Đề xuất mở rộng tương trợ tư pháp trong tịch thu tài sản do phạm tội mà có

PHẠM ĐÔNG |

Dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự dự kiến mở rộng tương trợ tư pháp trong việc phong tỏa tài khoản, kê biên, thu giữ, tịch thu và xử lý tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội.

Chiều 15.4, tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng trình bày tờ trình đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đang điều chỉnh cả 4 lĩnh vực, một số điều luật thuộc phần quy định chung khi áp dụng cho hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn đến trên thực tế một số cơ quan có thẩm quyền và cán bộ thực thi pháp luật chưa phân định rõ sự khác nhau giữa các lĩnh vực, từ đó gây khó khăn, vướng mắc trong phối hợp triển khai, thi hành.

Vì những lý do nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng việc tách Luật Tương trợ tư pháp thành 4 luật độc lập điều chỉnh từng lĩnh vực và ban hành Luật Tương trợ tư pháp về hình sự là phù hợp và cần thiết.

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh, cơ quan soạn thảo kiến nghị đề xuất mở rộng phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự theo hướng bổ sung những nội dung mới tương trợ.

Điển hình như cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu được có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng/VPQH
Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng/VPQH

Đặc biệt, dự luật dự kiến mở rộng tương trợ tư pháp trong việc phong tỏa tài khoản, kê biên, thu giữ, tịch thu và xử lý tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội.

Theo cơ quan soạn thảo, phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự quy định tại luật hiện hành còn hạn chế, chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong cùng lĩnh vực; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Đáng chú ý, luật chưa có các quy định về những nội dung nêu trên, trong khi đây là những hoạt động tương trợ tư pháp đã quy định trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương trong lĩnh vực tư pháp về hình sự mà Việt Nam ký kết, tham gia, phát sinh thực tiễn.

Ngoài ra, dự luật dự kiến quy định xử lý trường hợp nước ngoài đề nghị Nhà nước Việt Nam đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình hoặc áp dụng nhưng không thi hành đối với yêu cầu tương trợ của Việt Nam liên quan đến tội phạm có khung hình phạt tử hình…

Thực tế hiện nay, một số yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng trong nước gửi đi nước ngoài, hoặc yêu cầu chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài gửi đến Việt Nam liên quan đến tội phạm có thể áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Trong trường hợp này, các nước không áp dụng hình phạt tử hình thường yêu cầu Việt Nam phải đưa ra cam kết không áp dụng án tử hình, hoặc áp dụng nhưng không thi hành án tử hình là điều kiện để thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp.

Đây là vấn đề phức tạp nhưng khá phổ biến trong thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, cũng như việc đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Tuy nhiên, luật chưa có quy định nào đề cập đến vấn đề này.

Do chưa có quy định cụ thể, thống nhất về trình tự, thủ tục thực hiện cam kết không áp dụng án tử hình trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự nên các yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam gửi ra nước ngoài có liên quan đến yêu cầu cam kết thường gặp khó khăn.

Về dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành luật, ông Nguyễn Quang Dũng cho biết là từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có); nguồn nhân lực hiện có tại các cơ quan trung ương đến địa phương thực hiện công tác tương trợ tư pháp về hình sự.

Đặc biệt, việc triển khai thi hành luật không đòi hỏi phải hình thành thêm bộ máy.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù mới cho Đà Nẵng và Nghệ An

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ đề xuất Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng bao gồm 30 chính sách tập trung giải quyết các điểm nghẽn; còn Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An có 17 chính sách cụ thể.

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến 18 nội dung

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Từ vụ 140 tỉ đồng của mẹ Phan Quốc Việt, xét việc tịch thu tài sản tội phạm

Lê Thanh Phong |

Để làm rõ số tiền hơn 140 tỉ đồng trong 52 sổ tiết kiệm của mẹ bị cáo Phan Quốc Việt, hội đồng xét xử triệu tập bà Tr - mẹ bị cáo này - nhưng một người tại phiên tòa thông báo, sáng 5.1, bà Tr mới có mặt do nhận được giấy triệu tập muộn.

Kết luận thanh tra tại Bộ GDĐT chỉ ra dấu hiệu “lợi ích nhóm” trong in ấn sách bài tập

Lam Duy |

Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện 9 kết luận thanh tra của cơ quan này, trong đó có kết luận thanh tra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra dấu hiệu “lợi ích nhóm” trong in ấn, phát hành sách bài tập.

Những người làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trở lại chiến trường xưa

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Chiều 16.4, hơn 100 lão thành cách mạng - những người năm xưa đã trực tiếp tham gia vào Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đã trở lại chiến trường Điện Biên thắp hương, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang A1.

Nữ giám đốc vẽ dự án ảo, lừa đảo hơn 800 tỉ đồng đã trốn khỏi bệnh viện tâm thần

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 16.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM (Phòng Cảnh sát Kinh tế) vừa ra thông báo truy tìm đối tượng Trần Thị Mỹ Hiền (sinh năm 1963, ngụ đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Trinh, Quận 1). Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án ảo, chuyển nhượng với 589 cá nhân để lừa đảo hơn 828,5 tỉ đồng.

Đề xuất TPHCM chi ngân sách 110 tỉ đồng tham gia chạy thử Metro số 1

MINH QUÂN |

TPHCM – Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) đề xuất cấp ngân sách khoảng 110 tỉ đồng để tham gia công tác vận hành thử tuyến Metro số 1.

TPHCM lần đầu bắn pháo hoa đồng loạt tại 10 điểm dọc sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM – Ngày 16.4, UBND TPHCM thống nhất tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm dọc sông Sài Gòn và 6 điểm ở các quận, huyện mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù mới cho Đà Nẵng và Nghệ An

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ đề xuất Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng bao gồm 30 chính sách tập trung giải quyết các điểm nghẽn; còn Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An có 17 chính sách cụ thể.

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến 18 nội dung

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Từ vụ 140 tỉ đồng của mẹ Phan Quốc Việt, xét việc tịch thu tài sản tội phạm

Lê Thanh Phong |

Để làm rõ số tiền hơn 140 tỉ đồng trong 52 sổ tiết kiệm của mẹ bị cáo Phan Quốc Việt, hội đồng xét xử triệu tập bà Tr - mẹ bị cáo này - nhưng một người tại phiên tòa thông báo, sáng 5.1, bà Tr mới có mặt do nhận được giấy triệu tập muộn.