Đặt mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đảm bảo an ninh nguồn nước hiệu quả

Nguyễn Hà |

Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2050 nâng chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh nguồn nước hiệu quả trên thế giới.

Nước tài nguyên đặc biệt của quốc gia

Quan điểm là nước tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là thành phần cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên, liên quan đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quy hoạch tài nguyên nước phải mang tính chiến lược, đảm bảo tầm nhìn dài hạn, định hướng tổng thể, điều hòa, phân phối tài nguyên nước đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, hài hòa với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng.

Tài nguyên nước phải được quản lý, sử dụng, phát triển bền vững, tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông, liên vùng, liên tỉnh và được tiếp cận theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mọi nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với chức năng và khả năng đáp ứng của nguồn nước, nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, hợp lý, đa mục tiêu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái thủy sinh, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.

Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 điều hòa, phân phối tài nguyên nước công bằng, hợp lý giữa các ngành, địa phương, các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

Đến năm 2025, 100% lưu vực sông lớn, quan trọng có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; đảm bảo nguồn nước góp phần nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt của dân cư đô thị đạt 95% - 100% và 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các đảo.

Ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước

Quy hoạch đặt mục tiêu bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa tình trạng gia tăng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, phấn đấu đến năm 2030 thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đạt từ 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% tại các đô thị từ loại V trở lên.

Cải thiện, phục hồi các nguồn nước quan trọng bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, ưu tiên các đoạn sông chảy qua khu vực dân cư tập trung, các nguồn nước có vai trò quan trọng cho cấp nước sinh hoạt, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xã hội hóa, đặc biệt là trên dòng chính sông Hồng, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn và sông Ba.

Đồng thời, hoàn thành việc khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Chủ động về nguồn nước trong mọi tình huống

Phấn đấu đến năm 2050 nâng chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh nguồn nước hiệu quả trên thế giới. Hướng tới chủ động về nguồn nước trong mọi tình huống, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quyết định nêu rõ quy hoạch tài nguyên nước định hướng quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra trên phạm vi toàn quốc, theo các vùng phát triển kinh tế - xã hội, theo các lưu vực sông.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhiều nhà máy trong khu công nghiệp ở Đắk Nông gây ô nhiễm môi trường

Phan Tuấn |

Khoảng 2 năm trở lại đây, một số doanh nghiệp, nhà máy trong khu công nghiệp Tâm Thắng, ở huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) liên tục xả khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của nhiều người dân địa phương.

Du lịch biển đảo đối diện ô nhiễm môi trường, thiếu sản phẩm

THUỲ TRANG |

Việc khai thác du lịch biển hiện nay tại các tỉnh thành chỉ dừng ở ven bờ, các hoạt động bổ trợ chưa nhiều. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, môi trường biển đang bị suy thoái… đang là những thách thức của du lịch biển đảo Việt Nam.

Việt Nam đề xuất 3 biện pháp tại hội nghị thượng đỉnh về tài nguyên nước

Thanh Hà |

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23.4.2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về nước.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nhiều nhà máy trong khu công nghiệp ở Đắk Nông gây ô nhiễm môi trường

Phan Tuấn |

Khoảng 2 năm trở lại đây, một số doanh nghiệp, nhà máy trong khu công nghiệp Tâm Thắng, ở huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) liên tục xả khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của nhiều người dân địa phương.

Du lịch biển đảo đối diện ô nhiễm môi trường, thiếu sản phẩm

THUỲ TRANG |

Việc khai thác du lịch biển hiện nay tại các tỉnh thành chỉ dừng ở ven bờ, các hoạt động bổ trợ chưa nhiều. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, môi trường biển đang bị suy thoái… đang là những thách thức của du lịch biển đảo Việt Nam.

Việt Nam đề xuất 3 biện pháp tại hội nghị thượng đỉnh về tài nguyên nước

Thanh Hà |

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23.4.2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về nước.