Đề xuất tài xế công nghệ tham gia BHXH bắt buộc

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy,  Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh, đề xuất đưa đối tượng tài xế công nghệ - cũng như nhóm lao động trên nền tảng công nghệ - thuộc nhóm đối tượng bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.

Tài xế xe công nghệ, giao hàng công nghệ tăng mạnh về số lượng

Sáng 23.11, góp ý về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh (Đoàn TPHCM) góp ý vào quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Đại biểu thống nhất bổ sung trường hợp được xác định là người lao động nhưng hai bên không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác. Tuy nhiên để thực hiện được quy định, đề nghị cần tính toán kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy đề xuất đưa đối tượng tài xế công nghệ hoặc nhóm lao động trên nền tảng công nghệ thuộc nhóm đối tượng bổ sung tham gia BHXH bắt buộc.

Theo đại biểu, hiện nay nền kinh tế việc làm tự do đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tài xế xe công nghệ và giao hàng công nghệ là lực lượng lao động quan trọng trong lĩnh vực này và không ngừng tăng về số lượng.

Đại biểu Diệu Thúy dẫn chứng theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, nhóm đối tượng này về bản chất tồn tại quan hệ lao động. Bởi lẽ tài xế xe công nghệ có thỏa thuận làm việc cho doanh nghiệp vận tải xe công nghệ, có trả lương. Trong đó, hai bên lựa chọn hình thức thanh toán tiền lương căn cứ vào kết quả công việc và có sự điều hành giám sát qua thông qua app do doanh nghiệp quản lý.

Về rút BHXH một lần, đại biểu đồng tình lựa chọn phương án 1 (quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau) vì nhiều lý do.

Theo đại biểu, người lao động cho rằng đây là quyền tài sản, là quyền lợi gắn liền với quá trình lao động, cống hiến và tích lũy của cá nhân. Vì vậy, người lao động phải được quyền quyết định đối với tài sản của họ.

"Bất cứ điều chỉnh nào đối với chính sách này tại thời điểm hiện tại đều sẽ gây tâm lý hoang mang và người lao động chưa sẵn sàng để đón nhận", đại biểu kiến nghị.

Theo đại biểu, thực tiễn đã cho thấy phản ứng quyết liệt của người lao động khu vực phía Nam đối với Điều 60 Luật BHXH năm 2014 khi Quốc hội khóa 13 thông qua, vì vậy ngay sau đó phải sửa đổi điều luật này.

Đại biểu cho biết, qua tiếp xúc cử tri, hầu hết công nhân tại TPHCM và các tỉnh phía Nam đều đề nghị Quốc hội lựa chọn phương án 1.

Và theo đại biểu Trần Thị Diệu Thúy, đây cũng là phương án tương đối hài hòa, đảm bảo quyền được rút một lần đối với người đang tham gia đóng quỹ BHXH có thể đảm bảo ổn định quan hệ lao động khi luật có hiệu lực thi hành.

Theo đại biểu Diệu Thúy, có thể sẽ có một làn sóng nghỉ việc, xin rút BHXH một lần ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua luật này nhưng nhóm lao động mới tham gia sau năm 2025 sẽ duy trì sự tham gia của mình đến cuối dòng đời lao động.

"Thực tiễn cho thấy không một chính sách nào làm hài lòng được tất cả các đối tượng có liên quan" - đại biểu Trần Thị Diệu Thúy nói và cho rằng nếu muốn hạ năm đóng tối thiểu xuống 15 năm như dự thảo luật thì đồng thời cần phải chấm dứt quy định rút BHXH một lần trong tương lai.

Đại biểu Trần Thị Hiền phát biểu. Ảnh: VPQH
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hiền phát biểu. Ảnh: VPQH

Đề xuất người lao động được nhận tiền công nếu không quay lại BHXH

Về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đại biểu Trần Thị Hiền (Đoàn Hà Nam) bày tỏ tán thành với dự án luật trình Quốc hội lần này khi tiếp tục có những quy định về để mở rộng đối tượng tham gia; trong đó có nhóm người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ một tháng trở lên thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

“Tuy nhiên quá trình triển khai trên thực tế cần có những điều chỉnh và có thể cân nhắc để bảo đảm tính tương thích, khả thi khi quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Cụ thể, đối với nhiều dự án, công trình cụ thể ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, nơi có ít nhà máy, công ty…, ít có điều kiện để người lao động có thể làm việc dài hạn. Khi triển khai, người sử dụng lao động phải huy động lao động nông nhàn theo mùa vụ và theo quy định phải đóng BHXH cho họ”, đại biểu Trần Thị Hiền cho biết.

