vực Bắc Trung Bộ cơ sở 2 tại Quảng Bình.

11 bệnh nhân trong vụ cháy chung cư mini điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai xuất viện

Hà Lê |

Ngày 22.9, 11 người trong số 27 bệnh nhân vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) được ra viện. Các bệnh nhân ra viện sau gần 10 ngày theo dõi, điều trị.

Vụ nhốt cán bộ kiểm tra: Bạc Liêu huy động nhân công tháo dỡ công trình sai phép

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Liên quan đến vụ công trình sai phép, người vi phạm nhốt cán bộ kiểm tra, sáng ngày 21.9, lực lượng chức năng Phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã huy động nhân công tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm.

Bộ Nội vụ tuyển chọn cán bộ trẻ tham gia đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn lãnh đạo trẻ

Ái Vân |

Bộ Nội vụ vừa có thông báo về việc tuyển chọn cán bộ trẻ tham gia Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ các cấp của Bộ Nội vụ giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030” năm 2023 (gọi tắt là Đề án).

Chính sách về nhà ở xã hội sẽ có hiệu lực sớm khi được Quốc hội thông qua

PHẠM ĐÔNG |

Đối với chính sách về nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục kiến nghị sẽ có hiệu lực sớm, dự kiến sau 45 ngày sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.