Đánh giá kỹ tác động, tổng thể về chính sách học phí mầm non, phổ thông

Vương Trần |

Trong 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, mức học phí được giữ nguyên đã tạo áp lực rất lớn đối với nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của ngành giáo dục. “Bài toán” cho chính sách học phí là vừa phải nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống giáo viên, vừa phù hợp với khả năng chi trả của người dân, không làm mất đi cơ hội học tập của học sinh.

Cần đồng bộ giữa chính sách thu và chính sách hỗ trợ

Ngày 13.5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết, tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cùng các bộ, ngành liên quan, chiều 10.5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nêu rõ thực hiện chính sách học phí đối với bậc học mầm non, giáo dục phổ thông công lập phải được đánh giá kỹ tác động, giải "bài toán" tổng thể về các nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế; nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) với vai trò chủ đạo của Nhà nước.

Phó Thủ tướng cho rằng, tăng học phí mầm non, giáo dục phổ thông công lập là vấn đề có tác động xã hội rất lớn, vì vậy, phải được tính toán, triển khai một cách căn cơ, bài bản, tổng thể, trên tinh thần nhân văn, không làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ GDĐT cần đánh giá kỹ tác động để có chính sách học phí bảo đảm phù hợp với khả năng đóng góp, chi trả của người dân; đồng thời, phải có các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng khó khăn, yếu thế để bảo đảm phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu về giáo dục của Đảng, Nhà nước.

Theo đó, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không giảm, nhưng không cào bằng, dàn trải. Với việc thúc đẩy tự chủ, xã hội hoá ở những địa bàn thuận lợi, ngân sách nhà nước tập trung cho học sinh thuộc diện chính sách, khó khăn, yếu thế.

Không được thay đổi mục tiêu phổ cập giáo dục

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu "không làm thay đổi mục tiêu thực hiện phổ cập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở" và nguyên tắc: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản cho 100% học sinh mầm non, giáo dục phổ thông. Đây là chủ trương hết sức nhân văn, thể hiện tính ưu việt của chế độ.

Do đó, Bộ GDĐT cần tính toán nguồn ngân sách dành cho giáo dục từ các chương trình mục tiêu quốc gia (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…); ngân sách tiết kiệm được khi thực hiện tự chủ đối với những cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở địa bàn có điều kiện thuận lợi trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí. Từ đó, có phương án cụ thể về nguồn ngân sách nhà nước cấp bù phần học phí tăng thêm của mầm non, giáo dục phổ thông công lập cho các nhóm đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế.

Từ thực tế, hầu hết học sinh thuộc diện khó khăn, yếu thế đang sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần dành nguồn lực để bảo đảm chế độ, chính sách, thu nhập cho đội ngũ giáo viên tại các khu vực này ngang bằng với mức trung bình cả nước, theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí như các trường mầm non, giáo dục công lập thực hiện tự chủ.

Ngoài ra, đối với học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng, cần sửa đổi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP để có lộ trình thích hợp, sớm áp dụng chính sách học phí theo hướng tính đúng, tính đủ để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp.

Nghiên cứu, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp (học bổng, miễn, giảm học phí, bố trí kinh phí dành cho giáo dục đại học, nghề nghiệp từ các chương trình mục tiêu quốc gia), tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên… để không làm giảm cơ hội vào đại học, nhất là đại học chất lượng cao đối với các đối tượng chính sách, học sinh nghèo học giỏi, người yếu thế và dễ bị tổn thương.

Các bộ, ngành, địa phương có cơ chế "đặt hàng" cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực;…

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Học phí đại học năm 2023 tăng cao

Vân trang |

Học phí của các trường đại học năm 2023 bắt đầu tăng. Có những ngành ở một số trường, học phí lên tới gần 100 triệu đồng/năm.

Thí sinh chờ trường công bố học phí, trường đợi Bộ GDĐT hướng dẫn

Trang Hà |

Hiện thí sinh không dễ tìm thấy thông tin học phí rõ ràng, đầy đủ từ nhiều trường đại học. Một trong những nguyên nhân chính là cơ sở đào tạo đang chờ đợi hướng dẫn mới từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cẩn trọng với thông tin học phí của các trường đại học

Vân Trang |

Học phí đại học là một trong nhưng yếu tố quan trọng trong quá trình cân nhắc chọn ngành, chọn trường. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý khi tìm hiểu về thông tin học phí của các trường đại học.

Tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia có tính thời sự, đi vào các điểm nóng

PHẠM ĐÔNG |

Trong số 157 tác phẩm vào chung khảo, hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được: 9 Giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải Khuyến khích để trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVII năm 2022.

Thu phí cao hơn giá đấu thầu, Kon Tum hoàn lại tiền xét nghiệm COVID-19

THANH TUẤN |

Ngày 16.6, ông Võ Văn Thanh – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, hiện các đơn vị y tế trên địa bàn đang thông báo, triển khai thực hiện việc trả tiền chênh lệch thu phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tại thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Khai quật thanh kiếm 3.000 năm tuổi còn mới nguyên ở Đức

Anh Vũ |

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một thanh kiếm có chuôi hình bát giác quý hiếm trong một ngôi mộ từ thời đại đồ đồng ở Đức.

Giám đốc một Công ty bảo hiểm tại Ninh Bình bị khởi tố, bắt giam

DIỆU ANH |

Ngày 16.6, Công an thành phố Ninh Bình cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Lê Văn Hồng, sinh năm 1958, (trú tại khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) về tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”.

Chủ tịch Cần Thơ chỉ đạo chấn chỉnh vụ đào đường sau phản ánh của Báo Lao Động

PHONG LINH |

Cần Thơ - UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về việc khẩn trương chấn chỉnh thi công các tuyến đường trong nội ô thành phố sau phản ánh của Báo Lao Động.

Học phí đại học năm 2023 tăng cao

Vân trang |

Học phí của các trường đại học năm 2023 bắt đầu tăng. Có những ngành ở một số trường, học phí lên tới gần 100 triệu đồng/năm.

Thí sinh chờ trường công bố học phí, trường đợi Bộ GDĐT hướng dẫn

Trang Hà |

Hiện thí sinh không dễ tìm thấy thông tin học phí rõ ràng, đầy đủ từ nhiều trường đại học. Một trong những nguyên nhân chính là cơ sở đào tạo đang chờ đợi hướng dẫn mới từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cẩn trọng với thông tin học phí của các trường đại học

Vân Trang |

Học phí đại học là một trong nhưng yếu tố quan trọng trong quá trình cân nhắc chọn ngành, chọn trường. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý khi tìm hiểu về thông tin học phí của các trường đại học.