Theo đại biểu, việc tham gia cũng trên cơ sở ở mức lương không cao do chủ yếu làm các công việc đơn giản, hoạt động chân tay từ 3 đến 6 tháng. Khi dự án, công trình kết thúc, người lao động lại quay trở về với công việc đồng áng thường ngày và gần như rất ít có cơ hội quay lại tiếp tục tham gia thị trường lao động để có thể đóng BHXH, kể cả là tham gia bảo hiểm tự nguyện.

Do đó, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần cân nhắc để có thể phân loại và quy định thêm một số điều kiện để cho phép một số trường hợp cụ thể nên trao quyền cho người lao động được lựa chọn việc nhận tiền công bao gồm cả phần BHXH để thu nhập được tốt hơn thay vì phải đóng BHXH bắt buộc.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Cần đánh giá tác động khi mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Cường Ngô - Trần Vương |

Đồng ý mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tuy nhiên, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đánh giá tác động đến các chi phí phát sinh, đồng thời cần có chế tài xử phạt nghiêm minh để tránh tình trạng chậm và trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.

Giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, sẽ có thêm gần 800.000 người được hưởng

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), khi giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi sẽ có thêm khoảng gần 800.000 người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế.

Bị tai nạn 16 năm nhưng không làm hồ sơ, BHXH không có cơ sở để giải quyết

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Một người bị tai nạn lao động 16 năm nhưng không được hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ); giám đốc nơi người lao động làm việc không khai báo TNLĐ với đơn vị cấp trên và các cơ quan có liên quan vì sợ ảnh hưởng đến thi đua của đơn vị.

Doanh nghiệp xăng dầu nợ thuế nghìn tỉ, Tổng cục Thuế nói gì?

Nhóm PV |

Liên quan việc nhiều doanh nghiệp bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những vi phạm trong vấn đề nợ thuế xăng dầu, chiều 19.1, tại họp báo thường kỳ quý IV/2023 của Bộ Tài chính, lãnh đạo một số đơn vị của Bộ cho biết, có khoảng 10 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn đang nợ thuế, trong đó nhiều doanh nghiệp nợ thuế tới cả nghìn tỉ đồng.

Hà Nội sẽ có màn trình diễn máy bay không người lái lớn nhất Đông Nam Á dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, Chánh Văn phòng UBND thành phố Trương Việt Dũng cho biết, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hà Nội sẽ có màn trình diễn máy bay không người lái lớn nhất Đông Nam Á.

Ấn định ngày xét xử người mẫu Ngọc Trinh trước Tết Nguyên đán 2024

Anh Tú |

TPHCM - TAND TPHCM đã lên kế hoạch xét xử bị cáo Trần Thị Ngọc Trinh (35 tuổi, người mẫu, diễn viên, quê Trà Vinh) và Trần Xuân Đông (37 tuổi, ngụ Quận 7, TPHCM) về tội "Gây rối trật tự công cộng". Riêng bị can Trần Xuân Đông bị thêm tội 'Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức'. Dự kiến phiên xét xử vào ngày 2.2.2024.

Báo Hàn tiết lộ diễn biến mới về việc ông Park Hang-seo đến CLB Bắc Ninh

Thanh Vũ |

Truyền thông Hàn Quốc cho biết huấn luyện viên Park Hang-seo vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc đảm nhiệm vai trò cố vấn ở câu lạc bộ Bắc Ninh.

Cần đánh giá tác động khi mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Cường Ngô - Trần Vương |

Đồng ý mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tuy nhiên, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đánh giá tác động đến các chi phí phát sinh, đồng thời cần có chế tài xử phạt nghiêm minh để tránh tình trạng chậm và trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.

Giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, sẽ có thêm gần 800.000 người được hưởng

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), khi giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi sẽ có thêm khoảng gần 800.000 người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế.