Cử tri muốn thu nhập giáo viên vào nhóm cao nhất khi cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Cử tri Hà Nội mong muốn giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế liên quan đến văn hóa ứng xử trong giáo viên, phụ huynh và học sinh, bạo lực học đường và nâng cao thu nhập cho giáo viên các cấp vào nhóm cao nhất để đội ngũ này yên tâm công tác.

Sáng 9.12, các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại hội nghị, cử tri các quận đã được nghe các đại biểu Quốc hội báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6 vừa qua.

Kiến nghị cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cử tri Ngô Thị Vân Anh (quận Hai Bà Trưng) mong muốn, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục - đào tạo, sách giáo khoa và chất lượng nội dung sách giáo khoa, chất lượng đề thi; xây dựng văn hóa học đường…

Bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế liên quan đến văn hóa ứng xử trong giáo viên, phụ huynh và học sinh, bạo lực học đường…

Còn cử tri Nguyễn Văn Thư (quận Đống Đa) đề nghị, trong thực hiện cải cách toàn diện hệ thống tiền lương sắp tới, cần nâng cao thu nhập cho giáo viên các cấp vào nhóm cao nhất để đội ngũ này yên tâm công tác.

Tiếp đó, cử tri cũng cho biết thời gian qua, có một số bộ phim nước ngoài được chiếu trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội có những hình ảnh ảnh hưởng đến an ninh văn hóa, an ninh chủ quyền quốc gia.

Cử tri Nguyễn Vy Yên (quận Ba Đình) đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần kiểm duyệt kỹ lưỡng và nâng cao trách nhiệm các cá nhân, tổ chức trong việc thẩm định và cấp phép, không để những tin tức, hình ảnh xấu độc thẩm lậu qua môi trường văn hóa.

Đồng thời, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chỉ đạo các nhà trường quan tâm hơn đến vấn đề này.

Đánh giá cao phiên chất vấn tại kỳ họp, cử tri mong muốn lời hứa của các thành viên Chính phủ cùng các giải pháp sẽ được triển khai thực hiện hiệu quả.

Cử tri, nhân dân các quận cũng rất đồng tình, hoan nghênh việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn, công khai kịp thời kết quả lấy phiếu tín nhiệm để cử tri, nhân dân cả nước cùng tham gia giám sát.

Đối với công tác xây dựng pháp luật, đa số ý kiến cử tri các quận mong chờ Quốc hội ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân, các chuyên gia và những người tâm huyết với Thủ đô để khắc phục các tồn tại, hạn chế, thể chế hóa đầy đủ các chính sách nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm.

Bên cạnh đó, cử tri Nguyễn Văn Tập (quận Hai Bà Trưng) đồng tình với việc Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, thể hiện sự cẩn trọng, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

Cử tri mong muốn Chính phủ dành một phần nguồn ngân sách hỗ trợ thị trường bất động sản để cải tạo những khu tập thể đã xuống cấp lâu năm, đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp...

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Duyệt tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ảnh: Tiến Thành
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Duyệt tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ảnh: Tiến Thành

Tại hội nghị, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Duyệt - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trung tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi đến các cơ quan giải quyết theo thẩm quyền.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.7.2024, Quốc hội quyết nghị bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Dùng hơn 19.000 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội quyết nghị thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Đồng bộ các văn bản để triển khai cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Nghị quyết yêu cầu nghiên cứu xây dựng Đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XVI; xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản để triển khai có hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, thị trường chứng khoán khởi sắc

Gia Miêu |

Triển vọng vĩ mô khởi sắc hơn khi lạm phát, lãi suất, câu chuyện tỷ giá hạ nhiệt. Nhiều số liệu “chốt sổ” cuối năm có thể là động lực hỗ trợ cho diễn biến giá cổ phiếu cũng như thị trường chứng khoán.

Thái Hòa, Hồng Ánh và câu chuyện về những nghệ sĩ không danh hiệu

Bình An |

Những tranh cãi bất tận vẫn đang diễn ra sau khi có danh sách 119 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND lần thứ 10.

NSƯT Quang Tèo lên tiếng trước tranh cãi về số phiếu bầu không đủ đạt NSND

Anh Trang |

Thông tin NSƯT Quang Tèo trượt danh hiệu NSND vì thiếu 1 phiếu bầu được cho là không đúng.

Hiện trạng tuyến đường 1.200 tỉ đồng ở Long Biên sau 5 năm thi công

HỮU CHÁNH |

Mặt bằng giao chậm khiến tuyến đường dài 1,5km, tổng vốn 1.200 tỉ đồng ở quận Long Biên (Hà Nội) sau 5 năm thi công vẫn chưa xong, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Những đối thủ của ông Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2024

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố có kế hoạch tranh cử một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bầu cử tổng thống Nga 2024.

Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.7.2024, Quốc hội quyết nghị bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Dùng hơn 19.000 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội quyết nghị thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Đồng bộ các văn bản để triển khai cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Nghị quyết yêu cầu nghiên cứu xây dựng Đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XVI; xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản để triển khai có hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.