Đề xuất tính lại tỉ lệ hưởng lương hưu cho lao động về hưu sớm

LƯƠNG HẠNH |

Tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa nên tính dựa trên tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tương ứng của người lao động, theo đề xuất mới đây của 13 hiệp hội doanh nghiệp.

Tại văn bản góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới đây, 13 hiệp hội ngành, nghề trong cả nước đã đề xuất tính lại tỉ lệ hưởng lương hưu cho lao động về hưu sớm.

Theo các hiệp hội, thực tế, có rất nhiều người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sớm, đến 50 - 55 tuổi sức khỏe đã giảm sút, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công việc, thậm chí rất khó tìm được việc làm, và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã đủ 20 năm. Như vậy, cả về thời gian và số tiền đóng cho bảo hiểm xã hội là đã đủ lớn.

Nếu chờ đợi đến đủ tuổi nghỉ hưu thì sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo chi tiêu cuộc sống. Việc để người lao động lớn tuổi về hưu sớm cũng để trao cơ hội việc làm cho lao động trẻ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Theo các hiệp hội, đối tượng có số thời gian đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng hưu 75%, mỗi năm không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị trừ 2% là không hợp lý. Lý do là việc trừ này không đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, tỉ lệ trừ 2% là quá cao. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm xã hội đang cố gắng khuyến khích, động viên người lao động ở lại với Quỹ bảo hiểm xã hội.

Do đó, tỉ lệ này cần xem xét, đặc biệt có cơ chế thưởng cho những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu làm tăng tỉ lệ rút bảo hiểm xã hội 1 lần, giảm số người hưởng bảo hiểm xã hội 75%.

Các hiệp hội đề xuất trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu sớm (tối đa 5 tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu) theo quy định, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm thì được quyền về hưu, mỗi năm về hưu sớm sẽ bị trừ đi 1 tháng lương, hoặc cao nhất bị trừ không quá 1% tương ứng với 1 năm như Luật Bảo hiểm xã hội 2006.

Trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu sớm và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm đối với nữ, và 32 năm đối với nam sẽ được về hưu ngay và hưởng hưu tối đa là 75%.

Về cách tính tỉ lệ hưởng lương hưu, các hiệp hội cho rằng, cách tính trợ cấp 1 lần cho những năm vượt quá thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội 75% đang được tính bằng “mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội”, cũng như cách tính tỉ lệ nghỉ lương hưu của những người tham gia đóng bảo hiểm xã hội vượt quá số năm quy định, để được hưởng mức bảo hiểm xã hội 75% là không hợp lý.

Do đó, các hiệp hội đề xuất tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa nên tính dựa trên tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tương ứng, không nên áp mức trần 75%.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Không có lương hưu, tuổi già bất lực vì cạn tiền chữa bệnh

Minh Hà - Hoàng xuyến |

Nhiều người bệnh tại xóm chạy thận Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phải sống chung hàng chục năm với bệnh tật. Không có lương hưu, cuộc sống của họ trở nên khốn khó vì không còn sức lao động, hàng tháng phải gánh trên vai khoản tiền lớn chi cho thuốc men, tiền trọ, sinh hoạt.

55 tuổi nghỉ hưu sớm bị trừ lương hưu trong trường hợp nào

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi 55 tuổi, là nam, làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tham gia bảo hiểm xã hội 35 năm xin nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ % lương hưu không?

Cải cách tiền lương, lương hưu được tính thế nào

Minh Hương |

Bạn đọc Quốc Tuấn hỏi: Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ không còn lương cơ sở, vậy lương hưu của người nghỉ hưu sẽ được tính thế nào?

Không còn lương cơ sở, cách tính lương hưu có thay đổi không

Phương Minh |

Nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 1.7.2024 như dự kiến thì công thức tính lương hưu có thể sẽ không thay đổi.

Quy định mức hưởng lương hưu của lao động nữ nghỉ hưu năm 2024

Quế Chi |

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bằng tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Có thực tế nhiều vật tư y tế chất lượng kém vẫn trúng thầu

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, rất nhiều hàng vật tư y tế chất lượng không tốt vẫn vượt qua "khe cửa hẹp" để trúng thầu với giá rẻ, có những hãng sẵn sàng in sửa lại catalog để đáp ứng yêu cầu đưa vào danh sách đấu thầu.

Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra vụ rác thải biển ô nhiễm môi trường ở Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương chỉ đạo kiểm tra tình trạng người dân làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm rồi vứt bỏ toàn bộ dàn lưới mùng và rác thải nhựa xuống biển.

Nhu cầu các thị trường dệt may đều giảm

Quý An |

9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 29,7 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may nước ta, sau đó là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Không có lương hưu, tuổi già bất lực vì cạn tiền chữa bệnh

Minh Hà - Hoàng xuyến |

Nhiều người bệnh tại xóm chạy thận Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phải sống chung hàng chục năm với bệnh tật. Không có lương hưu, cuộc sống của họ trở nên khốn khó vì không còn sức lao động, hàng tháng phải gánh trên vai khoản tiền lớn chi cho thuốc men, tiền trọ, sinh hoạt.

55 tuổi nghỉ hưu sớm bị trừ lương hưu trong trường hợp nào

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi 55 tuổi, là nam, làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tham gia bảo hiểm xã hội 35 năm xin nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ % lương hưu không?

Cải cách tiền lương, lương hưu được tính thế nào

Minh Hương |

Bạn đọc Quốc Tuấn hỏi: Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ không còn lương cơ sở, vậy lương hưu của người nghỉ hưu sẽ được tính thế nào?

Không còn lương cơ sở, cách tính lương hưu có thay đổi không

Phương Minh |

Nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 1.7.2024 như dự kiến thì công thức tính lương hưu có thể sẽ không thay đổi.

Quy định mức hưởng lương hưu của lao động nữ nghỉ hưu năm 2024

Quế Chi |

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bằng tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.